Với sự lây lan từ mớ "hỗn độn" margin call có vẻ đã được kiềm chế, reflation đang trở lại tâm điểm khi lợi suất toàn cầu tăng cao hơn. Mục tiêu tiêm chủng 90% người trưởng thành của Hoa Kỳ cho tháng tới đang giúp đẩy lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm lên trên mức đỉnh gần đây tại 1.76%, USD/JPY là cặp tiền hưởng lợi lớn nhất khi phá qua mức 110.00.
Kênh đào Suez vẫn tắc nghẽn có thể gây ảnh hưởng đến thị trường năng lượng tùy thuộc vào thời gian các tàu chở dầu bị kẹt. Nhưng trong khi chi phí vận chuyển gần mức cao nhất trong 18 tháng, dầu thô Brent đã trở lại dưới $64/thùng trong khi đồng USD suy yếu. Lợi suất TPCP Mỹ đang đi ngang trước phiên đấu giá kỳ hạn 7 năm hôm nay - và đó là một ngày bận rộn của các ngân hàng trung ương.
Bị lạc trong cuộc tranh luận về lạm phát chính là một thách thức lớn đối với các nhà giao dịch: thị trường có thể đánh giá quá cao nguy cơ áp lực giá cả, ngay cả khi Fed không tăng lãi suất nhanh như kỳ vọng. Khi các Traders đồn thổi về lạm phát thì các ngân hàng trung ương lại đang cố tình làm ngơ những rủi ro này.
Tỷ lệ lạm phát của các quốc gia G7 lớn, được đo bằng chỉ số CPI tổng hợp trước đại dịch vào tháng 1 năm 2020, chỉ dưới 2% và có xu hướng tăng cao hơn. Việc mở cửa trở lại sẽ chứng kiến lạm phát cuối cùng bắt kịp đà phục hồi trong tăng trưởng toàn cầu trở lại mức cao vào đầu năm 2020, chắc chắn sẽ khiến Fed phải phản ứng.
Một đồng Dollar mạnh hơn so với lợi suất sụt giảm và cổ phiếu chu kỳ dẫn đầu đà bán tháo không có nghĩa là “reflation trade” đã kết thúc. Có lý do để tin rằng đây chỉ là chướng ngại vật trên đà phục hồi rộng hơn - dòng vốn tái cân bằng sau một quý lộn xộn trên thị trường trái phiếu và một số nhà đầu tư lo lắng khi những giả định về dữ liệu tích cực bị đem ra kiểm tra.
Sự gia tăng của đồng USD trong năm nay đã được thúc đẩy bởi lợi suất tăng. Do đó, những nhà đầu cơ giá lên đồng bạc xanh nên cảnh giác về sự thay đổi của USD nếu lợi suất 10 năm của Mỹ đóng cửa dưới 1.6%.
Phong tỏa tại Đức, thắt chặt thị trường nhà ở tại New Zealand và áp lực đang diễn ra của Thổ Nhĩ Kỳ, tất cả đều tạo ra một tâm lý risk off cho phiên giao dịch châu Âu. AUD/JPY đang chịu áp lực trong khi đồng USD hồi phục, ngay cả khi Hoa Kỳ có kế hoạch gia tăng kích thích tài khóa hơn nữa. Khoản chi 3 nghìn tỷ đô la tiềm năng sẽ được chú trọng trong bối cảnh hàng loạt các diễn giả của ngân hàng trung ương sẽ phát biểu vào tuần này.
Theo Jurrien Timmer của Fidelity Investments, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ có thể nới rộng đà tăng nhưng điều điều này có thể sẽ không gây rủi ro cho thị trường tài chính
Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) – ông Jerome Powell vào ngày thứ Hai tuyên bố rằng các đồng tiền mã hóa là công cụ trữ giá trị không ổn định và rằng Ngân hàng Trung ương sẽ không hề vội vã trong việc đưa ra một ngân hàng tiền mã hoá khác để cạnh tranh!
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết nền kinh tế dường đã có dấu hiệu hồi phục mặc dù vẫn chưa hoàn toàn, do những thiệt hại nghiêm trọng do đại dịch gây ra.
Lạm phát từ lĩnh vực dịch vụ đã giảm bớt kể từ khi đại dịch tấn công nền kinh tế, nhưng nó sẽ tăng cao hơn trong quý 2 do chi tiêu tăng vọt. Nhu cầu bị dồn nén được thúc đẩy bởi các khoản trợ cấp trực tiếp và việc mở cửa trở lại hoàn toàn nền kinh tế sẽ đem lạm phát trở lại vào năm 2021 và có thể các năm sau nữa.