USD tăng vọt, chứng khoán lao dốc sau chính sách thuế quan của Trump

USD tăng vọt, chứng khoán lao dốc sau chính sách thuế quan của Trump

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

14:43 03/02/2025

USD tăng vọt khi nhà đầu tư tháo chạy khỏi chứng khoán và crypto, trong khi giá dầu Mỹ leo thang do lo ngại gián đoạn nguồn cung.

Đồng USD tăng mạnh trong khi thị trường chứng khoán và tiền mã hóa lao dốc sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.

Chứng khoán châu Âu và Mỹ chìm trong sắc đỏ, còn chỉ số cổ phiếu khu vực châu Á - Thái Bình Dương ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong gần sáu tháng. Động thái này làm dấy lên lo ngại lạm phát gia tăng, đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn hai năm tăng cao.

Làn sóng bán tháo lan rộng khắp các loại tài sản, kéo đồng euro xuống gần mức ngang giá với USD sau khi Trump tuyên bố chắc chắn sẽ áp thuế đối với hàng hóa từ EU. Nhà đầu tư cũng mạnh tay rút vốn khỏi nhiều loại tiền mã hóa, đặc biệt là các token từng hưởng lợi từ lập trường ủng hộ tiền mã hóa của Trump.

Căng thẳng leo thang đánh dấu một trong những động thái bảo hộ thương mại lớn nhất của Mỹ trong gần một thế kỷ, với tác động dây chuyền đến lạm phát, địa chính trị và tăng trưởng kinh tế. Trump cho biết ông sẽ đàm phán với Canada và Mexico vào thứ Hai, trước khi các mức thuế có hiệu lực vào ngày 4/2, trừ khi đạt được thỏa thuận vào phút chót.

“Ông ấy như một tay chơi poker đặt cược toàn bộ tiền ngay ván đầu tiên,” Steven Englander, trưởng bộ phận nghiên cứu ngoại hối G-10 tại Standard Chartered, nhận định trên Bloomberg TV. “Thị trường hoàn toàn không lường trước điều này.”

Đồng USD tăng vọt nhờ kỳ vọng các mức thuế mới sẽ đẩy lạm phát lên cao, buộc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) duy trì lãi suất ở mức cao. Đồng thời, tác động tiêu cực của thuế quan đối với các nền kinh tế khác càng củng cố vai trò trú ẩn của USD.

Chỉ số DXY đạt mức cao nhất kể từ năm 2022

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm khi nhà đầu tư tìm đến tài sản an toàn, trong khi đồng CAD rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2003. Đồng tiền của các thị trường mới nổi như rupee Ấn Độ và MXN cũng mất giá mạnh.

Giới đầu tư theo dõi sát biến động của những tài sản chịu ảnh hưởng trực tiếp từ căng thẳng thương mại. Dù Trung Quốc là một trong những đối tượng chính của chính sách thuế quan, thị trường chứng khoán Hong Kong sau kỳ nghỉ lễ dài ngày, lại giảm ít hơn so với Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục sẽ mở cửa trở lại vào thứ Tư. Trong khi đó, tỷ giá cố định của đồng nhân dân tệ sẽ là tín hiệu quan trọng về khả năng Bắc Kinh can thiệp để kìm hãm đà mất giá của đồng tiền này.

Theo Wall Street Journal, Trung Quốc đang tìm cách khởi động lại đàm phán thương mại và chuẩn bị một đề xuất nhằm ngăn chặn mức thuế cao hơn cũng như các hạn chế công nghệ. Đồng CNY cũng thu hẹp đà giảm sau thông tin này.

Đáp trả động thái từ Mỹ, Thủ tướng Canada Justin Trudeau công bố mức thuế trả đũa 25%, trong khi Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả. Bộ Thương mại Trung Quốc cũng cam kết thực hiện “các biện pháp đối phó tương ứng” và dự kiến sẽ khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Chi phí bảo hiểm rủi ro vỡ nợ của các doanh nghiệp châu Á tăng mạnh sau tin tức về thuế quan, với chỉ số Markit iTraxx Asia ex-Japan ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong gần sáu tháng.

Những tập đoàn có chuỗi cung ứng toàn cầu như General Motors và Stellantis, vốn phụ thuộc lớn vào Mexico và Canada, có thể chịu biến động mạnh trong phiên giao dịch sắp tới. Các nhà sản xuất xe điện như Tesla và Rivian cũng đối mặt với áp lực tương tự. Trong khi đó, số lần xuất hiện của từ khóa “thuế quan” trên các cuộc họp báo cáo tài chính đang tăng vọt.

Trong tuần này, thị trường sẽ theo dõi báo cáo lợi nhuận của Amazon và UBS.

Thông báo về thuế quan cũng đẩy giá dầu thô Mỹ WTI tăng mạnh, do lo ngại mức thuế đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico sẽ làm gián đoạn nguồn cung dầu Bắc Mỹ, khiến giá xăng dầu tại Mỹ leo thang. Tác động này đã thu hẹp chênh lệch giá giữa dầu WTI và dầu Brent.

“Thị trường tài chính có thể trải qua giai đoạn điều chỉnh đau đớn trong những tuần tới khi nhà đầu tư bắt đầu nhận ra rằng Tổng thống Trump đang nghiêm túc và thực sự hành động,” Karl Schamotta, chiến lược gia trưởng tại Corpay, nhận định.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bitcoin và 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá khi Strategy tăng cường đặt cược vào BTC
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Bitcoin và 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá khi Strategy tăng cường đặt cược vào BTC

Bitcoin giữ vững gần mức 97,000 USD ngay cả khi các nhà giao dịch tiếp tục "tiêu hóa" sự bất ổn kinh tế liên quan đến thuế quan vào thứ Sáu. Hầu hết 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá vào thứ Sáu và tâm lý nhà giao dịch crypto được cải thiện. Strategy, trước đây là MicroStrategy, nâng mục tiêu lợi nhuận Bitcoin lên 15 tỷ USD vào năm 2025, cho biết cổ phiếu MSTR là một "đường tắt Bitcoin".
Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á

Hoạt động sản xuất tại đa số nền kinh tế châu Á suy giảm trong tháng 4, phản ánh phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp trước tình trạng nhu cầu sụt giảm và bất định thương mại từ chính sách thuế quan cơ sở 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.
Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm

Giới đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ đang tích cực gia tăng vị thế, dự đoán rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ đó buộc Cục Dự trữ Liên bang phải hạ lãi suất điều hành.
6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!

Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ