Giá vàng hôm nay ngày 31/3: Thủng mốc $1,700/oz, nhà đầu tư tháo chạy khỏi vàng

Giá vàng hôm nay ngày 31/3: Thủng mốc $1,700/oz, nhà đầu tư tháo chạy khỏi vàng

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

08:24 31/03/2021

Giá vàng tiếp tục bị bán tháo xuống mức đáy tháng 3 tại $1,675 khi một loạt yếu tố bất lợi đè nặng lên kim loại quý

Nhà đầu tư đang tháo chạy khỏi vàng
Nhà đầu tư đang tháo chạy khỏi vàng

Giá vàng trong nước:

Theo Eximbank, tính đến 09:00 sáng ngày 31/3:

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 2 ký tự chữ và 1-2-5 chỉ):

  • Mua vào: 5,435,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,460,000 VND/chỉ.

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 1 ký tự chữ):

  • Mua vào: 5,421,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,460,000 VND/chỉ.

Giá vàng thế giới:

Những ai yêu thích kim loại quý lại vừa trải qua một ngày không mấy vui vẻ khi giá vàng sụt giảm mạnh xuống $1,680/oz. Lợi suất TPCP Mỹ và đồng USD tăng trên diện rộng là 2 nguyên nhân chính cho đà giảm gần đây với lợi suất UST 10 năm đã có lúc lên tới 1.77% trong ngày hôm qua. Sự "ghẻ lạnh" của các quỹ ETF vàng với kim loại này cũng đè nặng lên giá vàng, các quỹ này đã bán ra tới 6.5 triệu ounces kể từ đầu năm đến nay. Lần gần nhất các quỹ ETF thoát chạy khỏi vàng vào năm 2013, vàng đã bước vào chu kỳ giảm tới 3 năm. Trong khi đó, Hoa Kỳ đang tăng cường nỗ lực tiêm chủng vắc-xin Covid-19 và Tổng thống Joe Biden chuẩn bị công bố gói cơ sở hạ tầng lớn vào hôm nay để hỗ trợ nền kinh tế. Vàng đang hướng tới quý sụt giảm đầu tiên kể từ năm 2018 do kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu phục hồi.

Tính đến 09:00 sáng ngày 31/3, giá vàng thế giới giao ngay đang được giao dịch quanh mốc $1,680/oz.

Giá xăng dầu trong nước:

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 ngày 12.3.2021

Ngày 12/3, giá xăng trong nước được Petrolimex niêm yết dao động ở mức từ 13,760 - 19,360 VND/lít tại vùng 1, từ 14,030 - 19,740 VND/lít tại vùng 2. Bên cạnh giá xăng, giá dầu hỏa vùng 1 là 13,170 VND/lít và vùng 2 là 13,430 VND/lít

Giá dầu thế giới:

Giá dầu biến động khá mạnh trước thềm cuộc họp OPEC + vào thứ Năm, nơi tổ chức này sẽ đưa ra quyết định về chính sách sản lượng - dự kiến Ả Rập và các nước thành viên sẽ duy trì lập trường thận trọng về việc bổ sung nguồn cung do những lo ngại ngắn hạn về nhu cầu. Hội đồng OPEC + đã điều chỉnh giảm ước tính nhu cầu dầu trong năm nay trong cuộc họp đầu tuần. Tuy nhiên, nhóm cũng hy vọng lượng dầu dư thừa tích tụ trong đại dịch sẽ gần như biến mất trong quý tới. Dữ liệu kinh tế và dự báo tiếp tục cho thấy sự phục hồi, một tín hiệu tốt cho nhu cầu dầu. Ở châu Á, PMI sản xuất của Trung Quốc đã tăng lên 51.9 vào tháng 3, đánh bại các ước tính đồng thuận. Vào tuần tới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng sẽ nâng cấp dự báo về tăng trưởng toàn cầu - được thúc đẩy bởi triển vọng tốt hơn đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc - đồng thời cảnh báo về các chủng vi rút mới có thể làm chậm sự phục hồi.

 

  • Tính đến 09:00 sáng ngày 31/3, giá dầu thô WTI Futures giao tháng gần nhất giao dịch tại $60.6/thùng, tăng 0.33%.
  • Trong khi đó, giá dầu Brent Futures giao tháng gần nhất tăng 0.44% lên mức $64.24/thùng.

Chứng khoán trong nước và quốc tế:

Thị trường trong nước diễn biến khá tích cực trong ngày hôm qua, giúp VN-Index tăng 0.91% lên 1,186.36 điểm, HNX-Index tăng 1.8% lên 281.14 điểm. Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 707 triệu đơn vị, tăng 19.36% so với phiên giao dịch trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX giảm 5.54%, đạt mức gần 161 triệu đơn vị. Mặc dù khối ngoại vẫn bán ròng trên HOSE với giá trị hơn 287 tỷ đồng, điều này dường như không còn tác động đến tâm lý các nhà đầu tư trong nước. Nếu sự lạc quan như hiện nay được duy trì, "chuyến tàu" vượt 1,200 điểm sẽ sớm cán đích.

Chứng khoán châu Á ổn định vào sáng nay trong bối cảnh lợi suất toàn cầu tăng lên khi các nhà đầu tư chờ đợi thêm thông tin chi tiết về gói chi tiêu tiếp theo của Mỹ. Các ngân hàng đã kéo chỉ số Nikkei 225 đi xuống hơn sau khi Mitsubishi UFJ Financial Group Inc. gia nhập danh sách các công ty trên toàn cầu chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tại Archegos Capital Management. Hợp đồng tương lai chứng khoán Hoa Kỳ tăng sau khi S&P 500 đóng cửa giảm điểm trước đó. Hiện tại, các nhà đầu tư đang theo dõi quá trình tăng trưởng của Hoa Kỳ và tác động tiềm tàng của nó lên lạm phát. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng sẽ nâng cấp dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào tuần tới. Triển vọng chung của thị trường chứng khoán năm nay vẫn khá tích cực nhờ nền kinh tế mở cửa trở lại, những biến động hiện nay hầu như chỉ là các tín hiệu nhiễu trong ngắng hạn.

Dow Jones: 33,066.97 (giảm 0.31%)

S&P 500: 3,958.56 (giảm 0.32%)

Nasdaq: 13,045.4 (giảm 0.11%)

DAX: 15,008.610 (tăng 1.29%)

Stoxx 50: 3926.2 (tăng 1.12%)

NIKKEI 225: 29251.48 (giảm 0.61%)

Ngoại tệ (tham khảo tỷ giá VCB cập nhật lúc 08:30 sáng ngày 31/3):

Mặc dù phục hồi đôi chút vào cuối phiên Mỹ ngày hôm qua, các đồng tiền chính đã bắt đầu giảm trở lại khi lợi suất TPCP Mỹ vẫn vững vàng trên mức 1.7% và kỳ vọng tăng trưởng thần tốc của nền kinh tế Mỹ. Sau tuyên bố 90% người trưởng thành sẽ đủ điều kiện tiêm chủng trong tháng tới và kế hoạch cơ sở hạ tầng sẽ được tổng thống Biden thông báo trong tuần này, triển vọng cho Hoa Kỳ đang vô cùng sáng sủa. EUR tiếp tục bị đè nặng do sự phân kỳ về mọi mặt với Mỹ, từ chính sách của NHTW đến tốc độ tiêm chủng, có lẽ EUR/USD sẽ sớm giảm xuống mốc 1.16. GBP/USD mặc dù giảm nhưng vẫn giữ được mức 1.37, nhưng cần chú ý rằng GBP thường biến động mạnh vào thời điểm cuối tuần/cuối quý. Các đồng beta cao như AUD, NZD và CAD hồi phục đôi chút vào sáng nay nhờ hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tìm lại sắc xanh. CHF và JPY nới rộng đà sụt giảm với USD/JPY đang hướng tới mức đỉnh năm ngoái tại 112.20.

USD/VND:  22,990.00 - 23,170.00 (tăng 10 đồng)

EUR/VND: 26,504.06 - 27,609.78 (giảm 94 đồng)

GBP/VND: 31,245.43 - 32,224.98 (giảm 29 đồng)

JPY/VND:  204.43 - 212.95 (giảm 1.5 đồng)

CHF/VND: 24,118.28 -  24,874.39 (giảm 76 đồng)

AUD/VND: 17,304.29 - 17,846.78 (giảm 35 đồng)

CAD/VND: 18,031.78 - 18,597.08 (giảm 11 đồng)

Tổng hợp

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

GBP tiếp tục điều chỉnh so với USD trước Chỉ số PMI Sản xuất của Mỹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

GBP tiếp tục điều chỉnh so với USD trước Chỉ số PMI Sản xuất của Mỹ

GBP/USD giảm xuống dưới 1.3300 so với USD khi đồng tiền này mở rộng đà phục hồi bất chấp dữ liệu GDP quý 1 của Mỹ cho thấy kinh tế suy giảm. Sự bất ổn thương mại Mỹ-Trung có khả năng khiến nhà đầu tư thận trọng vì Chỉ số PMI Sản xuất của Mỹ có thể gợi ý về tác động ban đầu từ chính sách thuế quan của Trump. Các quan chức BoE nhấn mạnh sự cần thiết phải loại bỏ rủi ro chiến tranh thương mại trong các quyết định chính sách tiền tệ.
Vàng "quanh quẩn" mức thấp nhất hai tuần khi thị trường hy vọng đàm phán thuế quan Mỹ-Trung
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Vàng "quanh quẩn" mức thấp nhất hai tuần khi thị trường hy vọng đàm phán thuế quan Mỹ-Trung

Giá vàng chịu áp lực bán mạnh trong ngày thứ ba liên tiếp giữa sự kết hợp của nhiều yếu tố. Dấu hiệu căng thẳng Mỹ-Trung hạ nhiệt và USD tăng nhẹ đè nặng lên kim loại quý. Cá cược vào việc Fed mạnh tay cắt giảm lãi suất sẽ hạn chế đà tăng của USD và giới hạn đà giảm cho cặp XAU/USD.
Chính trị gia Hoa Kỳ tìm cách kiểm soát thuế quan của Trump - Thượng viện đáp trả trong gang tấc
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chính trị gia Hoa Kỳ tìm cách kiểm soát thuế quan của Trump - Thượng viện đáp trả trong gang tấc

Thượng viện Hoa Kỳ, với số phiếu chia rẽ sát sao, đã bác bỏ nỗ lực lưỡng đảng mới nhất nhằm ngăn chặn các mức thuế quan của Tổng thống vào thứ Tư, chỉ vài giờ sau khi chính phủ liên bang báo cáo rằng kinh tế Hoa Kỳ đang suy giảm lần đầu tiên sau ba năm trong bối cảnh hỗn loạn từ các chính sách của tổng thống.
XAG/USD giảm xuống mức thấp nhiều tuần
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

XAG/USD giảm xuống mức thấp nhiều tuần

Bạc tiếp tục chịu áp lực bán mạnh trong phiên thứ ba liên tiếp vào thứ Năm. Việc phá vỡ dưới đường SMA 100 giờ có thể được xem là một tín hiệu mới cho phe gấu. Các nhà giao dịch hiện đang chờ đợi sự xác nhận dưới mức 32,00 USD trước khi định vị cho các khoản lỗ sâu hơn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ