Chứng khoán châu Á có tuần giảm điểm đầu tiên sau 5 tuần tăng liên tiếp

Chứng khoán châu Á có tuần giảm điểm đầu tiên sau 5 tuần tăng liên tiếp

Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

09:32 11/10/2024

Chứng khoán châu Á ghi nhận tuần giảm đầu tiên sau năm tuần tăng liên tiếp, do đà tăng của chứng khoán Trung Quốc tạm dừng. Thị trường đang chờ đợi những thông tin chi tiết về gói kích thích mà Bắc Kinh sẽ công bố vào cuối tuần này.

Trong đêm qua, dữ liệu cho thấy CPI lõi tại Mỹ đã đạt mức 0.3% trong tháng 9, cao hơn một chút so với dự đoán, cho thấy quá trình kiểm soát lạm phát của Fed đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần vẫn cao, điều này vẫn giữ vững kỳ vọng rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 11.

Chỉ số MSCI chỉ tăng nhẹ 0.3%, nhưng vẫn ghi nhận mức giảm 1.7% trong tuần này sau bốn tuần tăng liên tiếp. Ngược lại, chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 0.6%, nâng tổng mức tăng trong tuần lên 2.6%.

Các hợp đồng tương lai trên phố Wall cũng tăng 0.1%. Các nhà đầu tư đang chú ý đến việc ra mắt robotaxi mà Tesla đã hứa hẹn từ lâu, dự kiến diễn ra vào tối thứ Năm.

Quay lại với thị trường châu Á, chứng khoán Hàn Quốc tăng 0.4% sau khi Ngân hàng Hàn Quốc bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách với việc giảm lãi suất 0.25 điểm phần trăm, đây là một quyết định đã được dự đoán từ trước.

Cổ phiếu blue-chip của Trung Quốc giảm 1% vào thứ Sáu và giảm 1.5% trong tuần. Chỉ số HSI, đang đóng của do kỳ nghỉ lễ, giảm 6.5% trong tuần, ghi nhận mức giảm lớn nhất trong hai năm qua.

Ting Lu, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Nomura cho biết thị trường đang chú ý đến thông báo gói kích thích được công bố vào thứ Bảy.

Ông cho rằng bất kỳ số liệu cụ thể nào về ngân sách bổ sung và hạn mức trái phiếu sẽ cần sự phê duyệt của Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ. Điều này có thể khó xảy ra trước khi diễn ra cuộc họp báo, vì vậy thị trường đang rất quan tâm đến những thông tin mà Bộ Tài chính có thể công bố.

Trong đêm qua, các chỉ số phố Wall giảm nhẹ trong khi lợi suất trái phiếu biến động trái chiều. Giá dầu tăng hơn 3% nhờ nhu cầu nhiên liệu tăng tại Mỹ trước cơn bão Milton và rủi ro từ nguồn cung tại Trung Đông.

Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 0.5% vào thứ Sáu xuống còn 78.95 USD/thùng, sau khi đã tăng 3.7% một ngày trước đó.

Lợi suất trái phiếu tăng trong tuần khi các nhà giao dịch giảm kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất lớn của Fed. Chủ tịch Ngân hàng Fed Atlanta, Raphael Bostic đã phát biểu rằng ông sẵn sàng xem xét việc tạm dừng hạ lãi suất trong cuộc họp tháng tới. Tuy nhiên, cũng có một số thành viên khác trong ngân hàng ủng hộ việc cắt giảm lãi suất một cách từ từ hơn.

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm đã tăng 2 điểm cơ bản trong tuần lên 3.9552%, trong khi lợi suất kỳ hạn 10 năm tăng 8 điểm cơ bản lên 4.0628%.

Các nhà giao dịch vẫn đánh giá khoảng 83% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng tới và 17% khả năng giữ nguyên lãi suất, theo báo cáo từ CME's FedWatch.

Các nhà phân tích tại JPMorgan nhận định rằng FOMC vẫn đang dự kiến sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất với một đợt cắt giảm 25 điểm cơ bản vào tháng 11. Tuy nhiên, dự báo về khả năng cắt giảm thêm trong tháng 12 đang gặp khó khăn do sự tăng trưởng kinh tế và các số liệu lạm phát mạnh mẽ.

Diễn biến trên thị trường tiền tệ vào thứ Sáu diễn ra khá ổn định. Đồng USD đang trên đà ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp, giữ gần mức cao nhất trong hai tháng so với các đồng tiền chủ chốt khác.

EUR/USD giảm 40 pip trong tuần xuống còn 1.0934, do kỳ vọng rằng ECB sẽ giảm lãi suất trong cả tháng 10 và tháng 12.

Giá vàng tăng 0.15% lên 2,633.31 USD/ounce, giữ vững trên mức quan trọng 2,600 USD/ounce.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

GBP tiếp tục điều chỉnh so với USD trước Chỉ số PMI Sản xuất của Mỹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

GBP tiếp tục điều chỉnh so với USD trước Chỉ số PMI Sản xuất của Mỹ

GBP/USD giảm xuống dưới 1.3300 so với USD khi đồng tiền này mở rộng đà phục hồi bất chấp dữ liệu GDP quý 1 của Mỹ cho thấy kinh tế suy giảm. Sự bất ổn thương mại Mỹ-Trung có khả năng khiến nhà đầu tư thận trọng vì Chỉ số PMI Sản xuất của Mỹ có thể gợi ý về tác động ban đầu từ chính sách thuế quan của Trump. Các quan chức BoE nhấn mạnh sự cần thiết phải loại bỏ rủi ro chiến tranh thương mại trong các quyết định chính sách tiền tệ.
Vàng "quanh quẩn" mức thấp nhất hai tuần khi thị trường hy vọng đàm phán thuế quan Mỹ-Trung
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Vàng "quanh quẩn" mức thấp nhất hai tuần khi thị trường hy vọng đàm phán thuế quan Mỹ-Trung

Giá vàng chịu áp lực bán mạnh trong ngày thứ ba liên tiếp giữa sự kết hợp của nhiều yếu tố. Dấu hiệu căng thẳng Mỹ-Trung hạ nhiệt và USD tăng nhẹ đè nặng lên kim loại quý. Cá cược vào việc Fed mạnh tay cắt giảm lãi suất sẽ hạn chế đà tăng của USD và giới hạn đà giảm cho cặp XAU/USD.
Chính trị gia Hoa Kỳ tìm cách kiểm soát thuế quan của Trump - Thượng viện đáp trả trong gang tấc
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chính trị gia Hoa Kỳ tìm cách kiểm soát thuế quan của Trump - Thượng viện đáp trả trong gang tấc

Thượng viện Hoa Kỳ, với số phiếu chia rẽ sát sao, đã bác bỏ nỗ lực lưỡng đảng mới nhất nhằm ngăn chặn các mức thuế quan của Tổng thống vào thứ Tư, chỉ vài giờ sau khi chính phủ liên bang báo cáo rằng kinh tế Hoa Kỳ đang suy giảm lần đầu tiên sau ba năm trong bối cảnh hỗn loạn từ các chính sách của tổng thống.
XAG/USD giảm xuống mức thấp nhiều tuần
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

XAG/USD giảm xuống mức thấp nhiều tuần

Bạc tiếp tục chịu áp lực bán mạnh trong phiên thứ ba liên tiếp vào thứ Năm. Việc phá vỡ dưới đường SMA 100 giờ có thể được xem là một tín hiệu mới cho phe gấu. Các nhà giao dịch hiện đang chờ đợi sự xác nhận dưới mức 32,00 USD trước khi định vị cho các khoản lỗ sâu hơn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ