Thị trường châu Âu: Cổ phiếu tăng nhẹ, tâm điểm là chỉ số PMI và báo cáo kết quả kinh doanh

Thị trường châu Âu: Cổ phiếu tăng nhẹ, tâm điểm là chỉ số PMI và báo cáo kết quả kinh doanh

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

15:16 24/10/2024

Thị trường chứng khoán châu Âu tăng nhẹ vào thứ Năm khi các nhà đầu tư tiếp tục đánh giá báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 của các công ty và dữ liệu mới nhất về hoạt động kinh tế của khu vực.

Tâm điểm PMI

Các nhà đầu tư đang tập trung vào loạt báo cáo PMI sơ bộ từ các quốc gia lớn của Eurozone trong bối cảnh lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực này.

Hoạt động kinh doanh trong khối vẫn ở mức suy giảm trong tháng này, tạo áp lực buộc ECB tiếp tục hạ lãi suất.

ECB đã hạ lãi suất ba lần trong năm nay, mỗi lần 25 bps và kỳ vọng hiện ngày càng tăng rằng NHTW sẽ tiếp tục giảm thêm 50 bps vào tháng 12.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết hôm thứ Tư rằng NHTW cần thận trọng khi quyết định nới lỏng thêm, nhưng dữ liệu PMI yếu có thể buộc bà phải hành động nhanh hơn.

Báo cáo kết quả kinh doanh

Mùa công bố kết quả kinh doanh quý 3 đang tiếp diễn, mang đến thêm nhiều thông tin cho nhà đầu tư.

Cổ phiếu Barclays (LON:BARC) tăng 2% sau khi ngân hàng Anh này báo cáo lợi nhuận ròng tăng mạnh trong quý 3 nhờ sự bùng nổ trong hoạt động giao dịch và thương vụ doanh nghiệp của mảng ngân hàng đầu tư.

Cổ phiếu Unilever (LON:ULVR) cũng tăng 2% sau khi tập đoàn hàng tiêu dùng này báo cáo doanh số quý tăng trưởng nhờ cải tiến sản phẩm và giảm tốc độ tăng giá, đánh dấu mức tăng trưởng doanh số theo khối lượng lớn nhất trong ba năm rưỡi qua.

Cổ phiếu Hermès (EPA:HRMS) tăng 3% sau khi công ty Pháp này ghi nhận doanh số quý 3 tăng mạnh, vượt trội so với các đối thủ đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái tại Trung Quốc nhờ sức hấp dẫn của các dòng túi xách xa xỉ đối với người mua giàu có.

Danone (EPA:DANO) tăng 2.5% sau khi vượt kỳ vọng doanh số quý 3, được hỗ trợ bởi khối lượng bán ra cao hơn khi tốc độ tăng giá chậm lại, phản ánh nhu cầu mạnh mẽ tại Bắc Mỹ.

Cổ phiếu Orange (EPA:ORAN) tăng 1.7% sau khi nhà mạng viễn thông Pháp báo cáo lợi nhuận quý 3 cao hơn kỳ vọng của thị trường, nhờ vào kết quả hoạt động mạnh mẽ tại thị trường châu Phi và Trung Đông.

Tại Mỹ, Tesla (NASDAQ:TSLA) sẽ là tâm điểm chú ý sau khi CEO Elon Musk dự báo doanh số xe sẽ tăng 20-30% vào năm tới, giúp trấn an nhà đầu tư rằng mảng xe điện cốt lõi của hãng đang cải thiện.

Giá dầu phục hồi do lo ngại tình hình Trung Đông

Giá dầu tăng vào thứ Năm, phục hồi sau đợt giảm trước đó, do lo ngại rằng xung đột tại Trung Đông leo thang có thể ảnh hưởng đến nguồn cung từ khu vực quan trọng này.

Israel đã tiến hành các cuộc tấn công vào thủ đô Damascus của Syria vào sáng thứ Năm, theo truyền thông nhà nước Syria, làm dấy lên lo ngại về khả năng xung đột mở rộng trong khu vực trong bối cảnh đang có sự mong đợi về một cuộc tấn công trả đũa Iran sau vụ tấn công ngày 1/10.

Giá dầu đã tăng gần 4% trong tuần này, giúp bù đắp khoản sụt giảm hơn 7% vào tuần trước do lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc và gián đoạn nguồn cung từ cuộc chiến ở Trung Đông.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á

Hoạt động sản xuất tại đa số nền kinh tế châu Á suy giảm trong tháng 4, phản ánh phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp trước tình trạng nhu cầu sụt giảm và bất định thương mại từ chính sách thuế quan cơ sở 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.
Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm

Giới đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ đang tích cực gia tăng vị thế, dự đoán rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ đó buộc Cục Dự trữ Liên bang phải hạ lãi suất điều hành.
6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!

Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.
BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ