Tháng Hai bắt đầu với một cuộc giằng co. Biến động mạnh của các cổ phiếu Big Tech như Alphabet, Facebook, hay Amazon đều đã dẫn dắt thị trường. Báo cáo NFP vượt kỳ vọng cũng cho thấy kinh tế Mỹ vẫn đang kiên cường, còn dầu vượt đỉnh 7 năm và tiền điện tử quay trở lại đường đua tăng giá. Chốt tuần trước, S&P 500 tăng 1.5%, Nasdaq tăng 2.4% và Dow Jones tăng 1%.
Lạm phát tại Anh chạm đỉnh 30 năm trong tháng Mười Hai trước tình hình chi phí năng lượng cao, nhu cầu tăng trở lại và khủng hoảng chuỗi cung ứng tiếp tục thổi phồng giá cả tiêu dùng.
Chỉ số giá tiêu dùng của Hoa Kỳ năm ngoái đã có mức tăng cao nhất trong gần 4 thập kỷ, thể hiện lạm phát cao quá mức tạo tiền đề cho việc bắt đầu tăng lãi suất của Fed vào tháng Ba.
Có một sự tập trung khá khó chịu về các dự báo CPI tháng Mười Hai. Với dự báo trung bình 7%, chênh lệch giữa các dự báo chỉ rơi vào khoảng 0.1%. Nói cách khác, ai cũng tin rằng lạm phát sẽ ở quanh mức đó, mà không có quá nhiều sai số.
Tuần này sẽ là một tuần giao dịch quan trọng cùng với số liệu lạm phát và chủ tịch & phó chủ tịch Fed cùng điều trần trước Quốc hội. Đây cũng sẽ là tuần công bố báo cáo doanh thu quý IV của nhiều ngân hàng lớn. Biến động thị trường sẽ tiếp tục ở mức cao, và Bitcoin vẫn đang chịu nhiều áp lực.
Năm 2021, lạm phát (chỉ số giá tiêu dùng CPI) đã tăng đáng kể ở cả các nền kinh tế phát triền và mới nổi như chúng ta có thể thấy trong biểu đồ dưới đây.
Nếu kỳ vọng lạm phát tiếp tục ở mức cao, chính sách của Fed có thể cũng sẽ phải diều hâu hơn. Đây là tín hiệu không tốt với trái phiếu, có thể tốt với USD, và sẽ gây lo sợ trên thị trường cổ phiếu.
Đồng đô la Mỹ sẽ được hưởng lợi trong tuần này từ sự trái ngược trong các chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương G-10, điều này sẽ xác nhận Fed đi trước BOE, BOJ và ECB trong việc rút lại các biện pháp kích thích.
Các chuyên gia phố Wall đang kỳ vọng số liệu CPI tối nay sẽ ghi nhận mức tăng 0.7% MoM, hay 6.7% YoY trong tháng Mười Một. Chỉ số CPI lõi, bỏ qua biến động của thực phẩm và năng lượng, được dự báo tăng 0.5% MoM, hay 4.9% YoY.