Vì sao Bitcoin rớt giá mạnh?

Vì sao Bitcoin rớt giá mạnh?

15:46 08/09/2021

Giá Bitcoin biến động mạnh vào ngày El Salvador hợp pháp hóa loại tiền mã hóa này. Giới chuyên gia nhận định nguyên nhân là hiện tượng "mua tin đồn, bán sự thật".

Theo dữ liệu của Coin Desk, tối 7/9 (theo giờ Việt Nam), giá Bitcoin rớt mạnh từ ngưỡng cao ngày (gần 53.000 USD/đồng) xuống mức 42.900 USD/đồng. Giá chứng kiến mức giảm đến 18,9% trong vòng chưa đầy 24 giờ.

Tính đến 12h ngày 8/9, Bitcoin - đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới - được giao dịch ở mức 46.732 USD/đồng, giảm 11,13% so với một ngày trước đó. Mức giảm kéo tụt giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin xuống 879 tỷ USD.

Như vậy, sau một ngày, hơn 100 tỷ USD đã bay hơi khỏi vốn hóa thị trường của Bitcoin.

Bitcoin giam gia anh 1

Giá Bitcoin giảm 11,13% so với 24 giờ trước đó. Ảnh: Coin Desk.

"Mua tin đồn, bán sự thật"

Các loại tiền mã hóa khác cũng đồng loạt lao dốc mạnh. Giá Ether - đồng tiền mã hóa lớn thứ 2 thế giới - lao dốc một mạch từ gần 4.000 USD/đồng xuống hơn 3.000 USD/đồng, sau đó bật tăng phần nào về mức 3.471 USD/đồng, giảm 11,45% so với một ngày trước đó.

Giá Cardano có thời điểm chứng kiến mức sụt giảm 28%. Tính đến 12h ngày 8/9, đồng tiền được giao dịch ở ngưỡng 2,5 USD/đồng, giảm gần 12% so với một ngày trước đó.

Nói với Zing, chuyên gia tài chính Edward Moya tại hãng tư vấn Oanda giải thích giá Bitcoin lao dốc do hiện tượng "mua tin đồn, bán sự thật" liên quan đến việc El Salvador hợp pháp hóa Bitcoin. "Mối lo ngại rủi ro đã ảnh hưởng đến Phố Wall. Các quỹ đầu cơ ồ ạt bán tháo tiền mã hóa, khiến giá rớt mạnh", ông Moya nói thêm.

Hôm 6/9, một ngày trước khi hợp pháp hóa Bitcoin, Tổng thống El Salvador Nayib Bukele cho biết nước này đã mua 400 Bitcoin (giá trị thị trường khoảng 20 triệu USD). Ông tiết lộ El Salvador có kế hoạch mua "nhiều hơn nữa".

Bitcoin giam gia anh 2

 

Tổng thống El Salvador Nayib Bukele cho biết nước này đã mua 400 Bitcoin trước ngày hợp pháp hóa. Ảnh: Reuters.

Hiện tượng "mua tin đồn, bán sự thật" xảy ra khi các nhà đầu tư ồ ạt mua vào dựa trên những thông tin tích cực chưa diễn ra. Nhưng nếu sự thật không như kỳ vọng, nhiều nhà đầu tư có thể ồ ạt bán tháo, khiến giá tài sản sụt giảm mạnh.

Hiện tượng này từng xảy ra sau đợt IPO (phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu) của sàn giao dịch tiền mã hóa Coinbase. Giá Bitcoin lập kỷ lục gần 65.000 USD/đồng hôm 14/4, ngay trước ngày IPO của Coinbase. Nhưng đến ngày 18/4, giá có thời điểm giảm hơn 20% từ mức đỉnh.

"Tiền mã hóa hấp dẫn. Nhưng chúng chưa được thử nghiệm và đặc biệt phức tạp đối với một quốc gia như El Salvador. Điều này rất rủi ro", Giám đốc điều hành Nathalie Marshik của Stifel Nicolaus & Co. nhận định.

Ngoài ra, theo ông Moya tại Oanda, các nhà giao dịch mới và làn sóng NFT (token không thể thay thế) tạo ra quá nhiều hưng phấn trên thị trường tiền mã hóa. "Thị trường đã sẵn sàng cho một đợt điều chỉnh", ông Moya nhận xét.

Biến động hơn nữa

Tỷ phú Mike Novogratz - Giám đốc điều hành Galaxy Digital Holdings - cũng cho rằng thị trường tiền mã hóa "đã hoạt động mạnh mẽ trong 8 tuần qua và trở nên quá mua". Ông là một nhà ủng hộ lâu năm của tiền mã hóa.

"Sự quan tâm của các nhà đầu tư cá nhân tăng vọt, trong khi những tổ chức lớn cũng nhảy vào tiền mã hóa", ông Novogratz lập luận.

Chuyên gia Moya tại Oanda nhận định các nền tảng cơ bản của Bitcoin vẫn còn nguyên vẹn. "Giá đã tạo ra một phạm vi giao dịch mới 46.000-53.000 USD/đồng", ông nói thêm.

"Mức giảm 18% không phải một điều quá mới trên thị trường Bitcoin. Các nhà giao dịch có thể 'mua đáy' và thậm chí vẫn mua vào nếu giá giảm xuống thấp hơn", ông Moya nhận định.

Theo ông, trong tuần này, sự biến động giá của Bitcoin vẫn sẽ ở mức cao. Tuy nhiên, các tổ chức đầu tư có thể mua vào sau mỗi đợt giảm giá 5-10%. "Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sớm phát hành một báo cáo về tiền kỹ thuật số. Điều này sẽ khiến giá biến động mạnh hơn nữa", ông Moya cảnh báo.

Trong những tháng qua, các quan chức hàng đầu của FED cũng gấp rút tìm cách hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn từ ngành công nghiệp tiền mã hóa.

Các quan chức liên bang và chính quyền địa phương cảnh báo về nguy cơ lừa đảo và tin tặc trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tiền mã hóa.

"Chúng ta cần thêm quy định để ngăn chặn việc các giao dịch, sản phẩm và nền tảng lọt vào lỗ hổng quy định", ông Gary Gensler, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), nhấn mạnh.

"Chúng ta cũng cần nhiều nguồn lực hơn để bảo vệ nhà đầu tư trong lĩnh vực đang phát triển đầy biến động này", ông khẳng định.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet L. Yellen và Chủ tịch FED Jerome H. Powell cũng bày tỏ lo ngại, ngay cả khi FED và các ngân hàng trung ương khác đang nghiên cứu về tiền kỹ thuật số của riêng mình.

Theo giới chuyên gia, việc phát hành đồng USD kỹ thuật số sẽ làm suy yếu toàn bộ hệ sinh thái tiền mã hóa. "Các vị sẽ không cần stablecoin hay tiền mã hóa, nếu có tiền kỹ thuật số của Mỹ", Chủ tịch FED Powell khẳng định hồi tháng 7.

Link gốc tại đây.

 

Theo Zingnews

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á

Hoạt động sản xuất tại đa số nền kinh tế châu Á suy giảm trong tháng 4, phản ánh phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp trước tình trạng nhu cầu sụt giảm và bất định thương mại từ chính sách thuế quan cơ sở 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.
Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm

Giới đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ đang tích cực gia tăng vị thế, dự đoán rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ đó buộc Cục Dự trữ Liên bang phải hạ lãi suất điều hành.
6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!

Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.
BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ