Tổng thống Trump tự tin 100% vào thỏa thuận thương mại với châu Âu

Tổng thống Trump tự tin 100% vào thỏa thuận thương mại với châu Âu

Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

13:21 18/04/2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra lạc quan trong cuộc gặp Thủ tướng Italy Giorgia Meloni tại Nhà Trắng, dù quan hệ thương mại Mỹ – EU vẫn căng thẳng.

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Italy Giorgia Meloni tại Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định Mỹ sẽ “chắc chắn 100%” đạt được một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU). Đây là một tuyên bố mang tính tích cực hiếm hoi của ông Trump về quan hệ với châu Âu.

“Chắc chắn sẽ có một thỏa thuận thương mại,” ông Trump nói. “Họ rất muốn có thỏa thuận, và tôi tin là chúng ta sẽ đạt được. Đó sẽ là một thỏa thuận công bằng.”

Phát biểu của ông Trump cho thấy sự thay đổi thái độ, bởi trước đó ông và các cố vấn thường xuyên chỉ trích EU, gọi khối này là “yếu kém” và “lợi dụng” Mỹ.

Thủ tướng Meloni – người có mối quan hệ cá nhân tốt với ông Trump – đến Mỹ nhằm giúp hạ nhiệt căng thẳng thương mại sau khi chính quyền Trump tuyên bố áp thuế lên nhiều đối tác, trong đó có EU.

“Tôi tin chắc chúng ta có thể đạt được thỏa thuận, và tôi đến đây để hỗ trợ,” bà Meloni nói, đồng thời kêu gọi Brussels nên đàm phán thay vì đối đầu.

Bà cũng tiết lộ rằng ông Trump đã đồng ý đến thăm Italy, và bà sẽ cố gắng sắp xếp để ông gặp thêm các lãnh đạo châu Âu.

“Điều tôi muốn là làm cho phương Tây mạnh mẽ trở lại – và tôi tin rằng chúng ta có thể cùng nhau làm được điều đó,” bà phát biểu, nhấn mạnh sự đồng thuận giữa hai bên trong việc phản đối những tư tưởng cấp tiến kiểu “thức tỉnh” (woke ideology).

Ông Trump khen ngợi bà Meloni là “tài năng lớn” và là “một trong những lãnh đạo thực sự của thế giới”.

Tuy nhiên, ông Trump vẫn từ chối làm việc với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen – người mà bà Meloni đã gặp gỡ và trao đổi trước chuyến đi.

Hiện tại, Mỹ và EU đang đàm phán về việc dỡ bỏ các mức thuế mà ông Trump đã áp – bao gồm thuế 25% với thép, nhôm và ô tô; và 10% với các mặt hàng khác.

Nếu các cuộc đàm phán thất bại, Mỹ dọa sẽ tái áp thuế 20% lên hàng nhập khẩu từ EU trong vòng 90 ngày.

Các nhà đàm phán châu Âu phàn nàn rằng họ vẫn chưa rõ Mỹ muốn gì, và hy vọng Thủ tướng Italy có thể làm rõ điều này. Một cựu đại sứ Italy tại NATO nhận xét: “Meloni đang nói chuyện trực tiếp với người ra quyết định – điều mà các nhà đàm phán EU không làm được.”

Ông cũng cho rằng Trump phản ứng tốt hơn nếu đối thoại dựa trên lợi ích quốc gia thay vì những khái niệm chung như “tình đoàn kết xuyên Đại Tây Dương”.

Trước cuộc gặp, các quan chức Mỹ cho biết Trump sẽ đề cập đến vấn đề chi tiêu quốc phòng của Italy và thuế dịch vụ số - chính sách mà Mỹ cho là gây bất lợi cho các công ty công nghệ Mỹ.

Một quan chức cấp cao nói: “Tổng thống Trump muốn các đối tác thương mại nghiêm túc, có qua có lại và tạo cơ hội cho hàng hóa Mỹ tiếp cận thị trường thế giới.”

Dù vậy, ông Trump vẫn tự hào về chính sách áp thuế của mình: “Chúng tôi đang thu về hàng tỷ đô từ thuế quan,” ông nói.

Với Italy, Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai, nên việc bị áp thuế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế. “Chúng tôi đang ở thời điểm khó khăn,” bà Meloni nói. “Nhưng như mọi khi, chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức.”

Tại Nhà Trắng, bà Meloni cho biết Italy sẽ mua thêm khí hóa lỏng (LNG) từ Mỹ, các doanh nghiệp Italy dự kiến đầu tư 10 tỷ euro vào nền kinh tế Mỹ, và chính phủ Italy sẽ sớm hoàn tất cam kết chi 2% GDP cho quốc phòng theo chuẩn NATO.

Về phần mình, ông Trump không đưa ra điều kiện cụ thể nào để dỡ bỏ thuế quan, nhưng ông nhấn mạnh không hài lòng với cách châu Âu xử lý vấn đề nhập cư: “Họ cần phải hành động thông minh hơn.”

Một số chuyên gia nhận định Mỹ có thể sẽ gây sức ép buộc châu Âu phải giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. “Nếu EU đạt thỏa thuận với Mỹ, họ sẽ buộc phải giảm gắn kết với Trung Quốc. Không thể đứng giữa.”

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đang tìm cách xích lại gần EU để đối phó với sức ép từ Washington. Nhưng bà Meloni vẫn giữ quan điểm cứng rắn với Trung Quốc – năm 2023, bà đã chính thức rút Italy khỏi sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Dù một số nước EU không hài lòng với việc Italy tự ý đàm phán với ông Trump, Brussels vẫn ủng hộ chuyến đi này. “Chúng tôi biết bà ấy có mối quan hệ với Trump – điều đó có thể hữu ích,” một nhà ngoại giao EU cho biết.

Thượng nghị sĩ Lucio Malan – thành viên đảng cánh hữu Anh em Italy của bà Meloni – nhận định: “Lẽ ra bà ấy có thể chọn ở nhà và nói rằng ‘đây là chuyện của EU’. Nhưng bà ấy đã chọn cách khác – đối thoại trực tiếp.”

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hàng hoá nông nghiệp có phải là nơi trú ẩn cuối cùng trong thời kỳ bất ổn?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Hàng hoá nông nghiệp có phải là nơi trú ẩn cuối cùng trong thời kỳ bất ổn?

Đây là thời điểm khó khăn để nắm giữ các loại tài sản truyền thống. Cổ phiếu biến động mạnh, lợi suất trái phiếu thì dao động thất thường, giá vàng đang gặp hiện tượng quá mua. Vậy hàng hoá (không phải vàng) có phải là nơi trú ẩn an toàn? Là một công cụ phòng ngừa rủi ro? Hay là kênh đa dạng hóa?
Tại sao cổ phiếu và trái phiếu lại di chuyển cùng chiều trong những ngày qua?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tại sao cổ phiếu và trái phiếu lại di chuyển cùng chiều trong những ngày qua?

Trong sáu phiên giao dịch gần đây, giá cổ phiếu và giá trái phiếu đều tăng. Chỉ số S&P 500 tăng khoảng 9%, lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 25 điểm cơ bản. Trên danh nghĩa, đây là tin tốt với một danh mục đầu tư đa dạng điển hình: cả hai phần tài sản đều sinh lời. Nhưng đồng thời điều này cũng có phần đáng ngại.
Cố vấn kinh tế của Trump thất bại trong việc trấn an giới đầu tư trái phiếu giữa làn sóng lo ngại về thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cố vấn kinh tế của Trump thất bại trong việc trấn an giới đầu tư trái phiếu giữa làn sóng lo ngại về thuế quan

Stephen Miran, cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump, gặp gỡ các nhà đầu tư lớn để trấn an về các chính sách thuế quan, nhưng gặp khó khăn trong việc thuyết phục họ. Các nhà đầu tư bày tỏ sự thất vọng, cho rằng các quan điểm của ông về thuế quan và thị trường thiếu logic và không đủ thuyết phục. Dù vậy, Miran vẫn kiên trì bảo vệ các chính sách của chính quyền, đặc biệt là tác động của thuế quan đối với đối tác thương mại của Mỹ.
Hedge fund quay lưng với cổ phiếu Mỹ giữa cơn bão chính sách
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Hedge fund quay lưng với cổ phiếu Mỹ giữa cơn bão chính sách

Nhiều quỹ đầu cơ đang tăng cường đặt cược vào việc bán khống cổ phiếu Mỹ, bất chấp đà phục hồi gần đây của thị trường. Nguyên nhân là môi trường chính sách bất ổn và lo ngại tăng trưởng kinh tế suy yếu chưa được phản ánh đầy đủ vào giá. Trong khi đó, các khoản đầu tư vào châu Âu, Nhật Bản và thị trường mới nổi đang thu hút sự quan tâm nhiều hơn.
“Bức thư tình” của Kevin Warsh: Liệu có phải là lời khẳng định cho một bước ngoặt lịch sử tại Fed?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

“Bức thư tình” của Kevin Warsh: Liệu có phải là lời khẳng định cho một bước ngoặt lịch sử tại Fed?

Kevin Warsh, cựu Thống đốc Fed, chỉ trích mạnh mẽ các quyết sách của ngân hàng trung ương và gọi bài phát biểu là "bức thư tình" gửi đến Fed. Ông kêu gọi một Fed độc lập, tập trung vào kiểm soát lạm phát và hạn chế mở rộng phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, liệu ông có thể thay đổi thực tế nếu trở lại Fed vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Tác động đa chiều và hệ lụy toàn cầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Tác động đa chiều và hệ lụy toàn cầu

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây ra những tác động sâu rộng đến cả hai nền kinh tế và thị trường toàn cầu. Trong khi Mỹ đối mặt với nguy cơ suy thoái và chi phí tiêu dùng tăng cao, Trung Quốc cũng phải điều chỉnh chiến lược kinh tế để thích ứng với tình hình mới. Sự leo thang căng thẳng này không chỉ ảnh hưởng đến hai quốc gia mà còn làm rung chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và tạo ra những bất ổn kinh tế trên diện rộng.
Lằn ranh giàu nghèo trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lằn ranh giàu nghèo trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Cuộc chiến thương mại với Mỹ đang thúc đẩy đổi mới ở tầng lớp tinh hoa Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực xe điện và AI. Tuy nhiên, người lao động phổ thông lại đối mặt với mất việc và thu nhập bấp bênh do xuất khẩu suy giảm và thị trường lao động dư thừa. Chính phủ nhiều khả năng sẽ không tung ra gói kích thích lớn, khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu sắc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ