Thị trường vàng quốc tế bật tăng trở lại do tình hình địa chính trị leo thang. Vàng miếng SJC trong nước cũng "nhảy múa" theo, bật tăng trở lại sau phiên sụt giảm trước đó.
Giá vàng duy trì ổn định tại ngưỡng 2,637 USD trong phiên giao dịch thanh khoản thấp dịp Lễ Tạ ơn. Các tuyên bố về chính sách thuế quan của Trump tạo áp lực lên thị trường kim loại quý, tuy nhiên thái độ hòa hoãn hơn đối với Canada và Mexico đã góp phần hỗ trợ giá. Thị trường hiện đang định giá khả năng Fed cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản ở mức 70%, tạo động lực cho giá vàng khi lợi suất trái phiếu chính phủ duy trì ở vùng thấp.
Giá vàng đang giao động ở mức 2,632 USD/oz khi chịu áp lực từ lợi suất trái phiếu chính phủ và USD mạnh lên. Lạm phát dai dẳng khiến Fed thận trọng về lộ trình cắt giảm lãi suất, trong khi thị trường dự báo xác suất 70% sẽ có đợt giảm lãi suất vào tháng 12. Chỉ số PCE đã tăng lên 2.8% trong tháng 10, cho thấy áp lực giá cả vẫn bền bỉ bất chấp chi tiêu tiêu dùng tăng trưởng mạnh.
Giá vàng hôm nay 27/11 (XAU/USD) tiếp tục dao động quanh mức 2,630 USD/ounce mà không có sự bứt phá đáng kể, bất chấp những diễn biến quan trọng trên chính trường và kinh tế thế giới.
Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt ghi nhận đà điều chỉnh mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần do tâm lý rủi ro gia tăng và thông tin tích cực về thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông. Theo đó, giá vàng SJC trong nước cũng điều chỉnh giảm đáng kể, đánh dấu sự đảo chiều sau đợt tăng trong hai tuần trước.
Vàng giảm hơn 30 USD vào thứ Hai sau tin Donald Trump bổ nhiện Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ. Bessent là một chuyên gia phố Wall dày dạn kinh nghiệm và được thị trường xem là một lựa chọn an toàn, làm giảm dòng chảy đầu tư vào vàng. Về mặt kỹ thuật, XAU/USD thoái lui sau khi đạt đỉnh và có nguy cơ hình thành mô hình nến bearish khi đóng cửa ngày.
Giá vàng lùi về mốc 2,659 USD, chấm dứt đà tăng 5 phiên liên tiếp do áp lực từ tâm lý ưa chuộng rủi ro gia tăng và tình hình căng thẳng tại Trung Đông có dấu hiệu hạ nhiệt. Thông tin về việc Trump đề cử Scott Bessent vào vị trí Bộ trưởng Tài chính đã góp phần ổn định thị trường, khiến lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm và tạo áp lực lên giá vàng. Chỉ số PMI của S&P Global tại Mỹ đạt mức cao nhất kể từ tháng 4/2022, củng cố niềm tin vào thị trường cổ phiếu và làm suy giảm sức hấp dẫn của kim loại quý.
Chỉ trong vỏn vẹn 5 phiên giao dịch của tuần trước, vàng thế giới đã tăng gần 150 USD/ounce. Vàng SJC cũng tăng khoảng 5 triệu đồng/lượng trong chưa đầy hai tuần trở lại đây. Với những động lực hiện tại, liệu giá vàng sẽ lại vượt đỉnh một lần nữa?
Vàng (XAU) vượt ngưỡng 2,688 USD, bứt phá mạnh bất chấp đồng USD tăng giá khi nhu cầu được thúc đẩy bởi lo ngại lạm phát và căng thẳng địa chính trị. Giá duy trì đà tăng trong bối cảnh lợi suất trái phiếu Mỹ neo cao, phản ánh xu hướng tìm kiếm công cụ phòng vệ lạm phát của nhà đầu tư. Dữ liệu CME cho thấy xác suất 55% Fed giảm lãi suất vào tháng 12, tiếp tục củng cố sức hấp dẫn của vàng giữa các đồn đoán về chính sách tiền tệ.
Vàng (XAU) tiếp tục đà tăng, vượt nhiều mốc quan trọng. Lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ (TNX) giao dịch ổn định quanh mốc 4.47%. Đồng bạc xanh (DXY) thể hiện sức mạnh khi tiệm cận ngưỡng 107.
Vàng (XAU/USD) duy trì đà tăng phiên thứ 4 liên tiếp và thiết lập mức cao nhất trong hơn một tuần. Bất ổn địa chính trị từ xung đột Nga - Ukraine thúc đẩy dòng vốn vào tài sản trú ẩn an toàn. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ neo cao hỗ trợ chỉ số DXY duy trì đà tăng, có thể tạo áp lực lên tài sản không sinh lợi suất này.
Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tăng vọt bất chấp áp lực bán gia tăng và đồng USD mạnh lên. Vàng miếng SJC vụt lên 85.7 triệu đồng, bám sát theo xu hướng thế giới.