Sự can thiệp tiền tệ của Nhật Bản hỗ trợ BoE cắt giảm lãi suất vào tháng 6

Sự can thiệp tiền tệ của Nhật Bản hỗ trợ BoE cắt giảm lãi suất vào tháng 6

Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

14:19 08/05/2024

Nếu những lo lắng về GBP là yếu tố ngăn cản BoE cắt giảm lãi suất quá sâu so với Mỹ, thì sự can thiệp tiền tệ của Nhật Bản có thể, một cách kỳ lạ, hỗ trợ cho BoE

BoE sẽ công bố quyết định chính sách mới nhất vào thứ Năm. Mặc dù lãi suất nhiều khả năng sẽ được giữ nguyên trong tuần này, nhưng vẫn có những suy đoán về việc liệu BoE có thể phát tín hiệu cho đợt cắt giảm ngay trong tháng tới hay không. BoE sẽ công bố quyết định chính sách chỉ hai tuần sau động thái của ECB vào ngày 6 tháng 6.

Những phát biểu dovish gần đây từ các nhân vật cấp cao của BoE, đặc biệt là Phó Thống đốc Dave Ramsden về việc BoE có thể sẽ sớm nới lỏng chính sách - ngay cả khi Fed vẫn cứng rắn với chiến lược giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.

Hiện tại, thị trường swaps định giá 90% khả năng ECB sẽ có động thái vào tháng tới, nhưng ít hơn 50% khả năng BoE cắt giảm lãi suất vào tháng 6. Kịch bản BoE cắt giảm lãi suất 25 bps vào tháng 8 hiện được định giá 100%. Với thị trường định giá Fed sẽ không cắt giảm lãi suất lần đầu cho đến tháng 11. Nhìn chung, điều này sẽ không tạp áp lực cho các nhà hoạch định chính sách của Vương quốc Anh trong việc đưa ra quyết định.

Tuy nhiên, sự do dự của BoE khi gia nhập vào ''hàng ngũ'' các NHTW nới lỏng chính sách cùng ECB có thể xuất phát một phần từ nỗi lo làm suy yếu GBP trong bối cảnh USD tăng cao. Việc GBP lao dốc có thể làm tăng thêm chi phí nhập khẩu năng lượng và các hàng hóa khác tính bằng USD và đe dọa quá trình giảm phát của Anh.

Sự can thiệp của chính phủ Nhật Bản trong tuần qua bằng cách bán USD và đặt mức sàn cho JPY để hỗ trợ cặp tỷ giá này.

Các chiến lược gia của Morgan Stanley chỉ ra rằng khi Nhật Bản can thiệp thị trường tiền tệ vào cuối năm 2022, USD tăng gần 60% so với EUR và lần lượt 14% và 12% so với JPY và GBP trước khi giảm 10% trong ba tháng tiếp theo

Mặc dù các nhà phân tích nhanh chóng chỉ ra rằng không phải tất cả đều do động thái của Nhật Bản, khi USD cũng chịu áp lực từ tình trạng giảm phát ở Mỹ và sự phục hồi của Trung Quốc vào thời điểm đó. Kịch bản tương tự được cho rằng cũng có thể xảy ra trong giai đoạn này.

Ít nhất là trong khi usd đang dao động vs biên độ hẹp, BoE có thể sẽ sẵn sàng hơn trong việc cắt giảm lãi suất.

BoE có thể sẽ đưa ra tín hiệu về đợt cắt giảm lãi suất lần đầu vào tháng 6 trong tuần này. Morgan Stanley ước tính với mỗi một lần giảm 100 bps trong chênh lệch lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm giữa Mỹ và Anh thì GBPUSD sẽ giao động trong biên độ 4.5%.

“Mặc dù không có ích cho động lực lạm phát trong ngắn hạn, nhưng đây không phải là một sự sụt giảm đáng kể. Điều này đủ để cho phép BoE phân kì chính sách với Fed một chút"

Kỳ vọng BoE thay đổi hướng dẫn chính sách

Chiến lược gia Shreyas Gopal của Deutsche Bank và nhà kinh tế người Anh Sanjay Raja cho biết: "Sự phân kì chính sách giữa BoE và Fed hiện đang đến gần”.

Deutsche cho biết việc thị trường tiền tệ nói chung không có nhiều biến động đã làm giảm độ nhạy cảm của GBP đối với việc phân kì chính sách. GBP hiện giảm 3.5% mỗi khi chênh lệch lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm của Mỹ - Anh giảm 100 bps, thấp hơn mức 8% trước đại dịch.

Sự sụt giảm đó chỉ khiến lạm phát ở Anh tăng 6 bps trong năm tiếp theo.

Việc khuyến khích BoE cắt giảm lãi suất vào tháng 6 là nguyên nhân giúp EUR vẫn trụ vững dù các quan chức ECB khẳng định việc cắt giảm vào tháng tới sẽ được thực hiện.

Và vì vậy, dù nghe có vẻ kỳ lạ, thì cú bắn kịp thời của Tokyo vào vùng cung của USD có thể gián tiếp giúp GBP trụ vững và khuyến khích BoE nới lỏng chính sách.

Investing.com

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ