Suy thoái kinh tế vẫn đang 'rình rập'?

Suy thoái kinh tế vẫn đang 'rình rập'?

09:59 24/02/2023

Phe mua chứng khoán đang chờ đợi báo cáo PCE quan trọng được công bố vào thứ Sáu trong bối cảnh lo ngại rằng tốc độ lạm phát hạ nhiệt gần đây đang giảm dần

FOMC

Lạm phát dai dẳng có nghĩa là Fed sẽ có nhiều thứ phải làm, bao gồm cả việc tăng lãi suất cao hơn mức mà nhiều người đã dự đoán. Biên bản cuộc họp FOMC tháng 2 được công bố ngày hôm qua cho thấy "hầu hết" các quan chức đồng ý rằng đã đến lúc giảm tốc độ tăng lãi suất xuống 25 điểm cơ bản để quản lý rủi ro cuộc việc thắt chặt chính sách.

Đồng thời, biên bản cho thấy rằng một số quan chức vẫn ủng hộ động thái tăng 50 điểm cơ bản. Họ bày tỏ lo ngại về việc giảm tốc độ hoặc kết thúc chu kỳ tăng quá sớm, điều này "có thể cản trở những tiến bộ gần đây trong việc kiểm soát áp lực lạm phát." Thật không may, dữ liệu gần đây chỉ ra rằng tốc độ đà giảm của lạm phát kể từ năm ngoái đã bị đình trệ do áp lực tiền lương, lạm phát ngành dịch vụ và giá nhà ở.

Điều này đã khiến phe mua xem xét lại quan điểm rằng Fed có thể dừng tăng lãi suất vào cuộc họp tháng 3 hoặc tháng 5. Chỉ số PCE tháng 1 được công bố vào thứ Sáu có khả năng cho thấy lạm phát vẫn dai dẳng hoặc tăng nhẹ, giống như các dữ liệu khác đã chỉ ra.

Đối với những người hy vọng rằng lạm phát sẽ hạ nhiệt vào tháng 2, dữ liệu đầu tiên sẽ là chỉ số CPI dự kiến công bố vào ngày 14/3, ngay trước thềm cuộc họp FOMC tiếp theo của Fed vào ngày 21-22/3.

Việc không chắc chắn rằng lạm phát và lãi suất có thể tăng cao đến đâu khiến giới đầu tư khó có thể đánh giá giá cổ phiếu. Những lo ngại của người tiêu dùng ngày càng tăng khi họ bắt đầu cảm thấy áp lực khi giá cả cao hơn.

Lo ngại suy thoái

Chi tiêu của người tiêu dùng chiếm khoảng 70% nền kinh tế Mỹ. Việc người tiêu dùng giảm chi tiêu là lý do chính khiến nhiều người vẫn tin rằng suy thoái kinh tế có thể sẽ xảy ra vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2024. Ảnh hưởng của điều này đã được thể hiện qua báo cáo của Home Depot và Walmart được công bố trong tuần này, với những triển vọng tiêu cực cho các quý tới. Tất nhiên, có khả năng là chi tiêu của người tiêu dùng sẽ ổn định sau tháng nay và thị trường tránh được suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, nếu tốc độ tăng trưởng giảm vẫn cao hơn lạm phát, đây sẽ là kịch bản "không hạ cánh", Fed vẫn sẽ giữ lãi suất cao để tránh lạm phát tăng trở lại. Và đến một lúc nào đó, điều này chắc chắn sẽ dẫn đến suy thoái hoặc ít nhất là suy thoái thu nhập khi tiền lương, chi phí hàng hóa cao hơn và chi tiêu của người tiêu dùng chậm lại sẽ làm giảm biên lợi nhuận.

Trường hợp tốt nhất đối với thị trường chứng khoán đó là "hạ cánh mềm" khi lạm phát giảm xuống mục tiêu của Fed và nền kinh tế duy trì tăng trưởng vừa phải nhưng các nhà kinh tế ngày càng đánh giá điều này khó xảy ra. Căng thẳng địa chính trị giữa phương Tây, Nga và Trung Quốc còn làm phức tạp thêm tình hình do có thể làm gián đoạn dòng chảy toàn cầu của các mặt hàng quan trọng.

Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ xem xét Chỉ số sản xuất của Fed tại Kansas và ước tính lần thứ hai về GDP quý IV. Những dữ liệu nổi bật về thu nhập ngày hôm nay bao gồm Block, Booking Holdings, Intuit, Keurig Dr Pepper, Moderna và Warner Bros. Discovery.

Fxstreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng

HĐTL chứng khoán Mỹ và USD tăng nhẹ sau thông tin về cuộc gặp giữa các quan chức thương mại hàng đầu Mỹ–Trung, dù thị trường vẫn thận trọng về triển vọng giảm thuế. Trung Quốc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, trong khi Fed được dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất và theo dõi tình hình. Nhà đầu tư vẫn tập trung vào rủi ro thương mại toàn cầu và tín hiệu chính sách từ các nền kinh tế lớn.
Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ

Chính quyền Trung Quốc vừa công bố một loạt biện pháp kích thích kinh tế quan trọng vào ngày hôm nay, bao gồm việc cắt giảm lãi suất và bơm một lượng thanh khoản đáng kể vào thị trường. Động thái này nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế do cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ gây ra.
Thị trường khởi sắc nhờ kỳ vọng Mỹ–Trung hạ nhiệt căng thẳng thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thị trường khởi sắc nhờ kỳ vọng Mỹ–Trung hạ nhiệt căng thẳng thương mại

Thị trường tài chính khởi sắc nhờ kỳ vọng vào bước đột phá trong đàm phán Mỹ–Trung, dù mức thuế hiện tại vẫn gây sức ép lớn. Trung Quốc cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng, trong khi Fed được dự đoán sẽ giữ nguyên chính sách và theo dõi diễn biến. Tuy nhiên, bất ổn thương mại toàn cầu tiếp tục là nhân tố chính định hình tâm lý nhà đầu tư.
Liệu Trung Quốc có thực sự hưởng lợi từ các chính sách của Tổng thống Trump ở khu vực Mỹ Latinh?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Liệu Trung Quốc có thực sự hưởng lợi từ các chính sách của Tổng thống Trump ở khu vực Mỹ Latinh?

Trong thế kỷ XXI, Trung Quốc đã từng bước mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực Mỹ Latinh, vượt qua Hoa Kỳ để trở thành đối tác thương mại hàng đầu tại Nam Mỹ với tổng giá trị đầu tư vượt 130 tỷ USD trải rộng từ cảng biển chiến lược đến các mỏ khai thác khoáng sản.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ