Thị trường Trái phiếu Mỹ đang phát đi "báo động đỏ"

Thị trường Trái phiếu Mỹ đang phát đi "báo động đỏ"

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

14:35 22/05/2025

Nhu cầu yếu trong phiên đấu thầu trái phiếu Mỹ kỳ hạn 20 năm nhấn mạnh mối quan tâm về nợ và thâm hụt tăng ở Mỹ.

Đây là buổi đấu thầu trái phiếu trả lãi định kỳ đầu tiên của chính phủ kể từ khi Moody’s Ratings tước bỏ xếp hạng AAA cao nhất của Mỹ. Buổi đấu thầu được coi là dưới mức trung bình ở ít nhất hai thước đo quan trọng, khối lượng đặt thầu nhận, và lợi suất cao hơn mà nhà đầu tư yêu cầu so với mức giá trái phiếu đang giao dịch trên thị trường "khi phát hành" trước đợt chào bán.

Các nhà chiến lược lãi suất tại BMO Capital Markets mô tả buổi đấu thầu là “ảm đạm”. Đó là một cách nói giảm nói tránh bởi vì buổi đấu thầu kém đã đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc các kỳ hạn tăng vọt. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm — chuẩn mực toàn cầu giúp xác định chi phí vay cho chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng — đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 2, cao hơn mức hồi đầu tháng 4 buộc Tổng thống Donald Trump phải đảo ngược và làm dịu kế hoạch áp thuế khắc nghiệt của mình. Thị trường “có vẻ hơi đi chệch hướng một chút,” Trump nói với các phóng viên vào thời điểm đó khi được hỏi tại sao ông lại rút lui.

Giống như hồi đó, không chỉ thị trường trái phiếu “hơi bồn chồn.” Chỉ số S&P 500 giảm xuống mức thấp nhất trong ngày sau buổi đấu thầu trái phiếu, giảm mạnh tới 1.51%. đồng bạc xanh cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực, với Chỉ số Bloomberg Dollar Spot đo lường giá trị đồng tiền này so với các đồng tiền chính khác trên thế giới, giảm tới 0.57%.

Không giống như tháng 4, sự hỗn loạn gần đây không phải là về thuế quan mà là tình hình tài khóa xấu đi của Mỹ khi các nhà lập pháp tại Quốc hội tranh cãi về một dự luật ngân sách sẽ giữ thâm hụt ở mức gần kỷ lục lịch sử trong nhiều năm tới và làm tăng gánh nặng nợ vốn đã lớn của đất nước. Như đồng nghiệp Justin Fox của Bloomberg Opinion đã chỉ ra, nếu dự luật thuế và chi tiêu hiện đang được Hạ viện do Đảng Cộng hòa soạn thảo được ban hành ít nhiều như nguyên trạng, thì thâm hụt sau mười năm nữa sẽ, theo ước tính mới nhất từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội, ở mức khoảng 6.8% tổng sản phẩm quốc nội. Điều này đáng chú ý bởi thâm hụt liên bang hiện đã là 6.4% GDP, mà Fox lưu ý là chưa từng có tiền lệ ngoại trừ thời chiến hoặc trong các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khác.

Theo nghĩa đó, thật dễ hiểu tại sao nhà đầu tư trái phiếu lại yêu cầu lãi suất cao hơn để cho chính phủ Mỹ vay tiền. Các nhà lập pháp Hạ viện và Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát chỉ nói suông về ý định muốn kiềm chế nợ và thâm hụt — một diễn biến đáng sợ đối với người cho vay. “Những tuyên bố về sự liêm chính tài khóa của Đảng Cộng hòa giờ đã biến mất,” Steven Blitz, Chuyên gia Kinh tế trưởng Mỹ tại TS Lombard, viết trong một ghi chú nghiên cứu ngày 21 tháng 5. “Sự mất cân bằng cơ bản giữa chi tiêu và doanh thu vẫn còn tồn tại vì Mỹ từ chối áp thuế đủ để chi trả cho những gì đã hứa và/hoặc từ chối phá bỏ những lời hứa đã đưa ra.” Thật vậy, Blitz gợi ý rằng nếu đủ người mua rút lui khỏi các buổi đấu thầu, Bộ Tài chính có thể buộc phải điều chỉnh quy định để cho phép các ngân hàng nắm giữ nhiều trái phiếu kho bạc hơn và/hoặc Cục Dự trữ Liên bang sẽ phải can thiệp và mua nợ chính phủ Mỹ thông qua nới lỏng định lượng (QE).

Cựu Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin còn đi xa hơn, nói rằng ông lo ngại hơn về thâm hụt ngân sách ngày càng tăng của đất nước so với mất cân bằng thương mại. “Tôi rất lo ngại,” Mnuchin, người đứng đầu Bộ Tài chính trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, cho biết trong một buổi thảo luận nhóm tại Diễn đàn Kinh tế Qatar vào thứ Tư. “Thâm hụt ngân sách là mối lo ngại lớn hơn đối với tôi so với thâm hụt thương mại. Vì vậy, tôi đứng về phía hy vọng chúng ta thực sự có thêm các đợt cắt giảm chi tiêu — điều gì đó rất quan trọng.”

Bất kỳ đợt cắt giảm chi tiêu nào trong dự luật này cũng sẽ không đủ để bù đắp cho các đợt cắt giảm thuế được đề xuất. Và điều đó có nghĩa là nợ sẽ tăng thêm. Theo tình hình hiện tại, nợ liên bang do công chúng nắm giữ đã được dự báo sẽ tăng từ khoảng 100% GDP trong năm nay lên 117% vào năm 2034. Dự luật của Hạ viện sẽ đẩy tỷ lệ này lên 125%. “Các chính quyền và Quốc hội Mỹ kế tiếp đã thất bại trong việc thống nhất các biện pháp để đảo ngược xu hướng thâm hụt tài khóa hàng năm lớn và chi phí lãi vay ngày càng tăng,” Moody’s cho biết: “Chúng tôi không tin rằng những đợt cắt giảm đáng kể trong nhiều năm đối với chi tiêu bắt buộc và thâm hụt sẽ đạt được từ các đề xuất tài khóa hiện đang được xem xét.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lưới an toàn yếu dần: Căng thẳng tín dụng âm ỉ trong hệ thống ngân hàng Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lưới an toàn yếu dần: Căng thẳng tín dụng âm ỉ trong hệ thống ngân hàng Mỹ

Giá trị các khoản vay được điều chỉnh tại các ngân hàng Mỹ đã tăng gấp bốn lần trong hai năm, cho thấy áp lực tài chính đang tích tụ bên dưới bề mặt. Dù tỷ lệ nợ quá hạn mới có dấu hiệu chậm lại, phần lớn cải thiện này chỉ đến từ việc điều chỉnh lại điều khoản cho vay. Trong khi đó, quỹ dự phòng của nhiều tổ chức đang mỏng đi đáng kể, làm dấy lên lo ngại về khả năng chống chịu trước những cú sốc kinh tế sắp tới.
Những hệ lụy đáng sợ từ cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 20 năm

Những hệ lụy đáng sợ từ cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 20 năm

Hôm qua chúng ta đã nói về kết quả đáng thất vọng của cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc 20 năm trị giá 15 tỷ đô la – tạo ra một trong những sự kiện đáng chú ý nhất năm 2025 và ngay lập tức gợi ra sự so sánh với cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Nhật Bản 20 năm thảm khốc của chính Nhật Bản vào đầu năm nay, gây ra một đợt bán tháo dữ dội đối với cả trái phiếu và cổ phiếu.
Câu chuyện cổ phiếu Mỹ: Không còn “ngon ăn” như trước?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Câu chuyện cổ phiếu Mỹ: Không còn “ngon ăn” như trước?

Từng được xem là thiên đường đầu tư với sức mạnh từ Big Tech và đồng USD vững chắc, thị trường Mỹ giờ đây đang khiến nhiều nhà đầu tư phải đặt dấu hỏi. Khi cổ phiếu châu Âu bứt phá mạnh mẽ và đồng bạc xanh suy yếu, niềm tin vào “chủ nghĩa đặc biệt” của Mỹ bắt đầu lung lay. Phải chăng thời kỳ hoàng kim của Phố Wall đang dần khép lại?
BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ