Sắc đỏ trên thị trường chứng khoán Mỹ đã đến hồi kết thúc?

Sắc đỏ trên thị trường chứng khoán Mỹ đã đến hồi kết thúc?

Bảo Chung

Bảo Chung

Currency Analyst

10:32 14/09/2020

Các chiến lược gia tại Goldman Sachs và Deutsche Bank AG cho biết nếu như lịch sử lặp lại, nhịp giảm giá gần đây trên thị trường chứng khoán Mỹ sẽ chuẩn bị kết thúc.

Đội phân tích của David Kostin thuộc Goldman Sachs hôm thứ Sáu vừa rồi cho biết, biên độ dao động của đợt bán tháo chứng khoán gần đây tương tự với đợt bán tháo “điển hình” của chỉ số S&P 500 trong cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng với tốc độ nhanh hơn. Họ cũng lưu ý rằng các vị thế quyền chọn, thứ cốt lõi chúng ta cần quan tâm, đã trở lại bình thường.

“Bất chấp đợt bán tháo mạnh mẽ trong tuần vừa rồi, chúng tôi vẫn duy trì quan điểm tích cực trong những tháng tới với thị trường chứng khoán Mỹ”, các chiến lược gia của Goldman Sachs cho hay. “Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, các nhịp giảm lớn hơn hoặc bằng 5% của S&P 500 thường kéo dài khoảng 20 phiên giao dịch, và có thể kéo khoảng cách đỉnh-đáy lên đến 7%, điều này phù hợp với nhịp giảm trong hai tuần gần đây, ngoại trừ tốc độ biến động có khác biệt.”

Việc tái đánh giá khi TTCK đạt mức cao nhất lịch sử cùng những biến động trong thị trường quyền chọn là nguyên nhân cho nhịp giảm điểm 7% so với đỉnh kỷ lục thiết lập ngày 02/09 vừa rồi, mặc dù nó vẫn cao hơn 50% so với đáy tạo hồi tháng Ba. Chỉ số Nasdaq 100 giảm 11% sau khi các nhà đầu tư xem xét liệu đà tăng mạnh mẽ của các cổ phiếu những tập đoàn công nghệ thời gian vừa qua có đang hình thành bong bóng!

Tỷ lệ put/call ratio gần đây đã chạm mức đáy trong vòng 10 năm. Nguồn: Bloomberg

Trong khi đó, một đội các chuyên gia tại Deutsche Bank lại tập trung vào tác động của thị trường quyền chọn, bằng cách so sánh số lượng put option và call option. Tỷ lệ put/call ratio đã có thời điểm giảm xuống đáy trong vòng 10 năm gần đây – một dấu hiệu cho thấy tâm lý thị trường tích cực thái quá, nhưng sau khi điều chỉnh đã quay trở lại mức trung bình.

“Trong lịch sử, những đợt điều chỉnh của tỷ lệ put/call ratio thường có xu hướng tác động mạnh tới thị trường trong ngắn hạn”, các chiến lược gia cho biết.

Bên cạnh đó, cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ cũng được đánh giá là nguồn gốc của sự không chắc chắn trên thị trường thời gian tới.

Các chiến lược gia tại Deutsche Bank cảnh báo: “Nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với một sự kiện vĩ mô cực kỳ quan trọng thời gian tới – cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Số lượng phiếu bầu cử gửi qua email sẽ đạt mức cao chưa từng có, và do đó, biến động có khả năng cao sẽ kéo dài ngay cả khi sự kiện đã kết thúc.”

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cảnh báo căng thẳng thương mại, bất ổn địa chính trị và nợ công gia tăng đang làm suy yếu khả năng chống chịu của hệ thống tài chính toàn cầu. Tổng giám đốc BIS Agustín Carstens gọi đây là “kỷ nguyên mới của sự bất định”, đe dọa cả trật tự kinh tế lẫn niềm tin vào các thể chế. Báo cáo cũng ghi nhận đồng USD sụt giá mạnh và lo ngại về đà phát triển thiếu kiểm soát của stablecoin.
USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD giảm khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về khả năng Tổng thống Trump can thiệp vào hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang, sau những phát ngôn chỉ trích Chủ tịch Jerome Powell và gợi ý sẽ thay thế ông bằng một nhân vật thân thiện hơn với mục tiêu chính sách của Nhà Trắng, làm dấy lên nghi ngại về tính độc lập và trung lập của Fed.
Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Sự chênh lệch giữa dự báo lãi suất của Fed và kỳ vọng cắt giảm sâu hơn từ thị trường một phần phản ánh khả năng Jerome Powell sẽ được thay thế bởi một người ôn hòa hơn nếu Trump trở lại Nhà Trắng. Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo không nên đánh giá thấp vai trò của dữ liệu và sự đồng thuận trong nội bộ Fed, cũng như rủi ro làm suy yếu tính độc lập chính trị của ngân hàng trung ương.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ