Xuất khẩu Trung Quốc vượt kỳ vọng nhờ làn sóng gấp rút tránh thuế quan

Xuất khẩu Trung Quốc vượt kỳ vọng nhờ làn sóng gấp rút tránh thuế quan

Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

15:06 09/05/2025

Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4 đã vượt xa kỳ vọng, được thúc đẩy bởi nhu cầu từ các nhà sản xuất nước ngoài tranh thủ xuất hàng trước thời hạn kết thúc tạm hoãn thuế quan 90 ngày do Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang mắc kẹt trong một cuộc chiến thuế quan ăn miếng trả miếng kéo dài. Các doanh nghiệp hai bên bờ Thái Bình Dương đang kỳ vọng một bước đột phá tại các cuộc đàm phán thương mại được theo dõi sát sao tại Thụy Sĩ vào cuối tuần này.

Theo số liệu hải quan công bố ngày thứ Sáu, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4 tăng 8.1% so với cùng kỳ năm trước — cao hơn nhiều so với mức dự báo 1.9% trong cuộc khảo sát của Reuters, mặc dù có sự chậm lại so với mức tăng 12.4% trong tháng 3.

Tổng thống Trump vào ngày 2/4 đã công bố loạt thuế quan “đáp trả tương xứng” ở mức 10%, sau đó tạm thời miễn áp dụng với hầu hết các quốc gia trong khi Nhà Trắng xúc tiến nhiều thỏa thuận thương mại song song. Tuy nhiên, Trung Quốc lại bị loại khỏi danh sách miễn trừ và trở thành mục tiêu chính của mức thuế lên đến 145%, khởi đầu cho một cuộc chơi kéo dài, đầy biến động đã khiến thị trường tài chính toàn cầu rúng động và làm gián đoạn chuỗi cung ứng quốc tế.

Các nhà sản xuất Trung Quốc trước đó đã đẩy mạnh giao hàng nhằm đi trước đòn thuế, và hiện đang kỳ vọng vào kết quả từ cuộc đàm phán "phá băng" giữa các quan chức Mỹ - Trung sẽ diễn ra tại Geneva vào thứ Bảy.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của Trung Quốc giảm nhẹ 0.2%, tốt hơn nhiều so với mức giảm dự báo 5.9%, cho thấy nhu cầu nội địa vẫn giữ được sự ổn định nhất định trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách tiếp tục ban hành các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trị giá 19,000 tỷ USD.

“Các nước ASEAN đang tăng tốc sản xuất để kịp hạn chót tháng 7 – thời điểm kết thúc tạm hoãn đàm phán 90 ngày. Sản xuất của họ phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu và đầu vào công nghiệp từ Trung Quốc, vì vậy xuất khẩu Trung Quốc được tiếp thêm lực đẩy,” bà Dan Wang – Giám đốc chi nhánh Trung Quốc tại Eurasia Group – nhận định.

“Trong hai tháng tới, xuất khẩu Trung Quốc có thể vẫn duy trì ở mức cao nhờ sự dịch chuyển năng lực sản xuất, nhưng dữ liệu thương mại sẽ nhanh chóng suy giảm nếu mức thuế 145% tiếp tục tồn tại và các cuộc đàm phán giữa ASEAN với chính quyền Trump không đạt được tiến triển,” bà bổ sung.

Xuất khẩu sang các quốc gia Đông Nam Á trong tháng 4 đã tăng mạnh 20.8%.

Trong khi đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm tới 21%. Điều này khiến thặng dư thương mại với Mỹ thu hẹp còn 20.5 tỷ USD, giảm từ mức 27.6 tỷ USD trong tháng 3 — một chiến thắng mang tính biểu tượng đối với ông Trump, người nhiều lần tuyên bố muốn thu hẹp khoảng cách thương mại với Trung Quốc.

Cuộc chiến không khoan nhượng

Bắc Kinh nhận thức rõ rằng họ không thể kéo dài cuộc chiến thương mại với Washington, nhưng lại coi các mức thuế của ông Trump là sự can thiệp không mong muốn. Trung Quốc vẫn mong muốn thực hiện các cải cách trong nước cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng dài hạn theo tốc độ của riêng mình, không chịu ép buộc từ bên ngoài.

Nếu không được hạ thấp hoặc loại bỏ, các mức thuế này có thể giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc – vốn đang phụ thuộc lớn vào xuất khẩu để phục hồi sau các cú sốc do đại dịch và khủng hoảng bất động sản kéo dài.

“Tác động tiêu cực từ các mức thuế của Mỹ hiện vẫn chưa phản ánh rõ trong số liệu thương mại tháng 4,” ông Trương Chí Vi – nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management – cho biết. “Tôi kỳ vọng dữ liệu thương mại sẽ suy yếu dần trong vài tháng tới.”

“Hy vọng các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sớm đạt được thỏa thuận, nhằm giảm bớt thuế quan và tránh gây thêm cú sốc cho thương mại toàn cầu,” ông nói thêm.

Trong vài tháng gần đây, Bắc Kinh liên tục khẳng định có thể đạt mục tiêu tăng trưởng “khoảng 5%” cho cả năm 2025, đồng thời tung ra nhiều chính sách hỗ trợ tiêu dùng và giúp các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.

Một loạt biện pháp kích thích tiền tệ mới — bao gồm bơm thanh khoản và cắt giảm lãi suất điều hành — đã được công bố vào thứ Tư vừa qua nhằm xoa dịu tác động tiêu cực từ thuế quan lên nền kinh tế.

Tạm thời, đà tăng của lĩnh vực thương mại vẫn được duy trì nhờ cuộc chạy đua toàn cầu nhằm tận dụng thời gian “giảm áp lực thuế quan” ngắn ngủi từ chính quyền Trump.

Xuất khẩu thép của Trung Quốc vượt mốc 10 triệu tấn trong tháng 4 — tháng thứ hai liên tiếp, nhờ các khách hàng lớn như Hàn Quốc và Việt Nam tranh thủ mua số lượng lớn để tránh đợt áp thuế sắp tới, mà giới phân tích cho rằng có thể ảnh hưởng nặng nề đến ngành trung chuyển thép đầy lợi nhuận của Trung Quốc.

Trong khi các nhà sản xuất đồng toàn cầu vội vã chuyển hàng sang Mỹ sau đề xuất áp thuế kim loại của ông Trump, thì nhập khẩu đồng thô và các sản phẩm đồng của Trung Quốc trong tháng 4 không thay đổi đáng kể so với tháng trước.

Ngược lại, nhập khẩu đậu tương giảm xuống mức thấp nhất trong vòng một thập kỷ — chủ yếu do trì hoãn thông quan kéo dài và chậm trễ trong khâu thu hoạch và vận chuyển của Brazil.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vương Quốc Anh đi đầu làm gương - Có vẻ đàm phán cũng không "ăn thua"
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Vương Quốc Anh đi đầu làm gương - Có vẻ đàm phán cũng không "ăn thua"

Chiều hôm qua, Donald Trump cuối cùng đã giới thiệu thỏa thuận thương mại đầu tiên của mình với Vương quốc Anh tại Phòng Bầu dục. Tuy nhiên, bất chấp mọi sự phô trương, phải thừa nhận rằng nội dung vẫn khá mỏng. Đã có nhiều lời bàn tán về những cơ hội tuyệt vời mà thỏa thuận này mang lại cho cả hai quốc gia.
JPY giữ xu hướng tăng, USD đang rút lui; tâm điểm chú ý là các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

JPY giữ xu hướng tăng, USD đang rút lui; tâm điểm chú ý là các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung

Đồng Yên Nhật thu hút một số người mua trong ngày vào thứ Sáu, mặc dù khả năng tăng giá có vẻ hạn chế. Các dữ liệu vĩ mô Nhật Bản trái chiều củng cố khả năng BoJ tăng rates thêm nữa và hỗ trợ JPY. Việc Fed giữ chính sách hawkish hỗ trợ phe bò USD và USD/JPY trong bối cảnh lạc quan về thương mại.
GBP đi ngang khi nhà đầu tư chờ đợi cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

GBP đi ngang khi nhà đầu tư chờ đợi cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung

GBP đi ngang quanh mức 1.3250 vào thứ Sáu khi nhà đầu tư đứng ngoài chờ đợi cuộc họp Mỹ-Trung cuối tuần. Nhà đầu tư đã hoan nghênh thỏa thuận thương mại Mỹ-Anh được công bố vào thứ Năm. BoE đã cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản (bps) xuống 4.25%, trong khi Fed giữ nguyên lãi suất trong biên độ 4.25%-4.50% tuần này.
Trung Quốc: Dữ liệu lương thị trường việc làm ngừng cập nhật, tình hình càng thêm khó khăn dưới áp lực thuế quan Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trung Quốc: Dữ liệu lương thị trường việc làm ngừng cập nhật, tình hình càng thêm khó khăn dưới áp lực thuế quan Mỹ

Một trong những nền tảng tuyển dụng lớn nhất Trung Quốc đã ngừng cung cấp thông tin về mức lương trong suốt ít nhất một thập kỷ qua, khiến việc đánh giá tình hình thị trường lao động lớn nhất thế giới trở nên khó khăn hơn. Điều này xảy ra trong bối cảnh thị trường lao động của Trung Quốc đang đối mặt với sức ép từ các thuế quan của Mỹ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ