Những tác động của cuộc đình công cảng tại Hoa Kỳ

Những tác động của cuộc đình công cảng tại Hoa Kỳ

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

08:57 02/10/2024

Cuộc đình công của Hiệp hội Công nhân Bốc dỡ Quốc tế (ILA) tại các cảng lớn ở Bờ Đông và Bờ Vịnh Mỹ nhằm đòi tăng lương và bảo vệ công việc trước mối đe dọa từ tự động hóa. Nếu kéo dài, đình công có thể gây thiệt hại kinh tế từ 1-5 tỷ USD mỗi ngày, làm gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô.

Gần 70 năm trước, khi các container kim loại ra đời, chúng đã thay đổi ngành vận tải toàn cầu, và từ đó, công nhân cảng đã không ngừng đấu tranh để bảo vệ vai trò quan trọng của mình. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của công nghệ, lao động thủ công tại các cảng đang ngày càng bị đe dọa. Vào ngày 1/10, Hiệp hội Công nhân Bốc dỡ Quốc tế (ILA), công đoàn đại diện cho 47,000 công nhân tại các cảng lớn dọc Bờ Đông và Bờ Vịnh Mỹ, đã bắt đầu đình công để đòi tăng lương và bảo vệ khỏi việc tự động hóa. Cuộc đình công này có thể gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Mỹ và diễn ra ngay trước thềm cuộc bầu cử vào ngày 5/11.

Tại sao công nhân cảng tại Mỹ lại đình công?

Công nhân cảng, những người giữ vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đang đàm phán với Liên minh Hàng hải Hoa Kỳ (USMX), tổ chức đại diện cho các hãng tàu và nhà khai thác cảng thuê họ làm việc. ILA đang yêu cầu tăng lương nhiều hơn mức tăng 50% mà USMX đề xuất. Ngoài ra, một vấn đề lớn khác là sự tự động hóa: USMX đã đồng ý giữ nguyên các điều khoản trong hợp đồng cũ, nhưng ILA muốn có những điều khoản mạnh mẽ hơn để bịt các lỗ hổng cho phép một số công việc của họ bị thay thế bởi máy móc bán tự động.

Công nhân bến tàu Hoa Kỳ đình công đóng cửa các cảng bờ biển phía Đông và bờ biển Vịnh

Công nhân biểu tình bên ngoài nhà ga container APM tại Cảng Newark ở Newark, New Jersey, vào ngày 1/ 10

Ai là người tham gia đàm phán chính?

Chủ tịch của ILA là Harold Daggett, một thành viên ILA thế hệ thứ ba và cũng là cựu binh hải quân, lớn lên tại Woodside, Queens. Ông nổi tiếng là một nhà đàm phán cứng rắn, từng giúp ký kết hai hợp đồng sáu năm với USMX trước đó. Daggett còn có kế hoạch đưa cuộc đấu tranh chống tự động hóa cảng ra quy mô toàn cầu, với lời đe dọa tẩy chay các công ty sử dụng máy móc thay thế công nhân ở bất kỳ quốc gia nào. Đối thủ của ông trong cuộc đàm phán lần này là David Adam, CEO của USMX, đại diện cho hơn 30 thành viên, bao gồm các hãng lớn như Maersk, MSC và COSCO. Trước đây, hai bên đã đàm phán thành công 10 hợp đồng liên tiếp mà không xảy ra đình công.

Sự chuẩn bị của ngành vận tải biển

Các hãng vận tải như MSC, Maersk và Hapag-Lloyd AG đã thông báo cho khách hàng về khả năng các cảng sẽ đóng cửa trên diện rộng. Các công ty và người tiêu dùng cần sẵn sàng đối mặt với tình trạng chậm trễ và giá cước vận tải tăng cao trong ngắn hạn. Nếu cuộc đình công kéo dài, các hãng tàu sẽ phải hủy các chuyến đi để tránh tình trạng tàu phải đợi ngoài cảng quá lâu. Điều này là một cú sốc tiếp theo cho ngành vận tải biển, vốn không được thiết kế để linh hoạt đối phó với những gián đoạn như vậy. Một con tàu bị chậm một tuần ở một cảng sẽ kéo theo sự chậm trễ tương tự trong lịch trình của nó. Cuối cùng, điều này dẫn đến tình trạng "giảm công suất". Tuy nhiên, việc giảm công suất lại có thể mang lại lợi ích cho các hãng tàu, vì điều này tạo cơ hội cho họ tăng giá cước. Theo các nhà phân tích của Bloomberg Intelligence, Kenneth Loh và Lindsay Chen, những gián đoạn chuỗi cung ứng lần này có thể giúp cải thiện lợi nhuận của ngành vận tải container trong quý IV.

Tác động kinh tế tiềm ẩn của cuộc đình công

Hầu hết các nhà kinh tế cho rằng cuộc đình công sẽ không gây ảnh hưởng lớn nếu chỉ kéo dài một đến hai tuần. Những chuyến hàng bị trì hoãn sẽ sớm được giải quyết và tác động đến nền kinh tế sẽ không đáng kể. Dự đoán thiệt hại dao động từ 1 đến 5 tỷ USD mỗi ngày, con số này chỉ chiếm một phần nhỏ so với quy mô của nền kinh tế Mỹ trị giá 29 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, nếu đình công kéo dài hơn vài tuần, vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn khi tình trạng thiếu linh kiện và sản phẩm làm ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp và niềm tin tiêu dùng. May mắn là hầu hết các nhà sản xuất ô tô đều đã có kế hoạch dự phòng và nguồn hàng đủ để cầm cự trong vài tuần đình công.

Tác động của cuộc đình công tới vấn đề chính trị

Đối với chính quyền Tổng thống Joe Biden, vốn có thẩm quyền chấm dứt cuộc đình công và yêu cầu công nhân quay lại làm việc theo Đạo luật Taft-Hartley. Các nhóm doanh nghiệp như Phòng Thương mại Hoa Kỳ và Hiệp hội Các Nhà sản xuất Quốc gia đã kêu gọi Biden can thiệp và chấm dứt cuộc đình công trước khi hậu quả trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, cả Hiệp hội Công nhân Bốc dỡ Quốc tế (ILA) và Công đoàn Teamsters đã mạnh mẽ cảnh báo chính phủ liên bang không nên can thiệp mà hãy để quá trình thương lượng diễn ra một cách tự nhiên.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Thị trường dầu chưa hồi phục sau tháng 4 ảm đạm khi OPEC+ chuẩn bị tăng sản lượng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu chưa hồi phục sau tháng 4 ảm đạm khi OPEC+ chuẩn bị tăng sản lượng

Giá dầu đi ngang sau khi trải qua đợt sụt giảm theo tháng mạnh nhất kể từ năm 2021, trong bối cảnh xuất hiện dấu hiệu cho thấy liên minh OPEC+ dưới sự chỉ đạo của Ả Rập Saudi có thể đang bước vào chu kỳ mở rộng sản lượng kéo dài, làm gia tăng lo ngại về tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại đối với nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!

Thị trường vàng tiếp tục chuỗi tăng trưởng ấn tượng trong năm 2025, ghi nhận tháng tăng thứ tư liên tiếp khi tháng 4 khép lại với cột mốc giá mới đối với kim loại quý này. Hợp đồng tương lai tháng 6 đóng cửa ở ngưỡng 3,300.80 USD/ounce, tương đương mức tăng 4.52% (142.70 USD) trong tháng vừa qua.
Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai của chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 đều ghi nhận mức tăng tối thiểu 0.9% trong phiên giao dịch thứ Năm, được thúc đẩy bởi đà tăng giá mạnh mẽ của Microsoft. và Meta Platforms sau khi công bố kết quả kinh doanh vượt trội. Microsoft báo cáo doanh thu vượt dự báo, trong khi Meta cũng vượt ước tính doanh thu của giới phân tích, cho thấy nhu cầu người dùng vẫn chưa bị ảnh hưởng đáng kể bởi các biện pháp thuế quan.
Suy giảm GDP: Không đáng lo ngại như vẻ bề ngoài!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Suy giảm GDP: Không đáng lo ngại như vẻ bề ngoài!

Nền kinh tế Hoa Kỳ đã suy giảm với tốc độ 0.3% trong quý I, thấp hơn nhẹ so với dự báo của các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg. Xét trên phương diện tổng thể, các chỉ số kinh tế cho thấy nền kinh tế không ở vị thế thuận lợi để Nhà Trắng tiếp tục theo đuổi cuộc chiến thương mại toàn cầu mang tính tự hại, vốn sẽ gây tổn thương cho cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn cơ hội để điều chỉnh tình hình, và điều này không đồng nghĩa với việc một cuộc suy thoái là không thể tránh khỏi.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ