Tiêu điểm Kathy Lien: Toàn cảnh thị trường tuần này

Tiêu điểm Kathy Lien: Toàn cảnh thị trường tuần này

11:25 03/11/2020

Tháng 11 bắt đầu với kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, diễn biến đại dịch Covid-19, các quyết định lãi suất từ các ngân hàng trung ương và hơn thế nữa

Tháng 11 khởi động với các sự kiện lớn bao gồm: một trong những cuộc bầu cử được quan tâm nhất trong lịch sử Hoa Kỳ; nhiều vùng ở châu Âu phỏng tỏa trở lại do sự bùng phát của đại dịch COVID-19; thông báo chính sách tiền tệ của ba ngân hàng trung ương và báo cáo thị trường lao động từ Mỹ, Canada và New Zealand. Bất chấp tất cả những sự kiện lớn này và sự bất ổn khắp nơi trên thế giới, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã phục hồi sau đà giảm mạnh của tuần trước. Đồng USD giao dịch mạnh lên so với EUR, JPY và các đồng tiền chính khác. Mặc dù thật khó để giải thích cho xu hướng tích cực đang xảy ra, nhưng hành động giá này phản ánh hy vọng của thị trường về một kết quả bầu cử chắc chắn vào thứ Tư.

Thật không may, trong những thời điểm như thế này, thật khó để quên ký ức về cuộc bầu cử Bush và Gore vào năm 2000 khi mà kết quả bị trì hoãn cho đến tận ngày 12/12. Vào thời điểm đó, sự chậm trễ của việc kiểm phiếu chỉ do ảnh hưởng bởi một tiểu bang (Florida), còn lần này, việc bỏ phiếu bằng cách gửi thư qua đường bưu điện tại các bang  Pennsylvania, North Carolina và Wisconsin có thể gây ra sự chậm trễ lớn hơn. Hơn 96 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm và ở một số bang, con số này vượt quá tổng số phiếu bầu trong Ngày bầu cử. Còn 24 giờ nữa là đến đêm bầu cử, vị trí dẫn đầu của Joe Biden đang giảm dần ở các bang chiến trường. Các cuộc thăm dò cuối cùng cho thấy một cuộc đua vô cùng gắt gao và sẽ là may mắn cho tất cả mọi người nếu kết quả bầu cử được xác định vào cuối tuần.

Chỉ có một điều chắc chắn rằng đây sẽ là khoảng thời gian 48 đến 72 giờ đầy biến động đối với thị trường tài chính. Vào năm 2016, các cuộc thăm dò đã dự đoán Clinton chiến thắng nhưng khi Trump bất ngờ đắc cử Tổng thống Mỹ, hợp đồng tương lai Dow Jones  giảm 750 điểm trong phiên giao dịch đêm muộn. Tuy nhiên, vào lúc 4:30 sáng theo giờ ET, cổ phiếu đã tạo đáy và tăng lên mức cao kỷ lục mới vào thứ Tư. Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá EUR/USD đã tăng 300 điểm từ 1.10 lên 1.13 vào đêm bầu cử, tuy nhiên sau đó cặp tiền này đã đảo ngược đà tăng và kết thúc tại điểm 1.09 tại phiên ngày thứ Tư. Tương tự như vậy, các biến động lớn đã diễn ra ​​đối với cặp USD/JPY khiến tỷ giá lao dốc khi mà kết quả của cuộc bầu cử trở nên rõ ràng. Tỷ giá USD/JPY giảm từ 105.47 xuống 101.20 trong phiên giao dịch châu Á tuy nhiên sau đó lại phục hồi mạnh mẽ trong phiên giao dịch tại NY gần chạm 106.

Đầu tháng thường là khoảng thời gian bận rộn nhưng cuộc bầu cử Hoa Kỳ đã gây ra những động thái mà chúng ta chỉ có thể chứng kiến vài năm một lần, các cuộc họp chính sách tiền tệ không còn nhận được nhiều sự chú ý. Dữ liệu kinh tế từ Úc không quá tồi tệ khi mà hoạt động sản xuất phục hồi mạnh trong tháng 10, giấy phép xây dựng và quảng cáo việc làm của ANZ đã tăng lên. Quốc gia này đã kết thúc đợt đóng cửa kéo dài 2 tháng vào tháng trước và báo cáo không có trường hợp nhiễm Covid-19 nào lần đầu tiên sau 5 tháng, sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến chống đại dịch lần thứ hai. Tuy nhiên, với căng thẳng thương mại Trung Quốc leo thang, RBA được thúc đẩy hành động khi mà Trung Quốc cấm nhập khẩu gỗ, lúa mạch, đồng, tôm hùm, đường và các mặt hàng khác từ Úc. Ngay cả khi mọi thứ đã ổn định trở lại, các nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng một triển vọng lạc quan hơn từ ngân hàng trung ương.

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng dự kiến ​​sẽ tăng gói kích thích tiền tệ trong tuần này, trong khi có vẻ ​​sẽ không có bất kỳ động thái nào từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Mặc dù số ca nhiễm Covid-19 hàng ngày lên tới 99,000 ca vào thứ Sáu, dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ vẫn tốt vì chính phủ đã không thực hiện các bước để kiểm soát sự lây lan của virus. ISM hoạt động sản xuất tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong 2 năm và đó là lý do để kỳ vọng ngành dịch vụ cũng tăng trưởng theo. Số người có việc làm trong  báo cáo cũng tăng trở lại trên 50%, có nghĩa là các công ty trong lĩnh vực đó đang thêm nhiều việc làm hơn là cắt giảm nhân sự.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á

Hoạt động sản xuất tại đa số nền kinh tế châu Á suy giảm trong tháng 4, phản ánh phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp trước tình trạng nhu cầu sụt giảm và bất định thương mại từ chính sách thuế quan cơ sở 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.
Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm

Giới đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ đang tích cực gia tăng vị thế, dự đoán rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ đó buộc Cục Dự trữ Liên bang phải hạ lãi suất điều hành.
6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!

Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.
BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ