Nếu Nhật Bản thất thế trên bàn đàm phán thương mại, liệu quốc gia nào có thể?

Nếu Nhật Bản thất thế trên bàn đàm phán thương mại, liệu quốc gia nào có thể?

Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

14:14 16/04/2025

Một phái đoàn quan chức cấp cao Nhật Bản đang trên đường đến Washington cho vòng đàm phán thương mại sống còn với Mỹ – một cuộc đối thoại không chỉ mang ý nghĩa chiến lược đối với Tokyo mà còn là thước đo cho phần còn lại của thế giới.

Là đồng minh an ninh chủ chốt của Mỹ và quốc gia có quan hệ kinh tế sâu rộng với nền kinh tế lớn nhất thế giới, Nhật Bản đang đóng vai trò “chim hoàng yến trong mỏ than” – thuật ngữ mô tả vị trí tiên phong trong việc đối mặt với các chính sách thuế quan ngày càng khó đoán của Washington. Nếu Tokyo thất bại trong việc đạt được một thỏa thuận có lợi, cơ hội dành cho các nền kinh tế khác – bao gồm Anh, Úc, Hàn Quốc và Ấn Độ – cũng sẽ trở nên mờ mịt.

Người dẫn dắt phái đoàn là ông Ryosei Akazawa, Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế và đồng minh thân cận của Thủ tướng Shigeru Ishiba. Ông khẳng định mục tiêu của Tokyo là một thỏa thuận “đôi bên cùng có lợi”, củng cố lợi ích song phương thay vì những nhượng bộ đơn phương từng khiến Nhật Bản tổn thương trong lịch sử thương mại với Mỹ.

Tuy nhiên, bầu không khí đàm phán đang nóng lên từng giờ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent, người dẫn đầu phái đoàn Washington, đã ám chỉ rằng nội dung trao đổi sẽ không dừng lại ở các loại thuế nhập khẩu, mà còn bao gồm “rào cản phi thuế quan, chính sách tiền tệ và trợ cấp nhà nước” – một danh sách phản ánh tổng hợp các bất bình mà chính quyền Trump tích tụ bấy lâu.

Từ “hình mẫu bảo hộ” của thập niên 1980, Nhật Bản ngày nay là một trong những quốc gia ủng hộ mạnh mẽ tự do thương mại. Tokyo từng đóng vai trò then chốt trong việc cứu vãn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi Mỹ rút lui nhiệm kỳ đầu của ông Trump, và tiếp tục dẫn dắt Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) bao phủ phần lớn châu Á.

Tuy nhiên, giới chức Nhật Bản vẫn đang đối mặt với những luận điểm thiếu căn cứ từ phía Washington. Từ cáo buộc rằng Tokyo đánh thuế 700% đối với gạo nhập khẩu – con số bị các bộ trưởng Nhật phản bác là “phi lý” – đến lời chỉ trích về việc xe Mỹ không bán được tại Nhật, những lập luận của ông Trump gợi nhớ các cuộc tranh luận cũ kĩ từ thời Chiến tranh Lạnh.

Thực tế là, các hãng xe Mỹ gần như không nỗ lực tiếp cận thị trường Nhật Bản: họ không điều chỉnh thiết kế vô lăng cho phù hợp với hệ thống giao thông tay trái, thậm chí không quảng cáo trên truyền hình – điều mà các thương hiệu châu Âu vẫn thực hiện thường xuyên. Cựu Thủ tướng Shinzo Abe từng kể lại trong hồi ký rằng khi Tổng thống Obama phàn nàn không thấy chiếc xe Mỹ nào trên đường phố Tokyo, ông đã phải giải thích rằng chẳng có rào cản thuế quan nào – chỉ là các hãng Mỹ không... thèm bán.

Thâm hụt thương mại Mỹ - Nhật: Ô tô chiếm tỷ trọng áp đảo

Tuy nhiên, với Trump, lý lẽ hiếm khi có trọng lượng. Nhưng hy vọng vẫn le lói khi phía Nhật làm việc với một nhân vật thấu hiểu tình hình – ông Bessent không chỉ là một nhà đầu tư từng đặt cược thành công vào Abenomics mà còn là người ngưỡng mộ sâu sắc cố Thủ tướng Abe. “Ông ấy đã chứng minh rằng một quốc gia có thể đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu mà không đánh mất đồng minh,” Bessent viết năm 2022.

Không ít cơ hội đồng thuận cũng đang mở ra. Một đồng yen mạnh – hệ quả của đồng USD suy yếu – sẽ giúp Nhật Bản giảm áp lực lạm phát. Là quốc gia nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới, Tokyo cũng sẵn sàng mua khí đốt từ dự án trị giá 44 tỷ USD tại Alaska. Ngoài ra, Nhật cũng có thể thực hiện một số “nhượng bộ tượng trưng” như điều chỉnh tiêu chuẩn an toàn xe hơi – dù không mấy ảnh hưởng đến thị phần nội địa – hay nhập khẩu thêm gạo Mỹ để hạ nhiệt giá lương thực.

Với Thủ tướng Ishiba, người gần đây phải đối mặt với bê bối tài chính nội bộ, căng thẳng thương mại lại vô tình trở thành “cơ hội chính trị vàng” để đánh lạc hướng dư luận và nới lỏng chính sách tài khóa trước thềm bầu cử thượng viện mùa hè này.

Dù nắm giữ lượng trái phiếu Kho bạc Mỹ lớn nhất thế giới, Tokyo được cho là sẽ không bao giờ mạo hiểm sử dụng đòn bẩy đó như một vũ khí ngoại giao, bất chấp tin đồn gần đây cho rằng chính sự thận trọng của họ đã khiến lợi suất trái phiếu Mỹ không tăng thêm, buộc Trump phải chùn bước.

Thế nhưng, nếu ngay cả Nhật Bản – đồng minh trung thành và dày dạn kinh nghiệm – cũng không thể đạt được thỏa thuận tích cực, thì thông điệp gửi đến phần còn lại của thế giới là rất rõ ràng: đã đến lúc các quốc gia cân nhắc chiến lược “đối đầu” thay vì “nhượng bộ”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hàng hoá nông nghiệp có phải là nơi trú ẩn cuối cùng trong thời kỳ bất ổn?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Hàng hoá nông nghiệp có phải là nơi trú ẩn cuối cùng trong thời kỳ bất ổn?

Đây là thời điểm khó khăn để nắm giữ các loại tài sản truyền thống. Cổ phiếu biến động mạnh, lợi suất trái phiếu thì dao động thất thường, giá vàng đang gặp hiện tượng quá mua. Vậy hàng hoá (không phải vàng) có phải là nơi trú ẩn an toàn? Là một công cụ phòng ngừa rủi ro? Hay là kênh đa dạng hóa?
Tại sao cổ phiếu và trái phiếu lại di chuyển cùng chiều trong những ngày qua?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tại sao cổ phiếu và trái phiếu lại di chuyển cùng chiều trong những ngày qua?

Trong sáu phiên giao dịch gần đây, giá cổ phiếu và giá trái phiếu đều tăng. Chỉ số S&P 500 tăng khoảng 9%, lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 25 điểm cơ bản. Trên danh nghĩa, đây là tin tốt với một danh mục đầu tư đa dạng điển hình: cả hai phần tài sản đều sinh lời. Nhưng đồng thời điều này cũng có phần đáng ngại.
Cố vấn kinh tế của Trump thất bại trong việc trấn an giới đầu tư trái phiếu giữa làn sóng lo ngại về thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cố vấn kinh tế của Trump thất bại trong việc trấn an giới đầu tư trái phiếu giữa làn sóng lo ngại về thuế quan

Stephen Miran, cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump, gặp gỡ các nhà đầu tư lớn để trấn an về các chính sách thuế quan, nhưng gặp khó khăn trong việc thuyết phục họ. Các nhà đầu tư bày tỏ sự thất vọng, cho rằng các quan điểm của ông về thuế quan và thị trường thiếu logic và không đủ thuyết phục. Dù vậy, Miran vẫn kiên trì bảo vệ các chính sách của chính quyền, đặc biệt là tác động của thuế quan đối với đối tác thương mại của Mỹ.
Hedge fund quay lưng với cổ phiếu Mỹ giữa cơn bão chính sách
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Hedge fund quay lưng với cổ phiếu Mỹ giữa cơn bão chính sách

Nhiều quỹ đầu cơ đang tăng cường đặt cược vào việc bán khống cổ phiếu Mỹ, bất chấp đà phục hồi gần đây của thị trường. Nguyên nhân là môi trường chính sách bất ổn và lo ngại tăng trưởng kinh tế suy yếu chưa được phản ánh đầy đủ vào giá. Trong khi đó, các khoản đầu tư vào châu Âu, Nhật Bản và thị trường mới nổi đang thu hút sự quan tâm nhiều hơn.
“Bức thư tình” của Kevin Warsh: Liệu có phải là lời khẳng định cho một bước ngoặt lịch sử tại Fed?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

“Bức thư tình” của Kevin Warsh: Liệu có phải là lời khẳng định cho một bước ngoặt lịch sử tại Fed?

Kevin Warsh, cựu Thống đốc Fed, chỉ trích mạnh mẽ các quyết sách của ngân hàng trung ương và gọi bài phát biểu là "bức thư tình" gửi đến Fed. Ông kêu gọi một Fed độc lập, tập trung vào kiểm soát lạm phát và hạn chế mở rộng phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, liệu ông có thể thay đổi thực tế nếu trở lại Fed vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Tác động đa chiều và hệ lụy toàn cầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Tác động đa chiều và hệ lụy toàn cầu

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây ra những tác động sâu rộng đến cả hai nền kinh tế và thị trường toàn cầu. Trong khi Mỹ đối mặt với nguy cơ suy thoái và chi phí tiêu dùng tăng cao, Trung Quốc cũng phải điều chỉnh chiến lược kinh tế để thích ứng với tình hình mới. Sự leo thang căng thẳng này không chỉ ảnh hưởng đến hai quốc gia mà còn làm rung chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và tạo ra những bất ổn kinh tế trên diện rộng.
Lằn ranh giàu nghèo trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lằn ranh giàu nghèo trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Cuộc chiến thương mại với Mỹ đang thúc đẩy đổi mới ở tầng lớp tinh hoa Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực xe điện và AI. Tuy nhiên, người lao động phổ thông lại đối mặt với mất việc và thu nhập bấp bênh do xuất khẩu suy giảm và thị trường lao động dư thừa. Chính phủ nhiều khả năng sẽ không tung ra gói kích thích lớn, khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu sắc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ