Vì sao Mỹ và phương Tây đặt lên bàn cân chuyện trừng phạt ngành năng lượng của Nga?

Vì sao Mỹ và phương Tây đặt lên bàn cân chuyện trừng phạt ngành năng lượng của Nga?

16:54 07/03/2022

Trừng phạt ngành dầu mỏ của Moscow sẽ khiến hàng hóa thế giới tiếp tục leo thang.

Mỹ và phương Tây đưa ra hàng loạt các lệnh trừng phạt đối với Nga vì hành động mang binh sĩ sang Ukraine.

Ngày 2/3, Liên minh châu Âu (EU) loại 7 ngân hàng Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT). Đây là biện pháp trừng phạt đối với Nga vì xung đột quân sự tại Ukraine. EU nêu rõ 7 cái tên gồm VTB - ngân hàng lớn thứ hai của Nga, Bank Otkritie, Novikombank, Promsvyazbank, Bank Rossiya, Sovcombank và VEB. Các ngân hàng này được cho thời hạn 10 ngày để ngừng hoạt động trên SWIFT. Việc bị loại sẽ chấm dứt các giao dịch quốc tế, kích hoạt sự biến động tiền tệ của Moscow.

Về ngành năng lượng, Đức tuyên bố ngừng xem xét cấp phép cho tuyến đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2). Nord Stream 2 được xây dựng để dẫn khí đốt tự nhiên của Nga đến Đức dưới biển Baltic, bỏ qua tuyến đường bộ hiện tại đi qua Ukraine. Đường ống này được coi là một cách hiệu quả để cung cấp năng lượng cho Liên minh châu Âu, vốn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu của Moscow.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã tuyên bố cấm nhập khẩu dầu của Nga để trừng phạt Moscow vì chiến sự tại Ukraine.

Ngoài những động thái trên, Mỹ và phương Tây dường như đang cẩn trọng cân nhắc các biện pháp trừng phạt đối với ngành năng lượng của Nga. Lý do là nhiều công ty lớn của phương Tây đang có dự án kinh doanh, làm ăn tại Nga ở những lĩnh vực. Bên cạnh đó, Nga là nước cung ứng lớn trên thị trường hàng hóa toàn cầu. Cấm vận nhằm vào ngành này sẽ gây ra tổn thất lớn cho nền kinh tế.

Nga xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày (khoảng một nửa số đó đến châu Âu) và 2,7 triệu thùng các sản phẩm khác từ dầu mỏ. Tổng doanh thu xuất khẩu năng lượng của Nga đạt hơn 235 tỷ USD trong năm 2021. Moscow là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất cho châu Âu, đáp ứng gần 40% nhu cầu của lục địa này.

Ngoài dầu mỏ, khí đốt, Nga còn chiếm 10% sản lượng vàng, 6% sản lượng aluminum, 4% sản lượng cobalt và 3,5% sản lượng đồng của toàn thế giới.

Trừng phạt ngành dầu mỏ của Moscow sẽ khiến giá hàng hóa tiếp tục leo thang. Thêm vào đó, Nga còn là nhà sản xuất phân bón lớn trên thế giới, chiếm 13% sản lượng toàn cầu và là nhà cung ứng lúa mỳ lớn nhất thế giới.

Thực tế cho thấy, những lệnh cấm vận mà Mỹ và phương Tây trong thời gian qua vẫn còn bị bó hẹp. Các biện pháp trừng phạt lên Moscow sẽ mạnh mẽ hơn, khi Washington và EU chấp nhận tổn thất lớn hơn đối với các ngành mà họ đang ưu tiên phát triển như ngành ôtô điện, năng lượng tái tạo.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

EU sửa đổi và các lệnh trừng phạt mới đối với Nga

EU sửa đổi và các lệnh trừng phạt mới đối với Nga

Các quốc gia Liên minh Châu Âu đã phê duyệt một gói trừng phạt mới đối với Nga liên quan đến cuộc chiến chống lại Ukraine, bao gồm giới hạn giá dầu được sửa đổi và các hạn chế ngân hàng mới, sau khi Slovakia dỡ bỏ quyền phủ quyết.
Cơ quan gián điệp trung quốc cáo buộc các điệp viên nước ngoài đánh cắp đất hiếm

Cơ quan gián điệp trung quốc cáo buộc các điệp viên nước ngoài đánh cắp đất hiếm

Cơ quan gián điệp của Trung Quốc đã cáo buộc các cơ quan tình báo nước ngoài đánh cắp các vật liệu đất hiếm được kiểm soát, tái khẳng định ý định ngăn chặn buôn lậu ngay cả khi Bắc Kinh đồng ý xem xét các đơn xin xuất khẩu nguồn tài nguyên công nghiệp quan trọng này sau các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.
Giá dầu ổn định sau lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Iraq và bất ổn thuế quan Mỹ

Giá dầu ổn định sau lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Iraq và bất ổn thuế quan Mỹ

Giá dầu giữ ổn định vào thứ Sáu sau khi tăng nhẹ nhờ lo ngại về các cuộc tấn công máy bay không người lái làm gián đoạn sản lượng dầu tại vùng Kurdistan, Iraq. Dù nhu cầu mùa hè hỗ trợ thị trường, sự bất ổn về chính sách thuế quan Mỹ và kế hoạch tăng nguồn cung khiến giá dầu chịu áp lực trong tuần này. Chính phủ Iraq cũng thông báo nối lại xuất khẩu dầu từ Kurdistan sau hai năm tạm ngưng.
Ngân hàng trung ương gia tăng mua vàng khai thác trong nước

Ngân hàng trung ương gia tăng mua vàng khai thác trong nước

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương tích cực tăng dự trữ vàng, ngày càng nhiều ngân hàng lựa chọn mua vàng khai thác trong nước nhằm tiết kiệm chi phí, hỗ trợ ngành công nghiệp nội địa và mở rộng nguồn dự trữ ngoại hối.
Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại và căng thẳng địa chính trị gia tăng

Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại và căng thẳng địa chính trị gia tăng

Giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng thương mại cải thiện và rủi ro địa chính trị tại Trung Đông gây gián đoạn nguồn cung. Dữ liệu kinh tế tích cực từ Trung Quốc hỗ trợ nhu cầu nhiên liệu, trong khi tồn kho dầu thô giảm tạo áp lực tăng giá. Tuy nhiên, tồn kho xăng và diesel tăng làm dấy lên lo ngại về sức cầu trong mùa du lịch.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ