Dự báo lợi nhuận năm 2025 của nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ đã bị điều chỉnh giảm 5% kể từ đầu năm, so với mức giảm 2% ở nhóm vốn hóa lớn và 3% ở nhóm vốn hóa trung bình.
Sau nhiều năm giữ vị thế dẫn đầu toàn cầu, chứng khoán Mỹ đang chứng kiến giai đoạn điều chỉnh khi chỉ số S&P 500 bị các thị trường quốc tế vượt mặt trong năm 2025.
Bước sang năm 2025, định giá chứng khoán Châu Âu nhìn chung ở mức trung bình trong lịch sử, nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với Mỹ (khoảng 41%, trong khi mức chênh lệch trung bình là 16%), với tất cả các ngành đều thua thiệt, ngoại trừ công nghệ.
Chỉ số S&P 500 nhích nhẹ lên mức cao nhất mọi thời đại trong phiên giao dịch thứ Ba, trong bối cảnh tuần giao dịch rút ngắn do kỳ nghỉ lễ, mùa báo cáo lợi nhuận dần khép lại và các nhà đầu tư chờ đợi biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), trong khi những bất ổn địa chính trị vẫn đang diễn ra.
Chỉ số S&P 500 kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm trong sắc xanh, được thúc đẩy bởi đà tăng của Nvidia, Apple và Tesla, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố lộ trình áp thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại của Mỹ.
Vào ngày thứ Hai, cả thế giới đã chứng kiến 1 nghìn tỷ USD bị xóa sổ khỏi thị trường chứng khoán chỉ trong một ngày, và người đứng sau việc này chính là công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo ít được biết đến của Trung Quốc, DeepSeek.
Các nhà đầu tư đang gấp rút tìm kiếm biện pháp phòng vệ trước những đợt biến động mạnh của Phố Wall, dù thị trường chứng khoán Mỹ vẫn khởi sắc. Sự khó lường trong chính sách của Donald Trump khiến giới tài chính lo ngại, đẩy nhu cầu mua quyền chọn bảo hiểm rủi ro lên mức cao kỷ lục.
Các chỉ số chính của Phố Wall kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba với diễn biến trái chiều, khi đà tăng của Coca-Cola và Apple bù đắp cho mức giảm mạnh của Tesla. Trong khi đó, các nhà đầu tư đang phân tích những phát biểu mới nhất của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell.
Trên nhiều phương diện, Donald Trump đang tiếp nhận một “thời kỳ hoàng kim” mà ông hứa hẹn sẽ mang đến cho nước Mỹ. Điều quan trọng nhất lúc này là duy trì và phát huy những thành tựu đã đạt được.
Trong khi tâm lý nhà đầu tư đang lạc quan về triển vọng thị trường, những bất định kinh tế và mức định giá tài sản cao ngất ngưởng đang đặt ra thách thức lớn. Với thị trường đang ở trạng thái "định giá hoàn hảo", chỉ một thông tin kinh tế bất lợi hoặc thay đổi chính sách đột ngột cũng có thể dẫn đến những cú sốc mạnh. Trong bối cảnh này, sự lạc quan cần được cân bằng với sự cẩn trọng và các kế hoạch quản lý rủi ro chặt chẽ.
Chỉ số S&P 500 đóng cửa giảm mạnh vào thứ Ba, khi nhóm cổ phiếu công nghệ chịu áp lực từ việc lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng sau các dữ liệu kinh tế làm dấy lên lo ngại về lạm phát dai dẳng, làm giảm kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất thêm.
Chứng khoán toàn cầu tăng điểm trong khi chỉ số DXY giảm vào thứ Hai, sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump bác bỏ một bài báo rằng chính quyền sắp tới của ông có khả năng theo đuổi chính sách thuế quan ít quyết liệt hơn so với những gì ông từng đe doạ.
Sự gia tăng lợi suất trái phiếu cho thấy các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao khả năng xử lý của các nền kinh tế phát triển trước hai thách thức lớn: gánh nặng nợ công ở mức cao và chi phí vay vốn ngày càng tăng. Điều này phản ánh mối quan ngại ngày càng lớn của thị trường về tính bền vững tài chính của các quốc gia trong bối cảnh chi phí phục vụ nợ đang có xu hướng leo thang.