RBA bất ngờ giữ nguyên lãi suất, đẩy AUD tăng mạnh; Ông Trump dọa áp thuế lên 14 quốc gia

RBA bất ngờ giữ nguyên lãi suất, đẩy AUD tăng mạnh; Ông Trump dọa áp thuế lên 14 quốc gia

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

13:47 08/07/2025

Đồng AUD tăng vọt trong phiên thứ Ba sau khi Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) bất ngờ giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 3.85%, trái với kỳ vọng phổ biến rằng họ sẽ cắt giảm 25 bps.

Tổng quan thị trường

Dù phần lớn giới phân tích dự đoán RBA sẽ nới lỏng, kết quả biểu quyết 6-3 cho thấy sự chia rẽ rõ rệt trong nội bộ Hội đồng. Chưa rõ liệu quyết định này có bị ảnh hưởng bởi các rủi ro thương mại toàn cầu leo thang hay không. Mỹ đã bắt đầu gửi thư chính thức đến các đối tác thương mại chủ chốt kèm theo biểu thuế mới, làm gia tăng bất ổn cho các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Úc. Dù vậy, thị trường chứng khoán châu Á nhìn chung vẫn khá ổn định, với các chỉ số khu vực ghi nhận mức tăng nhẹ.

Về thương mại, Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận sẽ áp thuế phổ thông đối với 14 quốc gia từ ngày 1/8. Các thư ký kết gửi đi kèm chi tiết mức thuế suất dao động từ 25% đến 40%. Lệnh hành pháp của ông Trump cũng đã lùi thời hạn ban đầu (ngày 9/7) thêm ba tuần, tạo khoảng thời gian hẹp để các nước thương lượng các thỏa thuận song phương.

Danh sách các quốc gia nhận thông báo áp thuế bao gồm nhiều đối tác thương mại quan trọng của Mỹ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Kazakhstan, Nam Phi, Lào, Myanmar, Tunisia, Bosnia và Herzegovina, Indonesia, Bangladesh, Serbia, Campuchia và Thái Lan.

Mức thuế cụ thể như sau:

  • 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Kazakhstan và Tunisia
  • 30% với Nam Phi và Bosnia
  • 32% với Indonesia
  • 35% đối với Bangladesh và Serbia
  • 36% đối với Campuchia và Thái Lan
  • 40% đối với Lào và Myanmar

Các thư cũng cảnh báo rằng hàng hóa trung chuyển qua nước thứ ba để tránh thuế sẽ bị trừng phạt.

Điều bất ngờ là cả Nhật Bản và Hàn Quốc – những đồng minh thân cận của Mỹ – cũng nằm trong danh sách áp thuế 25%. Nhật xác nhận đã nhận được thư đề xuất miễn trừ nếu đàm phán diễn ra nhanh chóng. Thủ tướng Ishiba cho biết các điều khoản có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào phản hồi từ Tokyo. Hàn Quốc cũng thể hiện lập trường tương tự, coi thời gian trì hoãn là cơ hội để giải quyết tranh chấp một cách êm thấm.

Liên minh châu Âu (EU) không nằm trong danh sách chịu ảnh hưởng. Các nguồn tin EU xác nhận không nhận được thư nào và khối này vẫn đang tập trung hoàn tất thỏa thuận thương mại với Mỹ trong tuần này. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen được cho là đã có “trao đổi tích cực” với ông Trump, dù nội bộ EU vẫn còn chia rẽ về quy mô và nội dung thỏa thuận.

Trên thị trường ngoại hối, đồng AUD đang dẫn đầu đà tăng trong ngày, theo sau là NZDEUR. USD bị tụt lại phía sau cùng với JPYCAD. GBPCHF giao dịch ở mức trung bình.

Tại thị trường châu Á (tính đến thời điểm viết bài):

  • Chỉ số Nikkei của Nhật tăng 0.23%
  • Hang Seng (Hong Kong) tăng 0.78%
  • Chỉ số Shanghai SSE tăng 0.58%
  • Chỉ số Strait Times của Singapore tăng 0.47%
  • Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật kỳ hạn 10 năm tăng 0.05 điểm lên 1.488%

Trong phiên đêm qua tại Mỹ:

  • Chỉ số DOW giảm -0.94%
  • S&P 500 giảm -0.79%
  • NASDAQ giảm -0.92%
  • Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 0.047 điểm lên 4.395%

RBA không cắt giảm lãi suất tháng 7, chọn chờ đợi thêm để có thông tin rõ ràng 

RBA quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 3.85%, thay vì cắt giảm 25 bps như kỳ vọng. Quyết định được thông qua với tỷ lệ 6–3, phản ánh tâm lý lạc quan thận trọng, khi ngân hàng trung ương đánh giá rủi ro lạm phát đã trở nên cân bằng hơn, trong khi thị trường lao động vẫn duy trì sự ổn định.

Tuy nhiên, Hội đồng Chính sách tiền tệ không tuyên bố chiến thắng trước lạm phát mà vẫn nhấn mạnh sự bất định đáng kể trong cả triển vọng trong nước và toàn cầu.

Trong tuyên bố đi kèm, RBA cho biết họ có thể “chờ thêm một thời gian ngắn” để đảm bảo lạm phát đang thực sự đi đúng hướng về mục tiêu 2.5%. Hội đồng vẫn tỏ ra thận trọng trước những bất định ở cả phía cầu và phía cung, đặc biệt trong bối cảnh chính sách thương mại toàn cầu biến động khó lường. RBA khẳng định chính sách tiền tệ hiện đang “ở vị trí phù hợp” để có thể phản ứng nhanh nếu điều kiện kinh tế xấu đi.

Ngân hàng Trung ương Úc cũng đưa ra cảnh báo thận trọng về các rủi ro từ chính sách thuế quan của Mỹ và những thay đổi trong thương mại toàn cầu, cho rằng dù kịch bản xấu nhất có thể tránh được, nhưng chính sự bất định cũng có thể làm suy giảm nhu cầu. Dù thị trường tài chính đã hồi phục phần nào nhờ hy vọng vào các thỏa thuận, RBA cảnh báo doanh nghiệp và hộ gia đình có thể trì hoãn chi tiêu do thiếu rõ ràng về chính sách.

Niềm tin kinh doanh của Úc tăng mạnh trong tháng 6

Chỉ số niềm tin kinh doanh của Australia (do NAB khảo sát) tăng mạnh trong tháng 6, từ 2 lên 5 – mức cao nhất trong hơn một năm. Điều kiện kinh doanh cũng phục hồi mạnh, tăng từ 0 lên 9 sau năm tháng giảm liên tiếp.

  • Đà phục hồi diễn ra trên diện rộng:
  • Điều kiện giao dịch tăng từ 5 lên 15
  • Biên lợi nhuận chuyển từ âm -5 lên dương 4
  • Điều kiện tuyển dụng nhích nhẹ lên mức 3

Về chi phí, tín hiệu trái chiều:

  • Tăng trưởng chi phí lao động giảm nhẹ từ 1.6% xuống 1.5% (tính theo quý)
  • Chi phí đầu vào tăng từ 1.2% lên 1.5%
  • Giá bán cuối cùng tăng nhẹ từ 0.5% lên 0.6%, trong khi giá bán lẻ giảm tốc còn 0.6%, cho thấy áp lực giá tiêu dùng có dấu hiệu hạ nhiệt dù phía cung vẫn còn thắt chặt.

Ông Gareth Spence từ NAB nhận định dữ liệu cho thấy đà tăng trưởng có thể đang quay trở lại trong nửa cuối năm 2025. “Dù khảo sát hàng tháng thường biến động, nhưng hy vọng ít nhất một phần xu hướng tích cực này sẽ được duy trì,” ông nhận xét, đồng thời gọi sự bật tăng của cả niềm tin và điều kiện kinh doanh là “bất ngờ tích cực” trong bối cảnh thế giới vẫn nhiều bất ổn.

Triển vọng trên khung ngày của AUD/USD

Các ngưỡng quan trọng trên khung ngày: (S1) 0.6463, (P) 0.6513. (R1) 0.6541

AUD/USD bật tăng đáng kể trong hôm nay nhưng vẫn nằm dưới ngưỡng kháng cự 0.6589. Xu hướng trong ngày vẫn trung lập, có thể còn dao động thêm. Tuy nhiên, đà tăng sẽ vẫn được kỳ vọng duy trì chừng nào mức hỗ trợ 0.6372 chưa bị phá vỡ. Nếu phá vỡ dứt khoát 0.6589, xu hướng tăng từ 0.5913 sẽ tiếp diễn, hướng đến mốc Fibonacci 0.6713.

Về dài hạn, chưa có dấu hiệu rõ ràng cho thấy xu hướng giảm từ đỉnh 0.8006 (năm 2021) đã kết thúc. Đợt hồi phục từ 0.5913 được xem là pha điều chỉnh kỹ thuật. Dù khả năng tăng mạnh hơn không bị loại trừ, triển vọng vẫn nghiêng về giảm chừng nào kháng cự 0.6713 (mức thoái lui 38.2% của đoạn giảm từ 0.8006 xuống 0.5913) còn giữ vững.

Tuy nhiên, với tín hiệu phân kỳ tăng trong MACD tuần, ngay cả khi giá giảm xuyên 0.5913, đà giảm cũng được kỳ vọng sẽ chững lại trên ngưỡng 0.5506 (đáy năm 2020).

Action Forex

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Thống đốc RBA Bullock gợi ý khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 8 sau quyết định giữ nguyên lãi suất tháng 7 gây rúng động thị trường

Thống đốc RBA Bullock gợi ý khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 8 sau quyết định giữ nguyên lãi suất tháng 7 gây rúng động thị trường

RBA khiến thị trường bất ngờ khi giữ nguyên lãi suất ở mức 3.85%, thúc đẩy AUD/USD tăng mạnh trước khi Thống đốc Bullock ám chỉ khả năng cắt giảm trong tháng 8. Bà Bullock cho biết việc nới lỏng chính sách có thể được thực hiện nếu CPI hàng quý xác nhận lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu giữa của biên độ. Buổi họp báo gây nhiều biến động cho AUD/USD khi bà Bullock cố gắng cân bằng giữa lập trường thận trọng và triển vọng nới lỏng trong tương lai.
Trung Quốc tạm thoát thuế quan của Mỹ - Nhưng một cuộc chiến thương mại ủy nhiệm đang manh nha

Trung Quốc tạm thoát thuế quan của Mỹ - Nhưng một cuộc chiến thương mại ủy nhiệm đang manh nha

Thuế quan ngày 1 tháng 8 của Trump phản ánh mức thuế Ngày Giải phóng nhưng rõ ràng loại trừ Trung Quốc khỏi đợt đầu tiên. Lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 5, trong khi các lô hàng chuyển hướng qua Việt Nam tăng 30%. Việt Nam phải đối mặt với mức thuế 40% đối với hàng hóa trung chuyển trong cái mà các nhà phân tích gọi là cuộc chiến thương mại ủy nhiệm của Hoa Kỳ với Trung Quốc.
Trump đe dạo BRICS làm rung chuyển đồng AUD và NZD
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trump đe dạo BRICS làm rung chuyển đồng AUD và NZD

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cuối tuần qua xác nhận rằng các mức thuế đơn phương từng được công bố hồi tháng Tư sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 đối với các quốc gia chưa hoàn tất thỏa thuận thương mại với Mỹ. Cảnh báo này đi kèm với việc Mỹ gửi các thư thương mại mang tính "chấp nhận hoặc bị áp thuế" tới các đối tác, yêu cầu họ hoặc đồng ý với các điều khoản mới, hoặc phải chịu mức thuế cao hơn như đã đề xuất vào ngày 2/4.
Tuần tới: Quyết định từ RBA, BRNZ và biên bản họp Fed là tâm điểm khi các thỏa thuận thương mại vẫn chờ được ký kết
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tuần tới: Quyết định từ RBA, BRNZ và biên bản họp Fed là tâm điểm khi các thỏa thuận thương mại vẫn chờ được ký kết

Thời hạn áp thuế ngày 9/7 đang đến gần, trong khi các thỏa thuận thương mại vẫn chưa ngã ngũ. Giới đầu tư dõi theo biên bản họp Fed sau báo cáo việc làm tích cực. RBA dự kiến sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất, trong khi RBNZ có khả năng giữ nguyên. OPEC+ nhiều khả năng tăng sản lượng một lần nữa. Dữ liệu GDP của Anh, việc làm Canada và chỉ số giá tiêu dùng Trung Quốc sẽ là tâm điểm tiếp theo.
Tổng kết tuần qua: Khẩu vị rủi ro trên thị trường tang mạnh nhờ báo cáo việc làm Mỹ vượt kỳ vọng và loạt thỏa thuận tại Mỹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tổng kết tuần qua: Khẩu vị rủi ro trên thị trường tang mạnh nhờ báo cáo việc làm Mỹ vượt kỳ vọng và loạt thỏa thuận tại Mỹ

Tuần vừa rồi, thị trường tài chính tập trung mạnh vào các diễn biến tại Mỹ. Các chỉ số chứng khoán liên tục lập đỉnh mới gần như mỗi ngày trong bối cảnh tâm lý hưng phấn lan rộng, với tâm điểm chuyển từ lo ngại chiến tranh trở lại các giao dịch “TACO” (viết tắt của Tech-AI-Consumer-Optimism) thể hiện kỳ vọng tích cực vào triển vọng kinh tế toàn cầu.
Đà phục hồi của đồng USD nhanh chóng suy yếu khi tâm điểm chuyển sang chính sách thương mại của Trump
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đà phục hồi của đồng USD nhanh chóng suy yếu khi tâm điểm chuyển sang chính sách thương mại của Trump

Đồng USD đã không duy trì được đà tăng sau các dữ liệu tích cực về việc làm và dịch vụ tại Mỹ, khi quay đầu giảm trong phiên giao dịch sớm thứ Sáu. Đồng bạc xanh không thể giữ được đà tăng trong bối cảnh tâm lý rủi ro tăng cao, ngay cả khi S&P 500 và NASDAQ đều đóng cửa ở đỉnh kỷ lục mới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ