Lợi suất trái phiếu Nhật Bản tăng vọt: Nguy cơ nào cho nền kinh tế?

Lợi suất trái phiếu Nhật Bản tăng vọt: Nguy cơ nào cho nền kinh tế?

Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

08:58 21/02/2025

Lợi suất trái phiếu chính phủ tăng có thể làm gia tăng áp lực lên tình hình tài chính vốn đã căng thẳng của Nhật Bản, Bộ trưởng Tài chính nước này cảnh báo, sau khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm chạm mức cao nhất trong 15 năm qua.

"Việc lợi suất trái phiếu dài hạn tăng đồng nghĩa với lãi suất cao hơn và chi phí lãi vay cũng tăng theo," Bộ trưởng Tài chính Katsunobu Kato phát biểu với báo giới vào thứ Sáu. "Điều này có thể gây áp lực lên chi tiêu chính sách, nhất là trong bối cảnh tỷ lệ nợ công so với GDP của Nhật Bản đang ở mức cao."

Vào thứ Sáu, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 1.455%, mức cao nhất kể từ năm 2009, khi các nhà đầu tư cân nhắc khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng lãi suất. Động thái này diễn ra sau khi lạm phát tiêu dùng trong tháng 1 tăng nhanh hơn dự kiến.

Mặc dù hầu hết các chuyên gia kinh tế dự báo BoJ sẽ đợi đến mùa hè mới tiếp tục tăng lãi suất, nhưng các số liệu gần đây cho thấy chu kỳ thắt chặt chính sách có thể diễn ra nhanh hơn dự đoán ban đầu.

Quan điểm này càng được củng cố trong tuần qua sau khi Nhật Bản công bố tăng trưởng kinh tế quý IV/2023 mạnh hơn kỳ vọng, cùng với những phát biểu mang tính cứng rắn từ thành viên Hội đồng Chính sách BoJ, ông Hajime Takata.

Bộ trưởng Kato không đưa ra bình luận về nguyên nhân khiến lợi suất trái phiếu tăng, chỉ nhấn mạnh rằng nhiều yếu tố có thể tác động đến diễn biến này.

Thống đốc BoJ, ông Kazuo Ueda, cho biết ông không thảo luận về lợi suất trái phiếu với Thủ tướng Shigeru Ishiba trong cuộc gặp hôm thứ Năm - cuộc gặp định kỳ đầu tiên của hai bên kể từ tháng 10 năm ngoái.

Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố đầu tháng này, tổng nợ công của Nhật Bản dự kiến sẽ đạt 232.7% GDP trong năm nay.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

GBP tiếp tục điều chỉnh so với USD trước Chỉ số PMI Sản xuất của Mỹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

GBP tiếp tục điều chỉnh so với USD trước Chỉ số PMI Sản xuất của Mỹ

GBP/USD giảm xuống dưới 1.3300 so với USD khi đồng tiền này mở rộng đà phục hồi bất chấp dữ liệu GDP quý 1 của Mỹ cho thấy kinh tế suy giảm. Sự bất ổn thương mại Mỹ-Trung có khả năng khiến nhà đầu tư thận trọng vì Chỉ số PMI Sản xuất của Mỹ có thể gợi ý về tác động ban đầu từ chính sách thuế quan của Trump. Các quan chức BoE nhấn mạnh sự cần thiết phải loại bỏ rủi ro chiến tranh thương mại trong các quyết định chính sách tiền tệ.
Vàng "quanh quẩn" mức thấp nhất hai tuần khi thị trường hy vọng đàm phán thuế quan Mỹ-Trung
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Vàng "quanh quẩn" mức thấp nhất hai tuần khi thị trường hy vọng đàm phán thuế quan Mỹ-Trung

Giá vàng chịu áp lực bán mạnh trong ngày thứ ba liên tiếp giữa sự kết hợp của nhiều yếu tố. Dấu hiệu căng thẳng Mỹ-Trung hạ nhiệt và USD tăng nhẹ đè nặng lên kim loại quý. Cá cược vào việc Fed mạnh tay cắt giảm lãi suất sẽ hạn chế đà tăng của USD và giới hạn đà giảm cho cặp XAU/USD.
Chính trị gia Hoa Kỳ tìm cách kiểm soát thuế quan của Trump - Thượng viện đáp trả trong gang tấc
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chính trị gia Hoa Kỳ tìm cách kiểm soát thuế quan của Trump - Thượng viện đáp trả trong gang tấc

Thượng viện Hoa Kỳ, với số phiếu chia rẽ sát sao, đã bác bỏ nỗ lực lưỡng đảng mới nhất nhằm ngăn chặn các mức thuế quan của Tổng thống vào thứ Tư, chỉ vài giờ sau khi chính phủ liên bang báo cáo rằng kinh tế Hoa Kỳ đang suy giảm lần đầu tiên sau ba năm trong bối cảnh hỗn loạn từ các chính sách của tổng thống.
XAG/USD giảm xuống mức thấp nhiều tuần
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

XAG/USD giảm xuống mức thấp nhiều tuần

Bạc tiếp tục chịu áp lực bán mạnh trong phiên thứ ba liên tiếp vào thứ Năm. Việc phá vỡ dưới đường SMA 100 giờ có thể được xem là một tín hiệu mới cho phe gấu. Các nhà giao dịch hiện đang chờ đợi sự xác nhận dưới mức 32,00 USD trước khi định vị cho các khoản lỗ sâu hơn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ