Thị trường cần chú ý đến các dấu hiệu suy thoái trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tín dụng

Thị trường cần chú ý đến các dấu hiệu suy thoái trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tín dụng

08:35 16/03/2023

Sự sụp đổ đột ngột của Silicon Valley Bank và những rủi ro tài chính tăng cao có khả năng sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái.

Dữ liệu PPI tháng Hai cho thấy lạm phát đang hạ nhiệt. Nhưng điều này sẽ không đủ để thúc đẩy Fed cắt giảm lãi suất trừ khi việc hạ cánh mềm thực sự khó xảy ra. Do đó, hãy theo dõi các tín hiệu suy thoái để đánh giá động thái của Fed trong tương lai. Thị trường tiếp tục định giá quá cao khi kỳ vọng Fed cắt giảm 100 điểm cơ bản.

1. Tin tức về Credit Suisse là bằng chứng cho thấy sự sụp đổ của SVB đã khiến thị trường đánh giá lại toàn diện về hệ thống ngân hàng toàn cầu. Moody’s đã đưa ra cảnh báo hạ bậc đối với 6 ngân hàng có lượng tiền gửi lớn không được đảm bảo. Cuối cùng, căng thẳng này sẽ khiến các điều kiện tín dụng thắt chặt hơn khi những tổ chức gặp rủi ro tìm cách sửa chữa bảng cân đối kế toán, có thể là trong nhiều tháng tới.

Chiến lược gia Torsten Slok của Apollo đã cho biết sáng nay: Các ngân hàng nhỏ chiếm 30% tổng khoản vay trong nền kinh tế Mỹ, và các ngân hàng khu vực và cộng đồng có thể sẽ dành vài quý để sửa chữa bảng cân đối kế toán. Điều này có nghĩa là tiêu chuẩn cho vay đối với các công ty và hộ gia đình sẽ thắt chặt hơn nhiều ngay cả khi Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.

2. Tất cả các dấu hiệu hiện đang cho thấy sự suy thoái ngay cả khi không có cuộc khủng hoảng tín dụng: Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần trước tăng, báo cáo PPI tháng Hai, doanh số bán lẻ và chỉ số Empire Manufacturing đều không được duy trì được sự tích cực. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng cho thấy sự suy yếu trong thị trường lao động.

3. Giá cả hàng hóa cũng cho thấy sự chậm lại của nền kinh tế sẽ làm giảm lạm phát. Chỉ số hàng hóa Bloomberg đã đạt đỉnh vào tháng 6 và giảm dần kể từ tháng 8. Dầu hiện cũng có xu hướng giảm tương tự. Lạm phát chậm lại sẽ thúc đẩy Fed và các ngân hàng trung ương giảm tốc độ tăng lãi suất.

Kịch bản sau đó là tăng trưởng chậm lại và lạm phát hạ nhiệt. Điều này cho thấy khả năng Fed chỉ tăng tối đa 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tuần tới và có thể dừng thắt chặt ở mức lãi suất 5%.

Fed vẫn chưa thể cắt giảm lãi suất do lạm phát vẫn ở mức 6%, trừ khi họ dự đoán có khả năng nền kinh tế sẽ hạ cánh cứng hoặc một cuộc khủng hoảng tài chính sẽ xảy ra.

Nhu cầu hạ nhiệt sẽ gây áp lực lên thu nhập, trong khi việc cắt giảm lãi suất sẽ chỉ cho thấy một viễn cảnh tiêu cực hơn là những gì đang thực sự xảy ra.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD giảm khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về khả năng Tổng thống Trump can thiệp vào hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang, sau những phát ngôn chỉ trích Chủ tịch Jerome Powell và gợi ý sẽ thay thế ông bằng một nhân vật thân thiện hơn với mục tiêu chính sách của Nhà Trắng, làm dấy lên nghi ngại về tính độc lập và trung lập của Fed.
Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Sự chênh lệch giữa dự báo lãi suất của Fed và kỳ vọng cắt giảm sâu hơn từ thị trường một phần phản ánh khả năng Jerome Powell sẽ được thay thế bởi một người ôn hòa hơn nếu Trump trở lại Nhà Trắng. Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo không nên đánh giá thấp vai trò của dữ liệu và sự đồng thuận trong nội bộ Fed, cũng như rủi ro làm suy yếu tính độc lập chính trị của ngân hàng trung ương.
10 nghìn tỷ USD và tiếp tục tăng: Phố Wall tăng vọt, phe gấu bị nghiền nát

10 nghìn tỷ USD và tiếp tục tăng: Phố Wall tăng vọt, phe gấu bị nghiền nát

Phố Wall đang tăng mạnh, với S&P 500 đạt mức cao kỷ lục và vốn hóa thị trường tăng gần 10 nghìn tỷ USD kể từ tháng Tư, nhờ lạm phát hạ nhiệt, chính sách ôn hòa hơn từ Fed và sự hồi phục của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trong khi đó, thị trường ngoại hối lại phản ánh lo ngại về rủi ro cấu trúc và bất ổn chính trị, tạo nên một giai đoạn phân kỳ nơi chỉ một bên có thể đúng.
Bỏ mặc chiến tranh, thị trường Mỹ lại lao lên: Lý do đằng sau sự vững vàng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bỏ mặc chiến tranh, thị trường Mỹ lại lao lên: Lý do đằng sau sự vững vàng

Dù xung đột bùng phát ở Trung Đông, thị trường Mỹ dường như chẳng mảy may bận tâm. Chỉ số S&P 500 vẫn đều đặn leo cao, bất chấp loạt cú sốc từ địa chính trị, chính sách thuế quan, cho tới nỗi lo về thị trường nhà ở. Điều gì đang đứng sau sự vững vàng đến khó tin này?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ