Quan chức Fed phát tín hiệu không cần thiết phải tăng lãi suất

Quan chức Fed phát tín hiệu không cần thiết phải tăng lãi suất

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

16:23 30/11/2023

Hai quan chức Cục Dự trữ Liên bang đã đưa ra lý do tiếp tục giữ nguyên lãi suất vào thứ Tư (30/11). Trong khi đó, một quan chức khác cảnh báo nguy cơ lạm phát dai dẳng sẽ khiến phương án tăng lãi suất tiếp tục được cân nhắc.

Chủ tịch Fed Cleveland, Loretta Mester, một trong những quan chức kêu gọi tăng lãi suất trong năm nay, cho biết chính sách hiện tại là thuận lợi để ngân hàng trung ương có thể phản ứng linh hoạt và phù hợp với triển vọng đang phát triển. Bà cho biết sẽ ủng hộ việc tạm dừng tăng tại cuộc họp của Fed vào tháng tới.

Vị quan chức cho biết: “Chính sách tiền tệ là công cụ tốt để các nhà hoạch định chính sách đánh giá thông tin về nền kinh tế và điều kiện tài chính, đồng thời đánh giá liệu chính sách có được hiệu chỉnh tốt để đảm bảo lạm phát trở lại mức 2% kịp thời hay không”.

Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic, một trong những nhà hoạch định chính sách cho rằng lãi suất đã đạt đỉnh sớm nhất, cho biết ông ngày càng tin tưởng rằng lạm phát đang trên đà đi xuống. Chủ tịch Fed Richmond, Thomas Barkin vẫn chưa bị thuyết phục và cho rằng ngân hàng trung ương nên cân nhắc tăng lãi suất trong trường hợp lạm phát kéo dài. Dẫu vậy, ông cũng không ủng hộ việc tăng lãi suất vào tháng tới.

Ông Barkin cho biết ngày 29/11: “Nếu lạm phát giảm xuống một cách tự nhiên và suôn sẻ thì thật tuyệt vời”. “Nhưng nếu lạm phát bùng phát trở lại, tôi nghĩ phương án thắt chặt hơn nên được cân nhắc”.

Cả ba vị chủ tịch sẽ là cử tri trong ủy ban hoạch định chính sách của Fed vào năm tới, thời điểm mà các trader ngày càng kỳ vọng vào việc cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương. Tỷ phú Bill Ackman cho rằng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất thậm chí sớm hơn so với dự báo của thị trường.

Các quan chức được cho là sẽ giữ nguyên lãi suất ở đỉnh 22 năm khi họp vào ngày 12-13/12. Họ sẽ cập nhật các dự báo về lãi suất và kinh tế của mình tại cuộc họp, điều này sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về lộ trình chính sách trong năm tới.

Bà Mester không nói rõ ràng rằng bà ủng hộ việc tạm dừng tăng lãi suất lần thứ ba liên tiếp vào tháng tới, nhưng nhận xét của bà lặp lại những nhận xét của các nhà hoạch định chính sách diều hâu khác trong tuần này.

Thống đốc Christopher Waller hôm thứ Ba cho biết ông ngày càng tin tưởng rằng lãi suất chính sách đang ở ngưỡng phù hợp để kiềm chế lạm phát. Thống đốc Michelle Bowman cho biết bà sẵn sàng ủng hộ tăng lãi suất nếu tiến trình lạm phát chững lại, tuy nhiên không cho rằng cần phải tăng lãi suất vào tháng tới.

Triển vọng lạm phát

Chủ tịch Fed Atlanta và chủ tịch Fed Richmond đã chỉ ra sự kết hợp giữa các số liệu kinh tế và dữ liệu giai thoại để ủng hộ quan điểm của họ, mặc dù cả hai đều đưa ra những quan điểm khác nhau về triển vọng lạm phát.

“Tôi đang cảm nhận được sự rõ ràng hơn về một số xu hướng quan trọng”, ông Bostic viết trong bài luận phát hành hôm thứ Tư. “Nghiên cứu của chúng tôi và thông tin từ các lãnh đạo doanh nghiệp cho thấy quỹ đạo đi xuống của lạm phát có thể sẽ tiếp tục”.

Cuộc khảo sát của Fed về các mối liên hệ kinh doanh trong khu vực - được công bố hôm thứ Tư, chứa thông tin được thu thập từ ngày 17/11 trở về trước - cho thấy hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ chậm lại trong những tuần gần đây khi người tiêu dùng giảm chi tiêu.

Các quan chức Fed đang dựa vào những thông tin này để đánh giá đường đi của nền kinh tế và lạm phát.

Bà Mester cũng chỉ ra áp lực giảm giá, “đã có những tiến bộ rõ rệt về lạm phát ngay cả khi nền kinh tế tổng thể vẫn tương đối mạnh”.

Trong khi đó, ông Barkin chỉ ra áp lực giá kéo dài trong lĩnh vực nhà ở và dịch vụ là lý do cần phải thận trọng.

Chủ tịch Fed Atlanta không đề cập cụ thể đến lộ trình lãi suất trong bài luận, nhưng trước đó ông đã cho biết không cần phải tăng lãi suất hơn nữa.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ấn Độ tăng mua dầu Nga giữa bối cảnh nguồn cung toàn cầu thay đổi
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ấn Độ tăng mua dầu Nga giữa bối cảnh nguồn cung toàn cầu thay đổi

Các nhà máy lọc dầu lớn của Ấn Độ, bao gồm Indian Oil và BPCL, đang đẩy mạnh mua dầu thô Nga từ thị trường giao ngay nhằm đa dạng hóa nguồn cung, bất chấp mức chiết khấu thu hẹp. Indian Oil giảm tỷ lệ nhập khẩu theo hợp đồng dài hạn, trong khi BPCL tìm cách điều chỉnh điều khoản để linh hoạt hơn trong giao dịch. Động thái này phản ánh nỗ lực thích ứng với biến động địa chính trị và xu hướng mua hàng toàn cầu.
Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin chuẩn bị bàn về dự án đường ống Power of Siberia 2 vốn bị đình trệ lâu năm vì bất đồng chi phí và lộ trình. Nga kỳ vọng tăng xuất khẩu sang Trung Quốc khi mất thị trường châu Âu, trong khi Bắc Kinh vẫn dè dặt dù áp lực kinh tế khiến khí đốt Nga hấp dẫn hơn. Tuy chưa chắc đạt được thỏa thuận, nhưng hai bên đang tiến gần hơn tới khả năng nhượng bộ.
Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng

HĐTL chứng khoán Mỹ và USD tăng nhẹ sau thông tin về cuộc gặp giữa các quan chức thương mại hàng đầu Mỹ–Trung, dù thị trường vẫn thận trọng về triển vọng giảm thuế. Trung Quốc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, trong khi Fed được dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất và theo dõi tình hình. Nhà đầu tư vẫn tập trung vào rủi ro thương mại toàn cầu và tín hiệu chính sách từ các nền kinh tế lớn.
Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ

Chính quyền Trung Quốc vừa công bố một loạt biện pháp kích thích kinh tế quan trọng vào ngày hôm nay, bao gồm việc cắt giảm lãi suất và bơm một lượng thanh khoản đáng kể vào thị trường. Động thái này nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế do cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ gây ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ