Phân tích yếu tố chu kỳ tháng 8 - Đồng Kiwi đối diện rủi ro, GBP/USD suy yếu

Phân tích yếu tố chu kỳ tháng 8 - Đồng Kiwi đối diện rủi ro, GBP/USD suy yếu

Linh Đặng

Linh Đặng

Investment Analyst

22:45 04/08/2020

Giống như tháng Năm, đầu tháng Tám thường rộ lên những đồn đoán liệu yếu tố chu kỳ sẽ quay trở lại và khiến thị trường trầm lắng suốt cả tháng hay không. Báo cáo dưới đây sẽ phân tích các mẫu hình mùa vụ (seasonal patterns) trên các cặp G10 FX.

YẾU TỐ CHU KỲ CŨNG CHO THẤY GBP/USD SUY YẾU TRONG THÁNG TÁM

GBP/USD thường không có xu hướng tích cực trong tháng tám, với việc cặp tiền giảm 4 lần trong 5 năm qua (trung bình giảm 1%). Do đó, trong bối cảnh cặp tiền vừa phục hồi lên vùng 1.31-1.32, Bảng Anh đối diện nguy cơ điều chỉnh xuống thấp hơn, đặc biệt là khi dữ liệu Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) vẫn chưa cho thấy niềm tin vào sự hồi phục này, do các nhà đầu cơ đã tiếp tục bearish khi Bảng Anh tăng giá.

Phân tích mùa vụ FX

NZD/USD THƯỜNG SẼ SUY YẾU TRONG THÁNG TÁM (GIẢM 9 LẦN TRONG 11 NĂM)

Một quan sát đáng chú ý trong các xu hướng theo mùa vụ trong tháng tám là NZD/USD thường sẽ là cặp tiền yếu, khi đã đã giảm 9 lần trong 11 năm qua. Tính trung bình, cặp tiền đã giảm 1.8% trong tháng Tám, kể từ năm 2009, thậm chí trong 5 năm qua cặp tiền còn giảm tới 2.58%. Các nhà đầu tư có xu hướng sở hữu các đồng tiền trú ẩn nhiều hơn so với các đồng tiền mang tính chu kỳ. Từ năm 2009, Yên Nhật và Franc Thụy Sĩ nhìn chung vượt trội hơn so với các đồng tiền còn lại. Theo đó, điều này nhấn mạnh rằng trong một tháng biến động thông thường do tâm lý lo ngại rủi ro, các nhà đầu tư có xu hướng phòng thủ hơn.

NZD/JPY ĐỐI DIỆN RỦI RO TỪ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG NEW ZEALAND (RBNZ)

Theo phân tích mùa vụ, NZD/JPY có vẻ nhạy cảm nhất với các vấn đề tiêu cực. Bên cạnh đó, với những rủi ro của RBNZ đang tìm cách nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa và có thể can thiệp sức mạnh hiện nay của đồng NZD, NZD/JPY rất có khả năng một lần nữa diễn biến theo mẫu hình mùa vụ.

Đồ thị NZD/JPY khung daily

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hàng hoá nông nghiệp có phải là nơi trú ẩn cuối cùng trong thời kỳ bất ổn?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Hàng hoá nông nghiệp có phải là nơi trú ẩn cuối cùng trong thời kỳ bất ổn?

Đây là thời điểm khó khăn để nắm giữ các loại tài sản truyền thống. Cổ phiếu biến động mạnh, lợi suất trái phiếu thì dao động thất thường, giá vàng đang gặp hiện tượng quá mua. Vậy hàng hoá (không phải vàng) có phải là nơi trú ẩn an toàn? Là một công cụ phòng ngừa rủi ro? Hay là kênh đa dạng hóa?
Tại sao cổ phiếu và trái phiếu lại di chuyển cùng chiều trong những ngày qua?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tại sao cổ phiếu và trái phiếu lại di chuyển cùng chiều trong những ngày qua?

Trong sáu phiên giao dịch gần đây, giá cổ phiếu và giá trái phiếu đều tăng. Chỉ số S&P 500 tăng khoảng 9%, lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 25 điểm cơ bản. Trên danh nghĩa, đây là tin tốt với một danh mục đầu tư đa dạng điển hình: cả hai phần tài sản đều sinh lời. Nhưng đồng thời điều này cũng có phần đáng ngại.
Cố vấn kinh tế của Trump thất bại trong việc trấn an giới đầu tư trái phiếu giữa làn sóng lo ngại về thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cố vấn kinh tế của Trump thất bại trong việc trấn an giới đầu tư trái phiếu giữa làn sóng lo ngại về thuế quan

Stephen Miran, cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump, gặp gỡ các nhà đầu tư lớn để trấn an về các chính sách thuế quan, nhưng gặp khó khăn trong việc thuyết phục họ. Các nhà đầu tư bày tỏ sự thất vọng, cho rằng các quan điểm của ông về thuế quan và thị trường thiếu logic và không đủ thuyết phục. Dù vậy, Miran vẫn kiên trì bảo vệ các chính sách của chính quyền, đặc biệt là tác động của thuế quan đối với đối tác thương mại của Mỹ.
Hedge fund quay lưng với cổ phiếu Mỹ giữa cơn bão chính sách
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Hedge fund quay lưng với cổ phiếu Mỹ giữa cơn bão chính sách

Nhiều quỹ đầu cơ đang tăng cường đặt cược vào việc bán khống cổ phiếu Mỹ, bất chấp đà phục hồi gần đây của thị trường. Nguyên nhân là môi trường chính sách bất ổn và lo ngại tăng trưởng kinh tế suy yếu chưa được phản ánh đầy đủ vào giá. Trong khi đó, các khoản đầu tư vào châu Âu, Nhật Bản và thị trường mới nổi đang thu hút sự quan tâm nhiều hơn.
“Bức thư tình” của Kevin Warsh: Liệu có phải là lời khẳng định cho một bước ngoặt lịch sử tại Fed?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

“Bức thư tình” của Kevin Warsh: Liệu có phải là lời khẳng định cho một bước ngoặt lịch sử tại Fed?

Kevin Warsh, cựu Thống đốc Fed, chỉ trích mạnh mẽ các quyết sách của ngân hàng trung ương và gọi bài phát biểu là "bức thư tình" gửi đến Fed. Ông kêu gọi một Fed độc lập, tập trung vào kiểm soát lạm phát và hạn chế mở rộng phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, liệu ông có thể thay đổi thực tế nếu trở lại Fed vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Tác động đa chiều và hệ lụy toàn cầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Tác động đa chiều và hệ lụy toàn cầu

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây ra những tác động sâu rộng đến cả hai nền kinh tế và thị trường toàn cầu. Trong khi Mỹ đối mặt với nguy cơ suy thoái và chi phí tiêu dùng tăng cao, Trung Quốc cũng phải điều chỉnh chiến lược kinh tế để thích ứng với tình hình mới. Sự leo thang căng thẳng này không chỉ ảnh hưởng đến hai quốc gia mà còn làm rung chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và tạo ra những bất ổn kinh tế trên diện rộng.
Lằn ranh giàu nghèo trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lằn ranh giàu nghèo trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Cuộc chiến thương mại với Mỹ đang thúc đẩy đổi mới ở tầng lớp tinh hoa Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực xe điện và AI. Tuy nhiên, người lao động phổ thông lại đối mặt với mất việc và thu nhập bấp bênh do xuất khẩu suy giảm và thị trường lao động dư thừa. Chính phủ nhiều khả năng sẽ không tung ra gói kích thích lớn, khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu sắc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ