Theo Reuters, dựa trên thông tin từ các nguồn tin giấu tên, các quan chức ECB đang bắt đầu thảo luận về mức hạ lãi suất nhằm kích thích hoạt động kinh tế.
Giấc ngủ của các nhà hoạch định chính sách ngân hàng trung ương đang bị đánh cắp bởi những lo lắng rằng nền kinh tế Châu Âu đang chững lại. Tuy nhiên, họ còn phải đối mặt với một nỗi ám ảnh lớn hơn: Donald Trump sẽ gây ra thiệt hại như thế nào nếu ông trở lại Nhà Trắng.
Kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn. Ở bất kỳ quốc gia nào, đều có thể thấy các mô hình kinh tế không bền vững: Mỹ đang dựa vào tăng trưởng từ việc vay nợ, Trung Quốc cố gắng "vắt kiệt" những mô hình phát triển cũ, còn châu Âu thì đang dần suy tàn.
Cuộc họp của IMF diễn ra tại Washington tuần này sẽ là thu hút sự chú ý của thị trường. Đây chỉ là một diễn biến quan trọng trong tuần bận rộn đối với các nhà đầu tư trên toàn cầu.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã cắt giảm lãi suất như dự kiến và đưa ra bình luận dovish. Các số liệu kinh tế vĩ mô tích cực của Hoa Kỳ và tâm lý thị trường ảm đạm đã hỗ trợ đồng USD. Triển vọng giảm của EUR/USD ngày càng rõ ràng trong dài hạn, mặc dù một đợt điều chỉnh tăng vẫn có thể xảy ra.
Rủi ro cặp tiền EUR/USD quay về mức 1.0000 đang gia tăng trên thị trường tài chính. Động thái cắt giảm lãi suất tuần này của ECB và khả năng Donald Trump tái đắc cử có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu.
Theo phát biểu của ông Francois Villeroy de Galhau, thành viên Hội đồng Thống đốc ECB, NHTW này đang xem xét các phương án cho những cuộc họp lãi suất sắp tới trước lo ngại về lạm phát dưới mục tiêu.
Các nhà giao dịch đã tăng cược vào khả năng Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ cắt giảm lãi suất nhanh chóng, và động thái cắt giảm lãi suất liên tiếp lần đầu tiên của ngân hàng này sau 13 năm được xem là là tín hiệu cho thấy một chu kỳ nới lỏng chính sách nhanh hơn đã bắt đầu.
Khu vực đồng Euro đang trải qua một giai đoạn chuyển đổi quan trọng trong thị trường lao động. Sau thời kỳ dư thừa lao động, nền kinh tế này đang dần trở lại trạng thái cân bằng mới, đặc trưng bởi sự cạnh tranh khốc liệt hơn trên thị trường việc làm. Nguyên nhân chính đằng sau sự thay đổi này là sự suy giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, dẫn đến việc các công ty phải cắt giảm chi phí và điều chỉnh quy mô hoạt động
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vừa thực hiện đợt cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm, sau khi các dữ liệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang đi đúng hướng trong việc kiềm chế lạm phát. Quyết định đưa ra vào hôm thứ Năm đã đẩy nhanh quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ tại khu vực Eurozone, đồng thời thu hút sự chú ý vào các biện pháp cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế đang chậm lại của khu vực này.
ECB dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất khi lạm phát Eurozone giảm và tăng trưởng kinh tế gặp khó khăn. Tuy nhiên, lạm phát lõi vẫn có thể khiến ECB thận trọng hơn trong các quyết định tiếp theo.
Theo một cuộc khảo sát do Viện Ifo của Đức công bố hôm thứ Tư, các nhà kinh tế dự báo lạm phát sẽ duy trì ở mức trên mục tiêu 2% của ECB trong trung hạn chỉ một ngày trước khi ECB tổ chức cuộc họp tiếp theo.
Liên minh Châu Âu (EU) đã thận trọng chuẩn bị một danh mục các mặt hàng Hoa Kỳ có thể bị áp thuế, đề phòng trường hợp cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử và thực thi lời đe dọa áp đặt các biện pháp thương mại trừng phạt đối với khối này.