Khi thị trường nổi loạn

Khi thị trường nổi loạn

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

15:12 25/02/2025

Thị trường tài chính mang cấu trúc phân dạng, tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ bất ngờ dù bề ngoài ổn định. Khi đám đông chìm trong ảo giác kiểm soát và phớt lờ rủi ro, cú sốc thị trường sẽ đến mà không ai kịp trở tay.

Khi cuốn The (Mis)behavior of Markets của Benoit Mandelbrot ra mắt năm 2004, đó thực sự là một cú sốc khai sáng cho nhiều người trong chúng ta. Tôi vẫn nhớ khoảnh khắc ngồi lì trong xe ở bãi đỗ, không nỡ đặt cuốn sách xuống vì bị cuốn hút đến mức quên cả thời gian.

Tóm tắt cuốn sách: Đôi khi thị trường sụp đổ mà chẳng cần bất kỳ lý do rõ ràng nào. Cấu trúc nội tại của thị trường mang tính fractal (cấu trúc phân dạng), và chính đặc điểm này khiến thị trường có thể gãy đổ bất ngờ mà không có dấu hiệu báo trước. Sau mỗi cú sốc, con người lại tìm kiếm một “kẻ tội đồ” bên ngoài, chẳng hạn lỗi chính sách của Cục Dự trữ Liên bang, lo ngại lạm phát, hay bất kỳ lý do nào khác, nhưng những lời giải thích kiểu “hậu nghiệm” đó chỉ che lấp sự thật cốt lõi: Bất ổn là một phần cấu trúc tự nhiên của thị trường.

Thị trường có thể vận hành ổn định suốt nhiều năm, tạo cảm giác rằng mọi thứ đều trong tầm kiểm soát. Mỗi lần trục trặc, chỉ cần hạ lãi suất hoặc bơm thanh khoản là đâu lại vào đấy. Nhà đầu tư cảm thấy mọi biến động đều có thể kiểm soát và điều chỉnh.

Nhưng đó chỉ là ảo giác. Đến một thời điểm nào đó, thị trường sẽ “nổi loạn,” và khi điều đó xảy ra, hậu quả có thể vô cùng nghiêm trọng.

Tự nhiên cũng đầy ví dụ tương tự. Biển cả có thể bình lặng suốt nhiều giờ liền, rồi đột ngột một cơn sóng thần khổng lồ xuất hiện mà chẳng có dấu hiệu báo trước.

Và lúc ấy, tình trạng con tàu là yếu tố quyết định. Một con tàu vững chắc sẽ vượt qua cơn sóng dữ, trong khi một con tàu mục nát, rệu rã sẽ bị nhấn chìm ngay lập tức.

Nhưng lòng kiêu ngạo của con người cũng là một rủi ro lớn. Nếu hành khách và thủy thủ đoàn của con tàu mục nát ấy đều tự huyễn hoặc nhau rằng con tàu vẫn “chắc như bàn thạch,” thì khoảnh khắc con tàu vỡ nát sẽ là cú sốc chẳng ai kịp trở tay.

Tâm lý thị trường hiện nay cũng vậy. Đám đông tin rằng con tàu thị trường chứng khoán là một siêu du thuyền vững chãi. Dù có gặp “sóng thần” nào thì con tàu vẫn sẽ trụ vững và vượt qua.

Nhưng nếu họ sai thì sao? Nếu thực chất chúng ta chỉ đang lênh đênh trên một con tàu cũ nát, chỉ khoác lớp sơn mới bóng bẩy? Nếu niềm tin vào sự “vững chắc” ấy không dựa trên dữ liệu thực tế mà chỉ là những lời tung hô sáo rỗng quanh quầy bar và xe đẩy tráng miệng?

Đám đông vẫn tin rằng con tàu này không thể chìm. Họ tin rằng chiến lược “bắt đáy” sau mỗi cú rung lắc là tấm vé chắc chắn dẫn đến lợi nhuận. Nhưng niềm tin này không dựa trên quy luật nhân quả mà chỉ là thiên kiến gần nhất vì suốt 15 năm qua, “bắt đáy” đã luôn mang lại chiến thắng.

Chẳng ai muốn rời khỏi sòng bạc hạng nhất để chui vào chiếc xuồng cứu hộ khi lợi nhuận dễ dàng vẫn đang bày ra trước mắt. Nhưng câu hỏi quan trọng là: Liệu con tàu này có thực sự vững chắc? Ai đang kiểm tra tình trạng thực tế của nó? Và ai chỉ đang hùa theo đám đông? Liệu chúng ta có đủ khả năng phân biệt?

Trong một bong bóng đầu cơ hưng phấn, câu trả lời là: “Không.” Khi bong bóng còn phình to, chiến lược “bắt đáy” chính là chìa khóa để thắng lớn, và nhà đầu tư cứ thế tiếp tục hái quả ngọt. Vậy thì, ai còn bận tâm đến những cơn sóng thần hay tình trạng mục nát của con tàu?

Tôi thường nhắc đến đồ thị của bong bóng dot-com như một lời nhắc nhở rằng điều này không xảy ra ở một thời kỳ “tiền công nghệ” xa xưa, mà ngay trong kỷ nguyên công nghệ hiện đại của chúng ta. Tôi từng tham dự hội chợ công nghệ Comdex ở Las Vegas vào đỉnh điểm cơn sốt dot-com và tận mắt chứng kiến cảnh người tham dự vừa dự hội chợ vừa giao dịch cổ phiếu ngay giữa đám đông.

Mỗi bong bóng đều hứa hẹn rằng: “Lần này sẽ khác.” Nhưng cuối cùng, tất cả bong bóng đều vỡ.

Bong bóng dotcom

Hãy để ý những đợt tăng vọt mạnh mẽ mỗi khi đám đông lao vào “bắt đáy.” Đợt sụt giảm đầu tiên nhanh chóng bị mua vào ồ ạt, tạo nên cú hồi mạnh mẽ. Nhưng ngay sau đó, thị trường tiếp tục lao dốc, thiết lập mức đáy mới. Đám đông lại không bỏ lỡ cơ hội, tiếp tục mua vào, đẩy giá tăng vọt trong tâm lý hưng phấn, như thể phát đi tín hiệu “mọi thứ đã ổn, mua ngay!” cho đến khi đợt tăng này cũng nhanh chóng thất bại.

Tiếp theo là một cú “bắt đáy” cuối cùng trong tâm lý hưng phấn cao độ, tạo thành mô hình “đỉnh đôi” (double-top). Khi đợt tăng này suy yếu và không thể vượt qua đỉnh cũ, thị trường bắt đầu rơi vào xu hướng giảm kéo dài trong nhiều năm, theo mô hình “bậc thang đi xuống.” Cuối cùng, chỉ số chạm đáy sau khi bay hơi khoảng 80% giá trị so với đỉnh cao nhất.

Thị trường đôi khi sẽ “nổi loạn” vào những thời điểm không ngờ tới. Mức độ thiệt hại sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố: Độ vững chắc của con tàu và mức độ ảo tưởng mà đám đông tự tạo ra.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hàng hoá nông nghiệp có phải là nơi trú ẩn cuối cùng trong thời kỳ bất ổn?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Hàng hoá nông nghiệp có phải là nơi trú ẩn cuối cùng trong thời kỳ bất ổn?

Đây là thời điểm khó khăn để nắm giữ các loại tài sản truyền thống. Cổ phiếu biến động mạnh, lợi suất trái phiếu thì dao động thất thường, giá vàng đang gặp hiện tượng quá mua. Vậy hàng hoá (không phải vàng) có phải là nơi trú ẩn an toàn? Là một công cụ phòng ngừa rủi ro? Hay là kênh đa dạng hóa?
Tại sao cổ phiếu và trái phiếu lại di chuyển cùng chiều trong những ngày qua?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tại sao cổ phiếu và trái phiếu lại di chuyển cùng chiều trong những ngày qua?

Trong sáu phiên giao dịch gần đây, giá cổ phiếu và giá trái phiếu đều tăng. Chỉ số S&P 500 tăng khoảng 9%, lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 25 điểm cơ bản. Trên danh nghĩa, đây là tin tốt với một danh mục đầu tư đa dạng điển hình: cả hai phần tài sản đều sinh lời. Nhưng đồng thời điều này cũng có phần đáng ngại.
Cố vấn kinh tế của Trump thất bại trong việc trấn an giới đầu tư trái phiếu giữa làn sóng lo ngại về thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cố vấn kinh tế của Trump thất bại trong việc trấn an giới đầu tư trái phiếu giữa làn sóng lo ngại về thuế quan

Stephen Miran, cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump, gặp gỡ các nhà đầu tư lớn để trấn an về các chính sách thuế quan, nhưng gặp khó khăn trong việc thuyết phục họ. Các nhà đầu tư bày tỏ sự thất vọng, cho rằng các quan điểm của ông về thuế quan và thị trường thiếu logic và không đủ thuyết phục. Dù vậy, Miran vẫn kiên trì bảo vệ các chính sách của chính quyền, đặc biệt là tác động của thuế quan đối với đối tác thương mại của Mỹ.
Hedge fund quay lưng với cổ phiếu Mỹ giữa cơn bão chính sách
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Hedge fund quay lưng với cổ phiếu Mỹ giữa cơn bão chính sách

Nhiều quỹ đầu cơ đang tăng cường đặt cược vào việc bán khống cổ phiếu Mỹ, bất chấp đà phục hồi gần đây của thị trường. Nguyên nhân là môi trường chính sách bất ổn và lo ngại tăng trưởng kinh tế suy yếu chưa được phản ánh đầy đủ vào giá. Trong khi đó, các khoản đầu tư vào châu Âu, Nhật Bản và thị trường mới nổi đang thu hút sự quan tâm nhiều hơn.
“Bức thư tình” của Kevin Warsh: Liệu có phải là lời khẳng định cho một bước ngoặt lịch sử tại Fed?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

“Bức thư tình” của Kevin Warsh: Liệu có phải là lời khẳng định cho một bước ngoặt lịch sử tại Fed?

Kevin Warsh, cựu Thống đốc Fed, chỉ trích mạnh mẽ các quyết sách của ngân hàng trung ương và gọi bài phát biểu là "bức thư tình" gửi đến Fed. Ông kêu gọi một Fed độc lập, tập trung vào kiểm soát lạm phát và hạn chế mở rộng phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, liệu ông có thể thay đổi thực tế nếu trở lại Fed vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Tác động đa chiều và hệ lụy toàn cầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Tác động đa chiều và hệ lụy toàn cầu

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây ra những tác động sâu rộng đến cả hai nền kinh tế và thị trường toàn cầu. Trong khi Mỹ đối mặt với nguy cơ suy thoái và chi phí tiêu dùng tăng cao, Trung Quốc cũng phải điều chỉnh chiến lược kinh tế để thích ứng với tình hình mới. Sự leo thang căng thẳng này không chỉ ảnh hưởng đến hai quốc gia mà còn làm rung chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và tạo ra những bất ổn kinh tế trên diện rộng.
Lằn ranh giàu nghèo trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lằn ranh giàu nghèo trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Cuộc chiến thương mại với Mỹ đang thúc đẩy đổi mới ở tầng lớp tinh hoa Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực xe điện và AI. Tuy nhiên, người lao động phổ thông lại đối mặt với mất việc và thu nhập bấp bênh do xuất khẩu suy giảm và thị trường lao động dư thừa. Chính phủ nhiều khả năng sẽ không tung ra gói kích thích lớn, khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu sắc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ