Nhận định thị trường 29.08.2022: Mọi ánh mắt hướng về bảng lương phi nông nghiệp!

Nhận định thị trường 29.08.2022: Mọi ánh mắt hướng về bảng lương phi nông nghiệp!

VTMarkets

VTMarkets

FX Broker

12:58 30/08/2022

Phân tích thị trường hàng tuần: ngày 29 tháng 8 năm 2022.

Diễn biến tuần trước

PMI dịch vụ tại Mỹ giảm tháng thứ 2 liên tiếp. Chủ tịch Fed Jerome Powell dự báo lạm phát cao hơn, đánh tiếng sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất nữa. Những bình luận này gần như loại bỏ khả năng tăng lãi suất 50bp trong tháng 9. Chỉ số DXY tăng, chứng khoán Mỹ giảm điểm.

Biến động thị trường

Chỉ số DXY tăng tuần thứ 2 liên tiếp và kiểm tra đỉnh 5 tuần sau khi chủ tịch Fed củng cố quan điểm phải tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát:

  • Chỉ số DXY tăng 0.67%, GBPUSD, EURUSD và AUDUSD lần lượt giảm 0.74%, 0.70% và 0.40%
  • Cả 3 chỉ số chứng khoán Mỹ đều giảm điểm. S&P 500, Nasdaq và Dow Jones chốt tuần lần lượt giảm 4.10%, 4.83% và 4.28%
  • Vàng chốt tuần giảm 0.48%
  • Dầu WTI chốt tuần tăng 3.87% nhờ khả năng OPEC+ sẽ cắt sản lượng

Trọng tâm trong tuần này sẽ là?

Tâm điểm tuần này sẽ là bảng lương phi nông nghiệp tháng 8 của Mỹ sau phát biểu của chủ tịch Fed tại hội nghị Jackson Hole.

Báo cáo cơ hội việc làm JOLTS, niềm tin người tiêu dùng và PMI sản xuất cũng sẽ được công bố tuần này.

Đức và Thụy Sĩ cũng sẽ công bố số liệu CPI.

CPI sơ bộ Đức | Ngày 30/8/2022

Trong tháng 7, CPI Đức tăng 0.9% so với tháng trước. Trong tháng 8, CPI sơ bộ được dự báo sẽ tăng 0.3% MoM.

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ | Ngày 30/8/2022

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ giảm từ 98.4 xuống 95.7 trong tháng 7.

Chỉ số được kỳ vọng sẽ hồi phục lên 98, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng Mỹ đang lạc quan hơn về sự ổn định thu nhập, điều sẽ có ảnh hưởng đến thói quen chi tiêu và tiết kiệm.

Số liệu cơ hội việc làm JOLTS Mỹ | Ngày 30/8/2022

Cơ hội việc làm tại Mỹ giảm xuống 10.7 triệu trong tháng 6, mức thấp nhất trong 9 tháng. Ta có thể kỳ vọng cơ hội việc làm sẽ hồi phục trong tháng 7 với các điều kiện kinh tế thích hợp hơn.

Bảng lương ADP Mỹ | Ngày 31/8/2022

Theo số liệu từ ADP, mảng tư nhân tại Mỹ đã có thêm 128 nghìn lao động mới trong tháng 5, mức thấp nhất kể từ năm 2020. Sang đến tháng 6, biên chế được kỳ vọng tăng thêm 200 nghìn.

CPI Thụy Sĩ | Ngày 1/9/2022

Trong tháng 7, CPI Thụy Sĩ không đổi so với tháng trước.

Sang đến tháng 8, CPI được dự báo sẽ giảm 0.1%.

PMI sản xuất Mỹ | Ngày 1/9/2022

Theo ISM, PMI sản xuất Mỹ giảm từ 53 xuống 52.8 trong tháng 7.

Sang tháng 8, PMI được dự báo sẽ tiếp tục giảm xuống 52.

Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ | Ngày 2/9/2022

Trong tháng 7, thị trường lao động Mỹ có thêm 528 nghìn việc làm, tăng trưởng lương trung bình đạt 0.5% và thất nghiệp giảm xuống 3.5%, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020.

Trong tháng này, biên chế lao động được dự báo có thêm 300 nghìn việc làm, tăng trưởng lương hạ nhiệt xuống 0.3%, và thất nghiệp giữ nguyên ở mức 3.5%.

Phân tích kỹ thuật

Chỉ số DXY

Chỉ số DXY có tuần tăng thứ 2 liên tiếp và kiểm tra lại đỉnh 5 tuần sau khi chủ tịch Powell nhất mạnh lại sự cấp thiết của việc tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Chỉ số đã tăng lên kháng cự của chúng tôi (109.22)

Trên khung tuần, chỉ báo Stochastic đang tăng và tiến vào quá mua, cho thấy dư địa tăng vẫn còn. Chỉ số cũng đã vượt cả 3 đường MA 20, 50 và 200 tuần, xác nhận động lực tăng mạnh mẽ.

Kháng cự khung tuần là 109.22 và 111.42, hỗ trợ nằm tại 106.71 và 105.64.

Trong khi đó, trên khung H4, Stochastic đang tăng trở lại sau vài phiên giảm. Giá di chuyển trên đường MA 20, 50 và 200, cho thấy chỉ số có thể tích lũy trước khi điều chỉnh giảm trong ngắn hạn.

Kháng cự khung H4 là 109.18, hỗ trợ nằm tại 108.07 và 107.52.

Vàng (XAUUSD)

Tuần trước, vàng tiếp tục giảm trước một đồng đô la quá mạnh, về hỗ trợ của chúng tôi tại $1,734.. Trong tuần này, vàng vẫn đang nằm giữa các hỗ trợ và kháng cự.

Trên khung tuần, có thể thấy Stochastic đang giảm, cho thấy động lực giảm đang nhiều hơn. Vàng vẫn đang nằm trên MA 200, và nằm dưới MA 20 và 50 tuần, biểu thị giai đoạn tích lũy, nhưng vẫn có thể suy yếu.

Kháng cự khung tuần là $1,762 và $1,787, hỗ trợ nằm tại $1,734 và $1,697.

Trong khi đó, trên khung H4, Stochastic đã vào quá bán nhưng chưa thể tăng thêm. Giá nằm dưới cả 3 đường MA 20, 50 và 200, cho thấy động lực giảm tương đối mạnh.

Kháng cự khung H4 là $1,753 và $1,760, hỗ trợ nằm tại $1,733 và $1,716.

NAS100

Tuần trước, chứng khoán Mỹ suy yếu trước lo ngại lạm phát và Fed tăng lãi suất.

Trên khung tuần, Stochastic đang giảm, cùng với giá đã phá xuống dưới MA 20 và 50 tuần. Chúng tôi dự báo chỉ số sẽ tiếp tục giảm về hỗ trợ tại 11,849.

Kháng cự khung tuần là 13,349 và 13,895, hỗ trợ nằm tại 12,427 và 11,849.

Trên khung H4, Stochastic cũng đang trong quá bán với khả năng đảo chiều tăng. Trong khi đó, giá đang nằm dưới cả 3 đường MA 20, 50 và 200, cho thấy dư địa giảm vẫn còn. Tuy vậy, ta vẫn nên cẩn trọng trưởng khả năng điều chỉnh tăng.

Kháng cự khung H4 là 12,836 và 13,148;, hỗ trợ nằm tại 12,434 và 12,093.

DJ30

Trên khung tuần, Stochastic đang thoát quá bán. Với giá đã giảm xuống dưới các đường MA 20 và 50 nhưng vẫn nằm trên MA 200 tuần, hướng đi khả dĩ nhất lúc này là giảm

Kháng cự khung tuần là 33,198 và 33,932, hỗ trợ nằm tại 31,274 và 30,619.

Trên khung H4, có thể thấy Stochastic đang tiến vào quá bán, với giá nằm dưới cả 3 đường MA 20, 50 và 200. Ta có thể kỳ vọng DJ30 điều chỉnh tăng trong ngắn hạn trước khi giảm trở lại tron dài hạn.

Kháng cự khung H4 là 32,767 và 33,086, hỗ trợ nằm tại 31,962 và 31,798.

Phong cách giao dịch của bạn là gì? Ghé thăm VT Markets để có thêm nhiều nhận định khác và mở tài khoản để nhận ngay ưu đãi 15% khi nạp tiền: https://bit.ly/3z51zTX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á

Hoạt động sản xuất tại đa số nền kinh tế châu Á suy giảm trong tháng 4, phản ánh phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp trước tình trạng nhu cầu sụt giảm và bất định thương mại từ chính sách thuế quan cơ sở 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.
Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm

Giới đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ đang tích cực gia tăng vị thế, dự đoán rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ đó buộc Cục Dự trữ Liên bang phải hạ lãi suất điều hành.
6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!

Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.
BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ