Trung Quốc công bố đợt bùng phát dịch lớn nhất kể từ sau “tâm chấn” Vũ Hán

Trung Quốc công bố đợt bùng phát dịch lớn nhất kể từ sau “tâm chấn” Vũ Hán

Bảo Chung

Bảo Chung

Currency Analyst

18:15 27/07/2020

Việc Trung Quốc báo cáo số ca nhiễm coronavirus nội địa nhiều nhất trong hơn bốn tháng gần đây tại vùng phía Tây và Đông Bắc đã làm dấy lên lo ngại về sự quay trở lại đầy nghiêm trọng của đại dịch.

Đây là đợt gia tăng ca lây nhiễm nghiêm trọng nhất tại Trung Quốc kể từ khi đại dịch bùng phát tập trung tại Vũ Hán hồi tháng Ba vừa rồi.

Trong số 61 ca nhiễm mới được báo cáo hôm nay, 57 trường hợp là người Trung Quốc với 41 người ở Tân Cương, nơi thu hút sự chú ý và chỉ trích trên phạm vi toàn cầu do hành vi xâm phạm nhân quyền với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ của chính quyền Trung Quốc.

Số người còn lại được phát hiện trong và xung quanh phía đông bắc tỉnh Liêu Ninh, tập trung phần lớn tại thành phố cảng Đại Liên. Các trường hợp tiếp xúc với cư dân Đại Liên đã toả đi rải rác tại ba tình phía đông bắc cũng như phía nam Phúc Kiến.

Sự gia tăng liên tục số ca nhiễm nhấn mạnh thêm độ phức tạp và khó có thể tận diệt của mầm bệnh, ngay cả tại các quốc gia phản ứng nhanh và quyết liệt nhất. Quá trình bùng phát diễn ra tại cả các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương và một phần châu Âu khi việc nới lỏng giãn cách xã hội đã tạo điều kiện cho virus nhân rộng trở lại.

Cách thức lan rộng của COVID-19 vẫn đang là một ẩn số

Mặc dù đã thành công trong việc ngăn chặn làn sóng đầu tiên với hơn 80,000 ca nhiễm bệnh, phần lớn tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vẫn đang phải chống trả một cách khổ sở với đại dịch khi nó xuất hiện lại tại trung tâm sản xuất phía nam Quảng Châu và tỉnh biên giới phía đông bắc Hắc Long Giang cũng như mọi trung tâm chính trị quan trọng của Bắc kinh.

Trong những đợt bùng phát gần đây nhất, các quan chức dường như đang sử dụng lại “chiến thuật” cũ bằng cách kiểm tra chớp nhoáng trên diện rộng và phong toả một số vùng.

Tại thành phố Urumqi, thủ phủ của tỉnh Tân Cương, dịch vụ tàu điện ngầm và xe buýt đã bị chấm dứt trong hơn một tuần qua. Bên cạnh đó, các khu căn hộ cũng hạn chế lượng người ra vào.

Ở Đại Liên, các quan chức cho biết hồi cuối tuần vừa rồi rằng họ sẽ bắt đầu kiểm tra hết 6 triệu dân cư trong thành phố, tái hiện lại nỗ lực của Vũ Hán hồi đầu năm. Cuộc thử nghiệm chớp nhoáng đó giúp phát hiện ra hàng trăm ca nhiễm không có triệu chứng và dường như đã thành công trong việc cắt đứt các chuỗi truyền bệnh bí ẩn.

Chính phủ Trung Quốc đang gửi một đội cứu trợ tới Đại Liên dưới sự chỉ huy của Chủ tịch Uỷ ban Y tế Quốc gia Ma Xiaomei. Theo một tuyên bố trên website của Uỷ ban hôm Chủ Nhật, Bà Ma đã yêu cầu thành phố dành riêng một bệnh viện cho việc tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 và phải hoàn tất quá trình chuẩn bị trong vòng 24h.

Trung Quốc đã kiểm tra 11 triệu người chỉ trong hai tuần như thế nào?

Ca nhiễm bệnh đầu tiên tại Đại Liên là một người đàn ông 58 tuổi làm việc trong một cơ sở chế biến hải sản nhập khẩu. Việc này làm dấy lên nỗi lo cùng những phản ứng tiêu cực dữ dội của người tiêu dùng Trung Quốc đối với các mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.

Trong đợt bùng dịch tại Bắc Kinh hồi tháng trước, dấu vết của virus đã được phát hiện trên thớt của một nhà cung cấp và xử lý cá hồi nhập khẩu.

Kể từ đó trở đi, Trung Quốc đã nhiều lần tìm thấy dấu vết của virus trong bao bì tôm nhập khẩu, gây lo ngại rằng quá trình bùng phát trở lại của đại dịch có thể liên quan tới các sản phẩm tới từ nước ngoài. Tuy nhiên, các nhà khoa học nói rằng chưa có bằng chứng nào cho thấy các thực phẩm thương mại toàn cầu có thể lây truyền virus.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á

Hoạt động sản xuất tại đa số nền kinh tế châu Á suy giảm trong tháng 4, phản ánh phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp trước tình trạng nhu cầu sụt giảm và bất định thương mại từ chính sách thuế quan cơ sở 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.
Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm

Giới đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ đang tích cực gia tăng vị thế, dự đoán rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ đó buộc Cục Dự trữ Liên bang phải hạ lãi suất điều hành.
6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!

Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.
BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ