USD/JPY tiếp tục tăng, tiềm năng chạm mốc 156.00. USD/JPY duy trì đà tăng trong phiên thứ tư liên tiếp, giao dịch quanh mức 155.80 vào giờ Châu Á ngày thứ Năm.
JPY suy yếu đã giúp Nhật Bản thoát khỏi tình trạng giảm phát, nhưng cũng có thể khiến lạm phát khó kiểm soát, hiện tại đang có nhiều dấu hiệu cho thấy lạm phát của Nhật Bản tăng vọt.
Dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản giảm 14 tỷ USD trong tháng 4, chủ yếu do giá trị của các khoản nắm giữ chứng khoán nước ngoài giảm, không phải do can thiệp vào thị trường.
Kết thúc phiên ngày thứ Tư, giá vàng tiếp tục giảm nhẹ, USD/JPY tiếp đà tăng vượt qua mức kháng cự 154.65 trong khi EUR/USD giảm nhẹ và có nguy cơ phá vỡ mức hỗ trợ quan trọng tại 1.0750.
Khi JPY chạm mức đáy mới, các nhà đầu tư lo sợ một kịch bản gần như không thể tưởng tượng khi toàn khu vực đang bận rộn thúc đẩy tỷ giá hối đoái giảm. Đó là cuộc cạnh tranh phá giá sẽ kéo theo một cuộc chiến tiền tệ mới ở châu Á
Thứ Năm (ngày 9 tháng 5), số liệu tăng lương từ Nhật Bản là tâm điểm chú ý ban đầu phiên giao dịch, sau đó là phát ngôn của BoJ. Bình luận của chính phủ Nhật Bản và BoJ về đồng Yên cũng cần được cân nhắc trong bối cảnh rủi ro can thiệp gia tăng. Cuối phiên giao dịch thứ Năm, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ và bình luận từ Fed sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
Đối với nhóm các nhà đầu tư cá nhân chịu ảnh hưởng của Nhật Bản trên thị trường tiền tệ, những biện pháp can thiệp nhằm hỗ trợ JPY gần đây là cơ hội lý tưởng để tích trữ USD
USD/JPY tăng phiên thứ ba liên tiếp, dao động quanh mức 155.10. Kỳ vọng lãi suất cao hơn của Mỹ trong thời gian dài tiếp tục hỗ trợ đồng USD và đẩy cặp tiền tăng giá. Tuy nhiên, những nước cờ tiếp theo của chính quyền Nhật Bản nhằm ngăn chặn đà suy yếu của đồng Yên Nhật có thể hạn chế đà tăng của cặp tiền này trong ngắn hạn.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda cho biết ông đã nói với Thủ tướng Fumio Kishida rằng, ông đang theo dõi cẩn thận tác động của JPY lên giá cả, một dấu hiệu có thể cho thấy sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các quan chức khi đồng tiền này tiếp tục suy yếu.
Chỉ số Hang Seng đã kết thúc chuỗi 10 ngày tăng điểm, trong khi Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) giữ quan điểm thận trọng đồng thời giảm bớt giọng điệu hawkish, đã thúc đẩy nhu cầu mua cổ phiếu của các công ty được niêm yết trên ASX 200. Vào thứ Tư (ngày 8 tháng 5), thị trường châu Á có thể sẽ phụ thuộc vào các bài phát biểu của quan chức Fed đêm qua. Số liệu đầu tư cổ phiếu Nhật Bản của người nước ngoài và thu nhập doanh nghiệp cũng cần được xem xét.
Đồng yên suy yếu khi Mỹ lưu ý rằng Nhật Bản cần thận trọng trong việc can thiệp, khiến đồng tiền này sẽ tiếp tục phải đối mặt với áp lực do chênh lệch lợi suất lớn giữa Mỹ và Nhật Bản.