Dữ liệu CPI tại Tokyo giảm xuống dưới 2% trước thềm cuộc họp BoJ

Dữ liệu CPI tại Tokyo giảm xuống dưới 2% trước thềm cuộc họp BoJ

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

10:17 26/04/2024

Theo Investing, tốc độ tăng trưởng chỉ số CPI tại Tokyo trong tháng 4 thấp hơn đáng kể so với dự kiến, giảm xuống dưới mục tiêu hàng năm của BoJ và khiến cho kỳ vọng về việc BoJ “hawkish” hơn trở nên phức tạp.

Dữ liệu chính thức được công bố vào ngày thứ Sáu cho thấy chỉ số CPI toàn phần của Tokyo tăng 1.8% so với cùng kỳ. Con số này thấp hơn nhiều so với dự đoán là 2.6% như tháng trước.

Chỉ số CPI lõi của Tokyo, loại trừ giá thực phẩm tươi biến động, tăng 1.8% trong tháng 4, thấp hơn dự kiến 2.2% và giảm đáng kể so với mức 2.4% của tháng 3. Một số liệu CPI lõi khác loại trừ cả giá thực phẩm tươi và năng lượng đã giảm 1.8% trong tháng 4 so với mức 2.9% của tháng trước. Chỉ số này được BoJ theo dõi sát sao như một chiếc "gương chiếu yêu" dùng để đánh giá lạm phát tiềm ẩn, hiện đã giảm xuống dưới mục tiêu lạm phát hàng năm 2% của BoJ lần đầu tiên kể từ tháng 09/2022.

Số liệu của ngày thứ Sáu cho thấy đà tăng lạm phát của Nhật Bản được ghi nhận trong hai tháng qua dường như chỉ là tạm thời, và chi tiêu của người tiêu dùng vẫn yếu tại nước này. Lạm phát ở Tokyo thường được coi là chỉ báo cho lạm phát cho cả nước vì khu vực Vùng đô thị Tokyo là động lực chính của nền kinh tế Nhật Bản.

Số liệu của ngày thứ Sáu cũng đến chỉ vài giờ trước khi kết thúc cuộc họp của BoJ. Dự kiến là NHTW này sẽ giữ nguyên lãi suất sau khi điều chỉnh tăng vào tháng 3, lần đầu tiên trong suốt 17 năm.

Lạm phát giảm bớt kéo theo động lực để tăng lãi suất thêm của BoJ giảm theo, đồng thời cũng làm phức tạp triển vọng về lập trường “hawkish” hơn từ phía NHTW này.

Thống đốc Kazuo Ueda dự kiến sẽ đưa ra triển vọng lạc quan hơn về lạm phát của Nhật Bản trong năm 2024. Ông Ueda cũng dự kiến sẽ đưa ra một số tín hiệu “hawkish” hơn để hỗ trợ đồng Yên đang lao dốc, được giao dịch ở mức thấp nhất trong 34 năm vào thứ Sáu.

Tuy nhiên, lạm phát dai dẳng vẫn có thể kéo đến Nhật Bản, đặc biệt là với việc chi tiêu của người tiêu dùng dự kiến sẽ tăng mạnh nhờ mức tăng lương đáng kể trong năm nay. Mức lương cao hơn cũng là một yếu tố quan trọng để BoJ bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của mình.

Tỷ giá USD/JPY

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Liệu có thể thuần hóa "con quái vật" USD hung hãn?
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Liệu có thể thuần hóa "con quái vật" USD hung hãn?

Bất kỳ nhà giao dịch tiền tệ truyền thống nào cũng khuyên rằng: “mua USD, đeo kim cương”. Điều này chắc chắn là một kèo tốt trong năm nay, nhưng lại gây ra nhiều căng thẳng trên khắp thế giới. Nhưng nếu bạn đang mong chờ một cú sốc để xoay chuyển tình thế này, thì chắc bạn sẽ phải đợi rất lâu đó.
Mặc dù Powell giảm thắt chặt định lượng, giai đoạn điều chỉnh thị trường có thể chưa kết thúc
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Mặc dù Powell giảm thắt chặt định lượng, giai đoạn điều chỉnh thị trường có thể chưa kết thúc

Cuộc họp gần đây của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã khiến thị trường chứng khoán khởi sắc khi Chủ tịch Jerome Powell có lập trường "ôn hòa" hơn dự kiến. Mặc dù ông Powell thừa nhận tiến triển trong việc kiềm chế lạm phát còn hạn chế, nhưng việc lạm chậm chính sách "Thắt chặt định lượng" (QT) đã khiến phe bò phấn khích.
Liệu dữ liệu việc làm tuần qua có thực sự hỗ trợ cho việc cắt giảm lãi suất của Fed?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Liệu dữ liệu việc làm tuần qua có thực sự hỗ trợ cho việc cắt giảm lãi suất của Fed?

Tuần giao dịch vừa qua diễn ra khá biến động, chịu ảnh hưởng mạnh bởi các dòng tiền phòng ngừa rủi ro. Điều này được thể hiện qua những biến động mạnh của các chỉ số đo lường biến động hàm ý, chẳng hạn như VIX. Chính vì vậy, việc nắm bắt ''xu hướng ngầm'' của thị trường trở nên khó khăn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ