Mùa báo cáo lợi nhuận châu Á: Liệu AI có thể tiếp tục tăng trưởng và đồng Yên có thể phục hồi?

Mùa báo cáo lợi nhuận châu Á: Liệu AI có thể tiếp tục tăng trưởng và đồng Yên có thể phục hồi?

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

09:18 17/04/2024

Khu vực châu Á đang cho thấy những dấu hiệu tích cực về tăng trưởng lợi nhuận theo quý trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh sắp tới, và các nhà giao dịch đang tập trung để tận dụng tối đa cơ hội này.

Những chủ đề được quan tâm hàng đầu bao gồm: sự tăng trưởng mạnh mẽ của lợi nhuận từ các công ty công nghệ vốn hóa lớn, sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo và việc các công ty Trung Quốc chi trả cổ tức nhiều hơn. Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi tác động của việc đồng Yên giảm mạnh đến lợi nhuận của các công ty Nhật Bản, đồng thời tìm kiếm những "ngựa chiến" mới trên thị trường Ấn Độ vốn đang ở mức định giá cao.

Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ chứng kiến mức tăng trưởng lợi nhuận theo năm đầu tiên trong 8 quý, với thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng 4.1% cho kỳ kết thúc vào tháng 3, theo dữ liệu tổng hợp của Bloomberg. Cổ phiếu công nghệ được dự báo sẽ dẫn đầu đà tăng trưởng, trong khi cổ phiếu ngành tiện ích dự kiến sẽ có sự phục hồi.

Ông Gary Dugan, Giám đốc điều hành đầu tư tại Dalma Capital Management, cho biết: "Tăng trưởng lợi nhuận của các công ty dường như đang tăng tốc, tạo ra cái nhìn thuận lợi về triển vọng của thị trường chứng khoán châu Á nếu chỉ dựa trên các yếu tố cơ bản của khu vực. Tuy nhiên, thách thức từ lãi suất cao của Mỹ và đồng USD mạnh có thể trì hoãn đợt phục hồi."

Lợi nhuận khu vực châu Á dự kiến sẽ có sự chuyển biến tích cực

Cùng điểm qua 5 chủ đề then chốt cần lưu ý khi mùa báo cáo lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ diễn ra trong vài tuần tới.

Bùng nổ Trí tuệ Nhân tạo (AI)

Cùng với triển vọng tươi sáng của các ứng dụng AI, dòng tiền vẫn đang đổ mạnh vào mọi thứ liên quan đến chất bán dẫn. Điều này mang lại lợi nhuận bất ngờ cho các thị trường do công nghệ thống trị của châu Á, ngay cả khi các dấu hiệu về sự phục hồi của ngành điện tử tiêu dùng nói chung vẫn đang được mong đợi.

Chỉ số Taiex của Đài Loan đã tăng vọt 16% trong ba tháng qua, là mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong số các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới. Cùng với đó, thị trường chứng khoán Hàn Quốc cũng thiết lập kỷ lục mới về dòng vốn ngoại ròng theo quý, với giá trị 12.2 tỷ USD chảy vào thị trường trong quý đầu tiên của năm nay.

Samsung Electronics đã mở ra hy vọng cho mùa báo cáo kết quả kinh doanh sắp tới với báo cáo sơ bộ cho thấy lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ nhờ giá bộ nhớ tăng cao và doanh số bán điện thoại thông minh ổn định. Điều này càng củng cố sự lạc quan khi TSMC, nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, dự kiến công bố báo cáo thu nhập vào ngày 18/4. Thành tích của TSMC được dự báo sẽ tác động đáng kể đến thị trường.

Ông Han Piow Liew, giám đốc bộ phận phái sinh tại Maitri Asset Management, cho biết: " Có vẻ các chuyên giá đã đánh giá thấp doanh thu và lợi nhuận của các công ty nhưng trên thực tế chúng có thể sẽ vượt xa hơn dự đoán và điều này sẽ dẫn đến một đợt điều chỉnh ước tính lợi nhuận trong tương lai và do đó hỗ trợ đà tăng trưởng mạnh mẽ của AI."

Các công ty Nhật Bản có thể phải đối mặt với biến động tỷ giá hối đoái trong bối cảnh các ngân hàng trung ương toàn cầu đang bước vào những thời điểm then chốt về chính sách tiền tệ. BoJ đang hướng tới việc thắt chặt chính sách dần dần, trong khi Fed cuối cùng sẽ nới lỏng chính sách. Đồng Yên đã giảm xuống mức thấp nhất trong 34 năm, khiến các nhà giao dịch lo ngại về khả năng can thiệp của chính quyền Nhật Bản để bảo vệ đồng tiền.

Mặc dù đồng Yên yếu đã giúp các nhà xuất khẩu của Nhật Bản đạt được lợi nhuận kỷ lục và đẩy Nikkei 225 lên mức cao nhất từ trước đến nay, nhưng tác động này không đồng đều. Trong khi các tập đoàn lớn như nhà sản xuất ô tô Toyota Motor và nhà sản xuất PlayStation Sony Group có các chiến lược sản xuất ở nước ngoài và phòng ngừa rủi ro ngoại hối để giảm thiểu rủi ro tỷ giá, thì các công ty khác phải đối mặt với những tác động lớn hơn.

Các chiến lược gia của SMBC Nikko Securities, dẫn đầu bởi Hikaru Yasuda, đã viết trong một báo cáo vào tháng trước: "Kịch bản chính của chúng tôi là BoJ sẽ duy trì lập trường dovish. Tuy nhiên, từ giữa năm 2024, chúng tôi cho rằng tăng trưởng lương thực tế và kỳ vọng cao hơn về việc Fed cắt giảm lãi suất có thể thúc đẩy sự chuyển hướng sang các ngành phụ thuộc nhu cầu nội địa."

Cổ tức tại thị trường Trung Quốc

Các nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc đang ngày càng quan tâm đến cổ tức và mua lại cổ phiếu của công ty sau chuỗi dài những thất vọng về lợi nhuận và nhiều năm giá cổ phiếu giảm.

Các công ty Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện lợi nhuận cho cổ đông. Điều này diễn ra sau khi các cơ quan quản lý kêu gọi nâng cao chất lượng quản trị và chú trọng hơn đến lợi ích của các nhà đầu tư nhỏ. Xu hướng này không chỉ xuất hiện ở các tập đoàn nhà nước lớn mà còn cả ở nhiều công ty tư nhân đang có tốc độ tăng trưởng cao, chi trả hơn 50% lợi nhuận cho cổ đông.

Chỉ số đánh giá các công ty có lịch sử trả cổ tức cao đã tăng hơn 15% trong năm nay và đang hướng đến năm thứ tư liên tiếp vượt trội so với chỉ số Shanghai Composite.

Cổ phiếu trả cổ tức cao của Trung Quốc đang vượt trội so với thị trường

Lợi nhuận của các công ty công nghệ lớn
Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương về Dịch vụ Truyền thông - bao gồm các tên tuổi lớn về internet, viễn thông và trò chơi điện tử của khu vực - dự kiến sẽ cho thấy mức tăng trưởng lợi nhuận 136% trong quý 1 so với cùng kỳ năm ngoái. Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, đây là mức tăng trưởng lớn nhất kể từ quý 4 năm 2020.

Điều này có thể là tín hiệu tích cực cho chỉ số, vốn gần như không thay đổi so với mức cuối năm 2022. Đây cũng là thông tin tích cực cho thị trường chứng khoán châu Á nói chung, vì các cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn là một trong những động lực chính của khu vực.

Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Tencent Holdings dự kiến sẽ báo cáo mức tăng trưởng lợi nhuận 37%, phục hồi sau hai quý sụt giảm. Softbank Group của Nhật Bản dự kiến sẽ vẫn có lãi sau khi lãi trở lại vào quý 4 năm 2023. Cả hai công ty này đều dự kiến báo cáo kết quả kinh doanh vào tháng 5.

Dòng tiền tại thị trường Ấn Độ đang ''vận động''

Thị trường chứng khoán Ấn Độ đã trải qua 8 năm tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng gần đây đang có dấu hiệu chững lại. Điều này khiến các nhà đầu tư tìm kiếm những động lực mới.

Chỉ số NSE Nifty 50 - nhóm 50 công ty hàng đầu của Ấn Độ - đã chứng kiến ước tính lợi nhuận tăng 20% trong năm nay, vượt xa mức tăng 4% của chỉ số chính Nifty 50.

Ngoài thu nhập, một yếu tố thúc đẩy quan trọng khác có thể là cuộc bầu cử quốc gia bắt đầu vào thứ Sáu. Thủ tướng Narendra Modi được dự đoán sẽ giành thêm một nhiệm kỳ lãnh đạo nền kinh tế lớn đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Cổ phiếu trong nhóm Nifty Next 50 bao gồm các công ty công nghiệp và vật liệu sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ sự tăng trưởng đó.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc, thách thức mục tiêu của ECB và đà phục hồi kinh tế
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc, thách thức mục tiêu của ECB và đà phục hồi kinh tế

Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc trong tháng 4, lần đầu tiên kể từ tháng 12, đặt ra thách thức cho mục tiêu lạm phát 2% của ECB. Theo đó, lạm phát tại Đức đã tăng 2.4%, vượt qua dự báo 2.3% của các nhà kinh tế. Năng lượng là yếu tố chính thúc đẩy cho đà tăng này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ