Thuế quan, công nghệ và động lực: Một tuần giao dịch trên dây căng thẳng với hai trọng tâm chính

Diệu Linh
Junior Editor
Phiên giao dịch đầu tuần tại châu Á mở ra trong không khí thận trọng nhưng phần nào nhẹ nhõm, thị trường dần ổn định sau những biến động chính trị cuối tuần tại Tokyo, khi sự kiện này không lan rộng thành một cú sốc cho thị trường trái phiếu toàn cầu. Hợp đồng tương lai JGB giữ vững, qua đó giúp các hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ và cặp USDJPY bật lên nhẹ, giảm bớt các vị thế phòng vệ trước sự kiện rủi ro.

Tổng quan thị trường
Phiên giao dịch đầu tuần tại châu Á mở ra trong không khí thận trọng nhưng phần nào nhẹ nhõm, thị trường dần ổn định sau những biến động chính trị cuối tuần tại Tokyo, khi sự kiện này không lan rộng thành một cú sốc cho thị trường trái phiếu toàn cầu. Hợp đồng tương lai JGB giữ vững, qua đó giúp các hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ và cặp USDJPY bật lên nhẹ, giảm bớt các vị thế phòng vệ trước sự kiện rủi ro. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn chưa vội vàng quay lại thị trường, chờ đợi phiên London dẫn dắt tiếp. Dẫu vậy, biến động ngắn hạn đang được kiểm soát, ít nhất vào thời điểm hiện tại, mang lại sự tự tin nhất định cho các giao dịch thận trọng.
Nếu tuần trước tập trung vào việc tiêu hóa rủi ro chính trị từ Nhật Bản và đón nhận các chỉ báo tăng trưởng khả quan từ Mỹ, thì tuần này tâm điểm chuyển sang hai yếu tố chính: hạn chót thuế quan vào ngày 1 tháng 8 và mùa báo cáo lợi nhuận của các tập đoàn công nghệ lớn. Một sự kết hợp vừa mang tính chính sách khó lường, vừa chứa đựng bài kiểm tra thực tế về định giá doanh nghiệp.
Phát biểu cuối tuần qua của Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick đã nhấn mạnh lập trường cứng rắn của Nhà Trắng về thuế quan, đồng thời để ngỏ khả năng linh hoạt sau thời hạn chót, một sự pha trộn điển hình trong nghệ thuật đàm phán chính trị tại Washington. Thị trường không còn lạ lẫm với chiến thuật này. Tuy nhiên, với hơn 2 nghìn tỷ USD vốn hóa từ các tập đoàn công nghệ lớn sẽ công bố kết quả kinh doanh trong tuần, không ai dám chủ quan đặt cược đơn thuần vào sự mơ hồ chính sách.
Alphabet và Tesla sẽ mở màn mùa báo cáo lợi nhuận của nhóm “Magnificent Seven” vào thứ Tư, không chỉ đưa ra bài kiểm tra lợi nhuận quý mà còn đặt câu hỏi lớn hơn: liệu cơn sốt AI có thực sự tạo ra giá trị, hay chỉ đơn thuần là một bong bóng khác trên Nasdaq? Cho đến nay, phần lớn kết quả kinh doanh đều vượt kỳ vọng, 86% công ty trong S&P 500 báo cáo khả quan. Nhưng không ai quên rằng mức kỳ vọng đã bị điều chỉnh thấp, và giới giao dịch luôn nhận thức rõ điều đó. Đây chính là thời điểm để kiểm chứng thực lực, nhất là khi định giá cổ phiếu đang bị kéo giãn đến mức cực đại.
Đáng chú ý, một động lực ít được nhắc đến đang âm thầm hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ, đó là yếu tố tỷ giá. Đồng USD, vốn bị ảnh hưởng bởi sự thoái trào của câu chuyện “ngoại lệ kinh tế Mỹ”, đã giảm 7% từ đầu năm theo chỉ số tỷ trọng thương mại. Đơn giản mà nói, cứ mỗi 10% giảm giá của USD thường mang lại mức tăng 2–3% cho lợi nhuận mỗi cổ phiếu (EPS) của S&P 500. nếu các yếu tố khác giữ nguyên. Đây không phải là một ảnh hưởng nhỏ. Với các tập đoàn đa quốc gia, đây là một dạng kích thích ngầm.
Và những người hưởng lợi lớn nhất? Không ai khác ngoài nhóm “Magnificent Seven” và các cổ phiếu dẫn dắt Nasdaq 100. những doanh nghiệp đang thu lợi từ môi trường tỷ giá thuận lợi, bán hàng bằng đồng tiền mạnh hơn và báo cáo bằng đồng đô la yếu đi, một cỗ máy tăng trưởng EPS thực sự.
Ở chiều ngược lại, châu Á khởi động tuần giao dịch trong tâm thế dè dặt. Lãi suất cho vay chuẩn của Trung Quốc sẽ được công bố vào thứ Hai, với phần lớn dự báo nghiêng về kịch bản giữ nguyên. Được hỗ trợ bởi số liệu GDP quý II khả quan và môi trường thương mại tạm thời ổn định với thỏa thuận đình chiến 90 ngày, PBOC không có nhiều động lực để nới lỏng thêm. Điều này khiến các nhà giao dịch trong khu vực dao động giữa sự thận trọng và lạc quan, nhất là khi các chỉ số như Hang Seng và CSI 300 có dấu hiệu điều chỉnh sau đợt phục hồi mạnh gần đây ở nhóm cổ phiếu tăng trưởng.
Kết luận, thị trường đang đứng trước một tuần đầy thử thách, cân bằng giữa nhiễu động vĩ mô và thực tế vi mô. Sự kiện chính trị tại Tokyo tạm thời lắng xuống, nhưng câu hỏi then chốt vẫn là: liệu nhóm cổ phiếu công nghệ có đủ sức “gánh team”, liệu chính quyền Trump có nhân nhượng vào phút chót, và liệu đà suy yếu của đồng đô la có tiếp tục là trụ đỡ cho S&P 500.
Một tuần với đầy đủ gia vị, nhưng cũng là tuần mà chỉ một sơ sảy nhỏ cũng có thể khiến bạn trả giá đắt.
Góc nhìn giao dịch: Thị trường đã "chai mặt"
Thị trường tài chính toàn cầu giờ đây dường như đã phát triển một “lớp chai sạn”. Những cú sốc từng gây ra các đợt bán tháo dữ dội, S&P từng sụt giảm những 12%, lợi suất trái phiếu kho bạc tăng vọt 30 điểm cơ bản, USD sụt mạnh hay dầu mỏ bị bán tháo không thương tiếc, giờ chỉ được đón nhận bằng những cái nhún vai, thậm chí đôi khi là một kỷ lục giá mới. Thuế quan, Fed, chiến tranh thương mại, những diễn biến từng làm rung chuyển thị trường giờ đây chỉ còn là tiếng ồn nền. Nhà đầu tư đang chuyển sự chú ý sang các yếu tố thực chất hơn như lợi nhuận doanh nghiệp và ngành bán dẫn.
Có thể ví von đây là phiên bản "cậu bé và chó sói" của thị trường: sau quá nhiều lần phản ứng thái quá, thị trường dần miễn nhiễm với các cú sốc chính sách. Đưa Canada hay Mexico trở lại bàn đàm phán thuế quan từng là nỗi ám ảnh vài tháng trước, nhưng giờ đây, các chỉ số chứng khoán chỉ tiếp tục thiết lập kỷ lục mới, dẫn đầu bởi những cái tên như Nvidia. Tin đồn về vị trí Chủ tịch Fed bị lung lay? Trái phiếu Mỹ chỉ trồi sụt nhẹ rồi trở về với các bộ phim Netflix.
Điều gì đã thay đổi? Đơn giản vì dữ liệu thì không chiêu trò.
Bất chấp mọi tiếng hét về ngày tận thế, nền kinh tế thực vẫn tiếp tục tiến lên như một chiếc xe tải diesel trên một con đường bằng phẳng. Lạm phát? Không hẳn là phi nước đại. Giá hàng hóa cốt lõi đang tăng với tốc độ ổn định 0.8% hàng năm, chưa đủ để làm kim chỉ số tăng mạnh, huống chi kích hoạt một vòng xoáy giá-lương. Ngay cả CPI cốt lõi, kim chỉ nam lạm phát ưa thích của Fed, cũng chỉ đang tiến với tốc độ 2.1. cũng là mức thấp nhất trong bốn năm. Tất cả điều này cùng với mức giảm 8% của đồng đô la. Nếu đây là hậu quả của lạm phát do thuế quan gây ra thì thị trường cảm thấy có phải gánh thêm cũng chẳng sao.
Tăng trưởng? Những người dự báo ngày tận thế có thể cần xem lại mô hình của họ. GDP trong quý 1 đã chịu một cú đánh, nhờ vào lượng xuất khẩu được đẩy mạnh, nhưng quý 2 đang ghi nhận gần 2%. Doanh số bán lẻ trong tháng 6 dường như cho thấy người tiêu dùng đang vươn vai trước một vòng chạy khác: con số headline +0.6%, nhóm kiểm soát +0.5%, và mức tăng vững chắc +4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Các yêu cầu bảo hiểm thất nghiệp ban đầu đã giảm trong năm tuần liên tiếp, hiện đang nằm dưới mức trung bình 52 tuần của chúng. Sản xuất không chạy nước rút, nhưng cũng giữ vững tốc độ. Dữ liệu không hét lên mở rộng, nhưng cũng không thì thầm suy thoái. Nó chỉ kêu đều đều.
Và vì vậy, Fed, chỉ vài tháng trước còn bị cầu xin cắt giảm lãi suất với sự tuyệt vọng của một con bạc sắp mất đi con chip cuối cùng, giờ đây thấy mình đang ngồi trên một chiếc ghế thoải mái hơn. Cuộc họp tháng 7 không còn nằm trong tầm ngắm. Tháng 9 là vòng sống tiếp theo, và ngay cả điều đó cũng giống như một lần tung đồng xu hơn là vài tuần trước. Thị trường hợp đồng tương lai, luôn là những nhà cái thận trọng, đang định giá một lần cắt giảm cứ sau hai cuộc họp trong năm tới là ổn định, có thể dự đoán, không ấn tượng. Họ không định giá điều gì? Một sự tăng tốc trong việc cắt giảm vào mùa xuân tới khi những cơn gió từ Washington hầu như chắc chắn mang theo âm hưởng của Chủ tịch Fed mới. Các nhà giao dịch có thể muốn giữ nguồn lực để đặt lệnh vào thời điểm đó.
Tóm lại, thị trường đã chuyển từ chế độ hoảng loạn sang thái độ lạnh như tiền. Không phải vì họ thích thuế quan hay nghĩ rằng Powell an toàn, chỉ là họ đã học được rằng phô trương mà không có thiệt hại thực sự thì không việc gì phải bán tháo để phòng ngừa rủi ro. Trừ khi lạm phát, tăng trưởng, hay lòng tin địa chính trị sụp đổ thì thị trường vẫn vững vàng đi lên. Chỉ là sẽ chẳng còn ai hò reo ăn mừng nữa, vì họ quá bận xem biểu đồ.
fxstreet