5 sự kiện quan trọng cần chú ý trong tuần này

5 sự kiện quan trọng cần chú ý trong tuần này

Quỳnh Nguyễn

Quỳnh Nguyễn

Currency Analyst

22:28 13/04/2020

Quan điểm của Kathy Liên - BKAssetManagement

Chứng khoán Mỹ đang bắt đầu tuần giao dịch ở mức thấp, trong khi đó thị trường tiền tệ có một buổi sáng yên tĩnh với nhiều thị trường châu Âu và châu Á đóng cửa do Lễ Phục Sinh. Biểu hiện của đồng USD chưa rõ ràng - đồng bạc xanh giao dịch thấp hơn so với Yên Nhật nhưng cao hơn so với đồng Euro. Ngay cả đồng đô la Canada - lẽ ra đã được hưởng lợi từ thỏa thuận cắt giảm sản lượng lịch sử của OPEC+, cũng đang khá lúng túng với việc giá dầu từ bỏ mức tăng trước đó. Cuộc chiến giá dầu giữa Ả Rập Saudi và Nga đã kết thúc với thỏa thuận cắt giảm sản lượng 9.7 triệu thùng mỗi ngày. Tuy nhiên, với mức giảm nhỏ của Mexico, số lượng cắt giảm này vẫn chưa đủ so với mức dự báo cắt giảm của thị trường là 10 triệu thùng mỗi ngày. Điều này giải thích cho phản ứng mờ nhạt của giá dầu thô, vì mức cắt giảm này rõ ràng là chưa đủ, nhưng dù sao cũng tốt hơn so với việc cuộc đàm phán không đi đến được thỏa thuận nào.

Ngoài dầu mỏ, Đồng đô la Canada còn gặp vấn đề khó khăn hơn. Tuần trước, chúng ta biết rằng có một triệu việc làm bị mất ở Canada khi hoạt động sản xuất giảm mạnh ở thời điểm bùng phát dịch. Ngân hàng Canada sẽ họp trong tuần này và mặc dù họ có rất ít dư địa để nới lỏng, có lẽ họ sẽ tiếp tục duy trì thiên hướng “dovish” và phát đi tín hiệu sẽ có nhiều động thái hơn về lãi suất và chương trình mua tài sản quy mô lớn. Nếu bạn còn nhớ, trong một cuộc họp khẩn cấp cách đây 2 tuần, Ngân hàng Trung ương Canada đã hạ lãi suất xuống 0.25% và lần đầu tiên tuyên bố sẽ mua trái phiếu chính phủ trị giá 5 tỷ đô la/tuần để hỗ trợ hệ thống tài chính và nền kinh tế.

Cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Canada là một trong 5 sự kiện quan trọng nhất trong tuần này, nhưng đây không phải là luồng tin tức duy nhất tác động lên thị trường tiền tệ. Dưới đây là những sự kiện lớn mà chúng ta cần theo dõi trong tuần này, theo thứ tự công bố:

  1. Cán cân thương mại Trung Quốc
  2. Doanh số bán lẻ Mỹ
  3. Quyết định về lãi suất của Ngân hàng Canada
  4. Tỷ lệ thất nghiệp Úc
  5. GDP của Trung Quốc

Dữ liệu kinh tế của Trung Quốc sẽ có chuyển biến tốt khi nước này thoát ra khỏi thời kỳ COVID-19 đen tối. Mặt khác, doanh số bán lẻ của Mỹ sẽ xấu đi khi các tiểu bang đồng loạt phải đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu cùng giá xăng giảm mạnh. Úc khả năng sẽ mất thêm nhiều việc làm, nhưng vì PMIs cho thấy dấu hiệu cải thiện trong thị trường lao động, con số tỷ lệ thất nghiệp này có thể sẽ vẫn khá hơn kỳ vọng.

Số liệu về báo cáo lợi nhuận quý cũng sẽ là một thử thách quan trọng đối với thị trường chứng khoán. Báo cáo lợi nhuận quý đầu tiên sẽ bắt đầu được công bố trong tuần này (và kéo dài trong 3 tuần tới), với các báo cáo từ các ngân hàng, công ty dầu khí cùng với các tên tuổi lớn như Johnson & Johnson và Bed, Bath & Beyond. Chúng ta cũng sẽ biết thêm về quan điểm của các nhà hoạch định chính sách Mỹ như thế nào, cũng như nhận xét từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang. Báo cáo lợi nhuận quý có thể không mấy khả quan, và Chủ tịch Fed cũng sẽ bày tỏ mối quan ngại tiếp diễn - điều này sẽ tác động tiêu cực đến đồng đô la Mỹ. Các nhà đầu tư cũng không đồng ý với việc Tổng thống Trump đã “tweet” lại lời kêu gọi sa thải Dr. Fauci trên Twitter, một dấu hiệu cho thấy ông đang mất kiên nhẫn với chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của đất nước. Không có tin nào trong số này là có lợi cho đồng bạc xanh hoặc thị trường chứng khoán Mỹ, đưa ra viễn cảnh về một tuần giao dịch rất bấp bênh sắp tới.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hàng hoá nông nghiệp có phải là nơi trú ẩn cuối cùng trong thời kỳ bất ổn?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Hàng hoá nông nghiệp có phải là nơi trú ẩn cuối cùng trong thời kỳ bất ổn?

Đây là thời điểm khó khăn để nắm giữ các loại tài sản truyền thống. Cổ phiếu biến động mạnh, lợi suất trái phiếu thì dao động thất thường, giá vàng đang gặp hiện tượng quá mua. Vậy hàng hoá (không phải vàng) có phải là nơi trú ẩn an toàn? Là một công cụ phòng ngừa rủi ro? Hay là kênh đa dạng hóa?
Tại sao cổ phiếu và trái phiếu lại di chuyển cùng chiều trong những ngày qua?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tại sao cổ phiếu và trái phiếu lại di chuyển cùng chiều trong những ngày qua?

Trong sáu phiên giao dịch gần đây, giá cổ phiếu và giá trái phiếu đều tăng. Chỉ số S&P 500 tăng khoảng 9%, lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 25 điểm cơ bản. Trên danh nghĩa, đây là tin tốt với một danh mục đầu tư đa dạng điển hình: cả hai phần tài sản đều sinh lời. Nhưng đồng thời điều này cũng có phần đáng ngại.
Cố vấn kinh tế của Trump thất bại trong việc trấn an giới đầu tư trái phiếu giữa làn sóng lo ngại về thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cố vấn kinh tế của Trump thất bại trong việc trấn an giới đầu tư trái phiếu giữa làn sóng lo ngại về thuế quan

Stephen Miran, cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump, gặp gỡ các nhà đầu tư lớn để trấn an về các chính sách thuế quan, nhưng gặp khó khăn trong việc thuyết phục họ. Các nhà đầu tư bày tỏ sự thất vọng, cho rằng các quan điểm của ông về thuế quan và thị trường thiếu logic và không đủ thuyết phục. Dù vậy, Miran vẫn kiên trì bảo vệ các chính sách của chính quyền, đặc biệt là tác động của thuế quan đối với đối tác thương mại của Mỹ.
Hedge fund quay lưng với cổ phiếu Mỹ giữa cơn bão chính sách
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Hedge fund quay lưng với cổ phiếu Mỹ giữa cơn bão chính sách

Nhiều quỹ đầu cơ đang tăng cường đặt cược vào việc bán khống cổ phiếu Mỹ, bất chấp đà phục hồi gần đây của thị trường. Nguyên nhân là môi trường chính sách bất ổn và lo ngại tăng trưởng kinh tế suy yếu chưa được phản ánh đầy đủ vào giá. Trong khi đó, các khoản đầu tư vào châu Âu, Nhật Bản và thị trường mới nổi đang thu hút sự quan tâm nhiều hơn.
“Bức thư tình” của Kevin Warsh: Liệu có phải là lời khẳng định cho một bước ngoặt lịch sử tại Fed?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

“Bức thư tình” của Kevin Warsh: Liệu có phải là lời khẳng định cho một bước ngoặt lịch sử tại Fed?

Kevin Warsh, cựu Thống đốc Fed, chỉ trích mạnh mẽ các quyết sách của ngân hàng trung ương và gọi bài phát biểu là "bức thư tình" gửi đến Fed. Ông kêu gọi một Fed độc lập, tập trung vào kiểm soát lạm phát và hạn chế mở rộng phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, liệu ông có thể thay đổi thực tế nếu trở lại Fed vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Tác động đa chiều và hệ lụy toàn cầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Tác động đa chiều và hệ lụy toàn cầu

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây ra những tác động sâu rộng đến cả hai nền kinh tế và thị trường toàn cầu. Trong khi Mỹ đối mặt với nguy cơ suy thoái và chi phí tiêu dùng tăng cao, Trung Quốc cũng phải điều chỉnh chiến lược kinh tế để thích ứng với tình hình mới. Sự leo thang căng thẳng này không chỉ ảnh hưởng đến hai quốc gia mà còn làm rung chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và tạo ra những bất ổn kinh tế trên diện rộng.
Lằn ranh giàu nghèo trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lằn ranh giàu nghèo trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Cuộc chiến thương mại với Mỹ đang thúc đẩy đổi mới ở tầng lớp tinh hoa Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực xe điện và AI. Tuy nhiên, người lao động phổ thông lại đối mặt với mất việc và thu nhập bấp bênh do xuất khẩu suy giảm và thị trường lao động dư thừa. Chính phủ nhiều khả năng sẽ không tung ra gói kích thích lớn, khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu sắc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ