Ba lý do chính ngây ra lạm phát tại Úc nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng trung ương

Ba lý do chính ngây ra lạm phát tại Úc nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng trung ương

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

08:02 01/11/2023

Lạm phát ở Úc đang bị thúc đẩy bởi biến đổi khí hậu, các cú sốc địa chính trị và chính sách của chính phủ - những yếu tố thường nằm ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng Dự trữ. Tuy nhiên, các nhà kinh tế vẫn dự báo nước này sẽ phải đáp trả bằng việc thắt chặt tiền tệ ngay trong tuần tới.

Trong dấu hiệu phản ánh rằng áp lực ở ít nhất một trong ba nhóm này vẫn tiếp tục tồn tại, số liệu công bố hôm thứ Tư cho thấy giá nhà ở tại Úc đã tăng tháng thứ 8 liên tiếp, trong khi tỷ lệ trống cho thuê chạm đáy kỷ lục.

Giá nhà và tiền thuê nhà, xăng dầu và bảo hiểm là những yếu tố chính thúc đẩy giá tiêu dùng trong quý trước. Theo Bloomberg Economics, những yếu tố này chiếm khoảng 19% rổ CPI nhưng lại chiếm tới 44% mức tăng.

“Liệu việc tăng lãi suất thêm nữa có thể giải quyết được những áp lực này không?” chuyên gia James McIntyre tại Bloomberg Economics cho biết. “Chúng tôi cho rằng đà tăng đột biến của dầu, điện, giá thuê nhà và bảo hiểm sẽ giảm dần trong nửa cuối năm 2025, giia đoạn Ngân hàng Dự trữ dự báo lạm phát quay trở lại mục tiêu và sẽ làm như vậy mà không cần thêm bất kỳ trợ giúp nào từ RBA.”

Việc tìm một ngôi nhà ở Úc đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết với không đến 1% tài sản cho thuê đang có sẵn. Điều đó khiến giá thuê tăng chóng mặt, làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Gia tăng dân số tại khu vực Đại Sydney cũng đang làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nguồn cung nhà ở. Đây là cách “vòng xoáy luẩn quẩn” của thị trường nhà đất đang kéo đất nước vào khủng hoảng.

Đó là lý do tại sao McIntyre nằm trong nhóm nhỏ nhận định ngân hàng trung ương sẽ giữ lãi suất ở mức 4.1% lần thứ năm liên tiếp vào ngày 7/11.

Nhà ở là nguyên nhân chính gây ra lạm phát bất chấp việc RBA tăng lãi suất 4% kể từ tháng 5/2022, do chi phí lao động và vật chất tăng cao, tình trạng thiếu cung thường xuyên và dân số ngày càng tăng.

Thị trường hiện định giá 70% khả năng RBA sẽ nâng lãi suất lên 4.35% vào thứ Ba tuần sau, sau khi Thống đốc Michele Bullock cảnh báo rằng họ sẽ không chấp nhận lạm phát mất nhiều thời gian hơn để giảm về mục tiêu 2-3% vào nửa cuối năm 2025.

Bình luận này được đưa ra chỉ vài ngày trước khi công ty tư vấn bất động sản CoreLogic báo cáo rằng số lượng nhà có sẵn cho thuê trong tháng 10 đã giảm xuống mức thấp lịch sử. Điều đó sẽ tạo thêm áp lực lên lạm phát tiền thuê nhà, vốn đã tăng 7.6% trong quý III so với cùng kỳ, mức tăng lớn nhất kể từ năm 2009.

Theo Cameron Kusher, giám đốc nghiên cứu kinh tế tại bộ phận PropTrack của REA Group, “có vẻ tình hình này sẽ không sớm thay đổi do dân số tăng trưởng, thiếu nguồn cung nhà ở mới đáng kể và nhu cầu thuê nhà mạnh mẽ”.

Úc đã tiếp nhận hơn 500,000 người từ nước ngoài trong 12 tháng tính đến tháng 9.

Các nhà kinh tế tại UBS cho biết mức tăng trưởng dân số kỷ lục dự kiến sẽ góp thêm 0.25-0.5% vào CPI trong thời gian tới, trong khi cựu quan chức RBA Luci Ellis cho biết điều này đang thúc đẩy tổng cầu tiêu dùng, với doanh số bán lẻ công bố hôm thứ Hai tăng 0.9%, gấp ba lần dự báo của các nhà kinh tế.

“Áp lực nhu cầu trong nước vẫn đang thúc đẩy lạm phát trong nước”, bà Ellis, hiện là kinh tế trưởng tại Westpac, cho biết trong một báo cáo nghiên cứu. “Tăng trưởng dân số mạnh mẽ là một yếu tố gây ra lạm phát và dữ liệu nhập cư cho thấy điều đó sẽ vẫn như vậy.”

Dữ liệu tuần trước cho thấy lạm phát bảo hiểm và dịch vụ tài chính đã tăng 8.6% trong quý III so với cùng kỳ, mạnh nhất kể từ năm 2008, phản ánh các thảm họa thiên nhiên từ vụ cháy rừng Mùa hè đen năm 2019-20 đến lượng mưa lớn và lũ lụt trên khắp miền đông nước Úc vào năm 2021 và 2022.

Bộ trưởng Tài chính Jim Chalmers cảnh báo rằng nguồn cấp vốn của chính phủ dành cho khắc phục thảm họa đã tăng 433% trong ba năm qua, trước một mùa cháy rừng có thể xảy ra vào mùa hè sắp tới.

Các công ty bảo hiểm QBE, Suncorp Group và Insurance Australia đã có mức tăng lãi suất hợp đồng lũy kế lần lượt là 67%, 53% và 46% kể từ năm 2016, theo Bloomberg Intelligence.

Giá xăng và than cũng tăng vọt sau những biến động địa chính trị – đầu tiên là ở Đông Âu khi Nga tấn công Ukraine, sau đó là ở Trung Đông trong bối cảnh chiến tranh Israel-Hamas leo thang.

Một báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế hôm thứ Tư cho thấy giá thuê nhà, giá điện và bảo hiểm tăng vọt là lý do khiến lạm phát dịch vụ trở nên nghiêm trọng ở Úc, đồng thời kêu gọi RBA phải hành động nhiều hơn để hạn chế áp lực giá cả.

Kết quả cuối cùng là, mặc dù những yếu tố này nằm ngoài tầm kiểm soát của RBA, nhiệm vụ của họ vẫn là kiềm chế lạm phát. Như Thống đốc Bullock đã nói, họ chỉ có một công cụ duy nhất để làm điều đó: lãi suất.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan sẽ tồi tệ, nhưng sẽ không gây ra suy thoái
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thuế quan sẽ tồi tệ, nhưng sẽ không gây ra suy thoái

Thị trường đang kỳ vọng vào sự yên ổn thuế quan để ổn định, nhưng thực tế là thuế quan dù không gây suy thoái ngay lập tức, vẫn âm thầm làm suy yếu nền kinh tế Mỹ. Với ảnh hưởng kéo dài đến cạnh tranh và đổi mới, thuế quan là một chính sách tồi, và sự im lặng của giới kinh tế sẽ chỉ làm trầm trọng thêm hậu quả về lâu dài.
Putin và Tập củng cố liên minh Nga - Trung, thách thức trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Putin và Tập củng cố liên minh Nga - Trung, thách thức trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu

Putin và Tập Cận Bình gặp nhau tại Moscow, tái khẳng định quan hệ đối tác chiến lược và cùng thách thức trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu. Hai bên thảo luận về hợp tác kinh tế, năng lượng và các vấn đề toàn cầu như chiến tranh, BRICS và G20. Thương mại Nga - Trung đạt kỷ lục 245 tỷ USD trong năm 2024 giữa bối cảnh phương Tây trừng phạt Moscow.
Bắc Kinh yêu cầu Washington hủy thuế trước thềm đàm phán
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh yêu cầu Washington hủy thuế trước thềm đàm phán

Trung Quốc tái khẳng định Mỹ cần dỡ bỏ thuế quan đơn phương để mở đường cho các cuộc đàm phán thương mại sắp tới. Trong khi đó, Tổng thống Trump tuyên bố chưa sẵn sàng giảm thuế, cho thấy lập trường cứng rắn từ cả hai phía. Cuộc gặp tại Thụy Sĩ vào cuối tuần có thể hé lộ khả năng tháo gỡ căng thẳng.
Suy thoái toàn cầu: Đâu là tín hiệu thật giữa cơn hỗn loạn mà Trump mang lại?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Suy thoái toàn cầu: Đâu là tín hiệu thật giữa cơn hỗn loạn mà Trump mang lại?

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu nín thở trước những bất ổn chính sách, nỗi lo về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đã quay trở lại và nhanh chóng chiếm vị trí hàng đầu trong danh sách lo ngại của giới đầu tư. Tuy nhiên, dữ liệu kinh tế và các chỉ báo tài chính then chốt lại đang phát đi những tín hiệu không hoàn toàn nhất quán, khiến việc định hình viễn cảnh kinh tế trở nên phức tạp hơn.
Đổi mới công nghệ quốc phòng có thể giúp châu Âu tiết kiệm hàng tỷ Euro trong cuộc chạy đua vũ trang mới
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đổi mới công nghệ quốc phòng có thể giúp châu Âu tiết kiệm hàng tỷ Euro trong cuộc chạy đua vũ trang mới

Châu Âu hiện đang đối diện với một bài toán chi tiêu quân sự đầy thách thức. Trước viễn cảnh Hoa Kỳ có thể rút quân khỏi khu vực và mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Nga, các cường quốc lớn như Đức và Vương quốc Anh đang lên kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng vượt mức 3% GDP.
Tiktok hay quốc phòng: Châu Âu đứng trước bài toán phân bổ nguồn năng lượng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Tiktok hay quốc phòng: Châu Âu đứng trước bài toán phân bổ nguồn năng lượng

Từng được xem là nguồn lực dồi dào và ít liên quan đến chính trị, điện năng tại châu Âu giờ đây lại trở thành tâm điểm của một loạt xung đột phức tạp – từ tranh giành giữa các tập đoàn công nghệ và công ty quốc phòng, đến mâu thuẫn giữa mục tiêu giảm phát thải và quyền lợi của cộng đồng bản địa.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ