Phân tích chuyên sâu: Điều gì sẽ xảy ra nếu không có thoả thuận Brexit?

Phân tích chuyên sâu: Điều gì sẽ xảy ra nếu không có thoả thuận Brexit?

22:33 07/12/2020

Anh và Liên minh châu Âu đang xoay sở tìm cách đạt được một thỏa thuận thương mại đầy khó khăn, và nếu thất bại sẽ gây ra những hậu quả nặng nề. Dưới đây là những điểm nhấn quan trọng nếu kịch bản không đạt được thoả thuận thương mại.

Tác động lên Bảng Anh

Giới đầu tư và ngân hàng đều dự báo rằng một thỏa thuận sẽ xảy ra, vì vậy nếu không có thỏa thuận, đồng Sterling sẽ chịu áp lực, theo các tổ chức giao dịch ngoại hối lớn.

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý gây sốc vào ngày 24 tháng 6 năm 2016 đã khiến đồng bảng Anh giảm 8% so với đô la Mỹ, mức giảm lớn nhất trong một ngày kể từ thời kỳ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do bắt đầu vào những năm 1970.

Con số đó gần gấp đôi so với mức giảm 4.3% vào ngày 16 tháng 9 năm 1992, khi George Soros “đánh sập BOE” sau khi đặt cược của ông vào sự suy yếu của đồng bảng Anh là công cụ khiến đồng tiền này thoát khỏi Cơ chế Tỷ giá hối đoái Châu Âu.

Thương mại

Anh sẽ không được hưởng mức thuế 0% khi tiếp cận Thị trường chung châu Âu gồm 450 triệu người tiêu dùng.

Anh sẽ quay về với các điều khoản của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong giao dịch thương mại với khối 27 quốc gia, khiến nước này trở nên xa vời với đối tác thương mại lớn nhất là Australia.

Anh sẽ áp đặt mức thuế toàn cầu mới của Vương quốc Anh (UKGT) đối với hàng hóa nhập khẩu của EU trong khi EU sẽ áp đặt mức thuế chung từ bên ngoài đối với hàng hóa nhập khẩu của Anh. Các hàng rào phi thuế quan có thể cản trở thương mại, với dự đoán giá cả sẽ tăng đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Giao thương biên giới có nguy cơ bị gián đoạn, đặc biệt là các khu vực quan trọng, với tình trạng thiếu hụt lương thực thực phẩm có thể xảy ra, khi Anh nhập khẩu tới 60% thực phẩm tươi sống.

Những gián đoạn này sẽ được cảm nhận rõ ràng nhất bởi các lĩnh vực phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng bao gồm ô tô, thực phẩm và đồ uống. Những ngành khác có khả năng bị ảnh hưởng như dệt may, dược phẩm, hóa chất và dầu mỏ.

EU là đối tác thương mại lớn nhất của Anh, chiếm 47% kim ngạch xuất nhập khẩu của khối này vào năm 2019. Nước này thâm hụt thương mại 79 tỷ bảng Anh (106 tỷ USD) với EU, thặng dư dịch vụ 18 tỷ Bảng và thâm hụt 97 tỷ Bảng trong lĩnh vực hàng hóa.

Ngay cả khi kết thúc với một thỏa thuận, thì  Anh cũng sẽ phải chuẩn bị cho kịch bản 7,000 xe tải đi đến lục địa này có thể mắc kẹt và chất đống ở quận Kent, miền Nam nước Anh.

Nền kinh tế

Theo dự báo của Văn phòng quản lý Ngân sách (OBR), một Brexit không thoả thuận sẽ làm giảm 2% sản lượng kinh tế của Anh vào năm 2021 trong khi làm tăng lạm phát, thất nghiệp và nợ công.

OBR cho biết thuế quan theo quy định của WTO và sự gián đoạn biên giới sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các bộ phận của nền kinh tế như ngành sản xuất đang hồi phục tương đối đều đặn sau đại dịch COVID-19.

Những tác động tiêu cực lâu dài có thể gây tốn kém cho cả Anh và 27 thành viên EU còn lại. Đức, nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, là đối tác thương mại lớn nhất của Anh ở EU.

Tác động của cú shock sẽ không chia đều trên toàn lục địa châu Âu, với những quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bao gồm Ireland, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Luxembourg, Malta và Ba Lan.

Viện Nghiên cứu Kinh tế Halle đã dự báo rằng các công ty EU xuất khẩu sang Anh có thể mất hơn 700,000 việc làm nếu không có thỏa thuận thương mại nào được thống nhất.

Bắc Ireland

Cả hai bên đều muốn tránh một biên giới cứng nhắc giữa Bắc Ireland của Vương quốc Anh và Cộng hòa Ireland trong EU. Việc thực hiện nghị định thư Bắc Ireland của Hiệp ước Brexit sẽ rất phức tạp nếu không có thỏa thuận thương mại.

Theo hiệp ước, Bắc Ireland vẫnnằm trong thị trường hàng hóa duy nhất của EU và tuân thủ các quy tắc hải quan sau ngày 31 tháng 12, không giống như phần còn lại của Vương quốc Anh.

Việc kiểm tra, quy định và thủ tục giấy tờ sẽ hoạt động như thế nào giữa Anh và Bắc Ireland vẫn chưa rõ ràng. Nhưng nếu không có một thỏa thuận thương mại, sự chia rẽ giữa Anh và Bắc Ireland sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Brexit không có thỏa thuận thương mại có thể cho phép Bắc Ireland trở thành cửa sau vào thị trường chung của EU, do đó làm dấy lên bóng ma về một biên giới cứng trên đảo Ireland lần đầu tiên kể từ một thỏa thuận hòa bình năm 1998.

Hiệp ước Thứ Sáu Tốt lành năm 1998 đã chấm dứt ba thập kỷ bạo lực giữa những người theo chủ nghĩa Liên minh Tin lành ủng hộ sự cầm quyền của Anh và những người theo Công giáo muốn một Ireland thống nhất.

Gay gắt

Cả hai bên có thể sẽ đổ lỗi cho nhau về bất kỳ sự hỗn loạn nào sau khi không có thỏa thuận và châu Âu sẽ bị chia rẽ khi khu vực này phải đối mặt với những thách thức từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự quyết đoán của Nga và sự bùng phát tiếp tục từ đại dịch COVID-19.

Một thất bại như vậy có thể làm lung lay khối EU được tạo ra để gắn kết các quốc gia đổ nát ở châu Âu thành một cường quốc toàn cầu sau Thế chiến thứ hai.

EU sẽ đánh mất một trong những cường quốc quân sự và tình báo hàng đầu của châu Âu, nền kinh tế lớn thứ hai và là thủ đô tài chính duy nhất để cạnh tranh với New York. Nước Anh sẽ đơn độc, bị phụ thuộc nhiều hơn vào liên minh với Hoa Kỳ.

Anh cũng đang thúc đẩy đạo luật được gọi là Dự luật Thị trường Nội bộ cho phép nước này phá bỏ các phần của Hiệp ước Brexit năm 2020 liên quan đến Bắc Ireland, không rõ nước này sẽ thực hiện thỏa thuận tới mức nào. 

Thành phố London

London, thủ phủ tài chính quốc tế của thế giới, đã sẵn sàng cho Brexit vì một thỏa thuận thương mại sẽ không bao giờ ảnh hưởng ngành công nghiệp cạnh tranh nhất thế giới của Anh.

Trong khi hầu hết các ngân hàng và nhà đầu tư đã tìm mọi cách để điều hướng việc Anh rời khỏi khối, tác động lâu dài của một Brexit gay gắt sẽ không thể đoán trước và EU có thể sẽ cố gắng giành thêm thị phần từ Thành phố London.

London là trung tâm của thị trường ngoại tệ giao dịch 6.6 nghìn tỷ đô la/ngày của thế giới, chiếm 43% doanh thu toàn cầu. Đối thủ cạnh tranh EU gần nhất của nó, Paris, chiếm khoảng 2%.

Thủ đô của Anh cũng là trung tâm giao dịch đồng Euro toàn cầu, một vấn đề tiềm ẩn gây đau đầu cho ECB.

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Bitcoin và 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá khi Strategy tăng cường đặt cược vào BTC
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Bitcoin và 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá khi Strategy tăng cường đặt cược vào BTC

Bitcoin giữ vững gần mức 97,000 USD ngay cả khi các nhà giao dịch tiếp tục "tiêu hóa" sự bất ổn kinh tế liên quan đến thuế quan vào thứ Sáu. Hầu hết 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá vào thứ Sáu và tâm lý nhà giao dịch crypto được cải thiện. Strategy, trước đây là MicroStrategy, nâng mục tiêu lợi nhuận Bitcoin lên 15 tỷ USD vào năm 2025, cho biết cổ phiếu MSTR là một "đường tắt Bitcoin".
Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á

Hoạt động sản xuất tại đa số nền kinh tế châu Á suy giảm trong tháng 4, phản ánh phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp trước tình trạng nhu cầu sụt giảm và bất định thương mại từ chính sách thuế quan cơ sở 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.
Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm

Giới đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ đang tích cực gia tăng vị thế, dự đoán rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ đó buộc Cục Dự trữ Liên bang phải hạ lãi suất điều hành.
6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!

Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ