Thị trường thận trọng hơn khi rủi ro địa chính trị làm lu mờ kỳ vọng cắt giảm lãi suất

Thị trường thận trọng hơn khi rủi ro địa chính trị làm lu mờ kỳ vọng cắt giảm lãi suất

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

07:53 28/08/2024

Thị trường chứng khoán diễn biến trái chiều vào thứ Ba và đồng USD được củng cố khi nhà đầu tư thận trọng hơn trước các sự kiện chính trong tuần do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung dầu.

Rủi ro địa chính trị leo thang khiến giá dầu tăng

Hợp đồng tương lai dầu thô tăng mạnh vào thứ Hai, kéo dài đợt phục hồi lên hơn 7% trong 3 phiên liên tiếp. Căng thẳng leo thang giữa Israel và Hezbollah cùng những bế tắc trong các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza vào cuối tuần đã đẩy giá dầu lên cao hơn, góp phần hình thành mô hình hai đáy, đây là tín hiệu tăng giá.

Nhưng đà tăng của giá dầu cũng được củng cố khi chính quyền miền đông Libya đóng cửa các mỏ dầu trong khu vực, nơi chiếm gần toàn bộ sản lượng của nước này.

Tuyên bố "bất khả kháng" được đưa ra sau tranh chấp với chính quyền Tripoli khi nỗ lực lật đổ người đứng đầu ngân hàng trung ương Libya.

Dữ liệu kinh tế và báo cáo kết quả kinh doanh của Hoa Kỳ được chú ý

Trên Phố Wall, chỉ số S&P 500 và Nasdaq đều đóng cửa trong sắc đỏ khi đà tăng được thúc đẩy bởi bài phát biểu tại Jackson Hole của ông Powell vào thứ sáu bắt đầu lắng xuống do lo ngại trước thềm công bố báo cáo kết quả kinh doanh của NVIDIA vào thứ tư.

Mặt khác, khi trọng tâm của thị trường chuyển từ thời điểm Fed sẽ cắt giảm lãi suất sang mức độ cắt giảm, nhà đầu tư thậm chí còn chú ý nhiều hơn đến dữ liệu sắp tới.

Dữ liệu về số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền rất tích cực của Hoa Kỳ đã làm giảm kỳ vọng về khả năng cắt giảm 50 điểm cơ bản vào tháng 9, bên cạnh đó, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng cũng tăng mạnh hơn dự kiến. Tuy nhiên, số liệu PCE lõi và tiêu dùng cá nhân được công bố thứ sáu sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong việc định hình kỳ vọng cho cuộc họp tháng 9.

Thị trường chứng khoán có thể đã phục hồi

Chứng khoán châu Á bị đè nặng do cổ phiếu công ty mẹ của Temu - PDD Holdings - sụt giảm. Những lo ngại về nhu cầu tiêu dùng yếu kém của Trung Quốc đã làm lu mờ tín hiệu tích cực từ dữ liệu về lợi nhuận công nghiệp, vốn đã tăng lên vào tháng 7.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán châu Âu vẫn khá lạc quan khi các chỉ số chính được thúc đẩy bởi đà tăng mạnh của FTSE 100, dẫn đầu là cổ phiếu lĩnh vực khai khoáng và năng lượng.

Hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ cũng phục hồi nhẹ, cho thấy thị trường chứng khoán đã sẵn sàng cho một đợt tăng mới nhưng lại thiếu chất xúc tác mạnh mẽ.

Đồng Yên yếu hơn giúp đẩy đồng USD tăng cao trong bối cảnh đồng GBPEUR mạnh lên

Trên thị trường ngoại hối, đồng USD ít thay đổi so với rổ tiền tệ vì các cặp tiền tệ chính chủ yếu giao dịch trong phạm vi hẹp, ngoại trừ đồng Yên - suy yếu trên diện rộng. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy tâm lý rủi ro đang được cải thiện.

USD/JPY đã tăng trở lại mức 145 nhưng đồng USD vẫn đang chịu áp lực từ với các đồng tiền khác. GBP/USD đã tăng lên trên 1.3200 và EUR/USD cũng đang ổn định trên mức 1.1170 mặc dù dữ liệu lạm phát vào thứ sáu có khả năng sẽ củng cố kỳ vọng cắt giảm lãi suất của ECB vào tháng 9.

Tuy nhiên, đồng AUD có hiệu suất khá kém, chỉ tăng nhẹ trước dữ liệu CPI hàng tháng của quốc gia này vào thứ Tư.

Economic Calendar

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Thị trường dầu chưa hồi phục sau tháng 4 ảm đạm khi OPEC+ chuẩn bị tăng sản lượng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu chưa hồi phục sau tháng 4 ảm đạm khi OPEC+ chuẩn bị tăng sản lượng

Giá dầu đi ngang sau khi trải qua đợt sụt giảm theo tháng mạnh nhất kể từ năm 2021, trong bối cảnh xuất hiện dấu hiệu cho thấy liên minh OPEC+ dưới sự chỉ đạo của Ả Rập Saudi có thể đang bước vào chu kỳ mở rộng sản lượng kéo dài, làm gia tăng lo ngại về tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại đối với nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!

Thị trường vàng tiếp tục chuỗi tăng trưởng ấn tượng trong năm 2025, ghi nhận tháng tăng thứ tư liên tiếp khi tháng 4 khép lại với cột mốc giá mới đối với kim loại quý này. Hợp đồng tương lai tháng 6 đóng cửa ở ngưỡng 3,300.80 USD/ounce, tương đương mức tăng 4.52% (142.70 USD) trong tháng vừa qua.
Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai của chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 đều ghi nhận mức tăng tối thiểu 0.9% trong phiên giao dịch thứ Năm, được thúc đẩy bởi đà tăng giá mạnh mẽ của Microsoft. và Meta Platforms sau khi công bố kết quả kinh doanh vượt trội. Microsoft báo cáo doanh thu vượt dự báo, trong khi Meta cũng vượt ước tính doanh thu của giới phân tích, cho thấy nhu cầu người dùng vẫn chưa bị ảnh hưởng đáng kể bởi các biện pháp thuế quan.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ