Ngay cả khi không có chiến tranh, giá xăng dầu vẫn đi lên thôi

Ngay cả khi không có chiến tranh, giá xăng dầu vẫn đi lên thôi

Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

00:36 21/04/2024

Giá xăng dầu tăng cao có thể đưa Donald Trump dành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Vào thứ Bảy, ngày 13 tháng 4, khi tên lửa của Iran phóng về phía Israel, thị trường dầu mỏ đã đóng cửa. Khi mở cửa trở lại vào thứ Hai, phản ứng của thị trường chỉ là sự thờ ơ. Dầu Brent - tiêu chuẩn toàn cầu - đã giảm xuống dưới $90 một thùng. Kể từ đó, giá dầu vẫn dao động quanh mức này (xem biểu đồ).

Các nhà giao dịch đã kỳ vọng một cuộc tấn công theo kiểu: đủ lớn để gây lo ngại; nhưng cũng đủ rõ ràng để có thể bị ngăn chặn. Giờ đây, họ đang đặt cược rằng Israel sẽ tránh bất kỳ hành động đáp trả vội vàng nào. Mặc dù giá dầu không tăng vọt, nhưng vẫn ở mức cao khó chịu và có vẻ sẽ tiếp tục tăng cao vào mùa hè, khi nhu cầu ngày càng tăng trong bối cảnh nguồn cung hạn chế có thể sẽ khiến thị trường rơi vào tình trạng thâm hụt. Một loạt các nhà hoạch định chính sách - từ các ngân hàng trung ương đến Tổng thống Joe Biden, người sắp tái tranh cử vào tháng 11 - đều đang theo dõi một cách lo lắng.

Rủi ro địa chính trị phần nào lý giải tại sao giá dầu lại tăng 25% kể từ tháng 12. Giá dầu Brent lần đầu tiên vượt ngưỡng $90/ thùng trong gần 6 tháng sau khi Israel ném bom lãnh sự quán Iran ở Damascus vào ngày 1 tháng 4. Sự gián đoạn nguồn cung thậm chí còn đóng vai trò lớn hơn. Mexico đang cắt giảm xuất khẩu để sản xuất thêm xăng trong nước. Một đường ống dẫn dầu bị rò rỉ ở Scotland buộc phải đóng cửa. Bất ổn ở Libya đang làm gián đoạn sản lượng; chiến tranh ở Nam Sudan cũng có thể gây ra tác động tương tự.

Trong khi đó, các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga đang khiến lượng dầu của nước này bị mắc kẹt. Vào tháng 3, các nhà máy lọc dầu ở Ấn Độ - khách hàng lớn thứ hai của Nga kể từ năm 2022 - cho biết họ sẽ không chào đón các tàu chở dầu thuộc sở hữu của Sovcomflot (công ty vận tải biển nhà nước của Nga) vì lo ngại trừng phạt từ phương Tây. Khoảng 40 tàu chở dầu chịu lệnh trừng phạt của Mỹ kể từ tháng 10 đã không tiếp tục chở dầu của Nga. Việc tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Venezuela có thể làm giảm thêm nguồn cung. Mỹ cũng có thể quyết định kiểm soát chặt chẽ hơn lệnh cấm vận đối với việc bán dầu của Iran.

Sự gián đoạn nguồn cung lớn nhất là có chủ đích. Nó đến từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+). Vào tháng 11, tổ chức này đã cam kết cắt giảm sản lượng 2.2 triệu thùng/ngày (b/d), tương đương 2% sản lượng toàn cầu. Hầu hết các nhà quan sát đều dự báo rằng, với khả năng giá dầu tăng trong suốt năm 2024, các nước thành viên sẽ tận dụng cơ hội để giảm bớt các khoản cắt giảm. Tuy nhiên, một số quốc gia đã tuyên bố vào tháng 3 rằng họ sẽ kéo dài việc cắt giảm cho đến cuối tháng 6. Nga thậm chí còn cho biết họ sẽ cắt giảm sâu thêm 471,000 thùng/ngày, giảm sản lượng xuống 9 triệu thùng/ngày từ mức 10.8 triệu thùng/ngày trước chiến tranh.

Năm ngoái, sự gia tăng nguồn cung bên ngoài khối OPEC đã bù đắp được phần lớn cho sự gia tăng nhu cầu. Năm nay, sản lượng khai thác ngoài OPEC sẽ lại tăng - Brazil và Guyana dự kiến sẽ bơm một lượng dầu kỷ lục - nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại. Dự trữ dầu toàn cầu hiện đã bắt đầu giảm và sẽ giảm nhanh hơn vào mùa hè này khi du khách ở Mỹ đổ xô ra đường.

Tất cả những điều này đang diễn ra cùng lúc khi nhu cầu dầu mỏ ngày càng cấp bách. Các chỉ số về hoạt động sản xuất tại Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu đã gây bất ngờ về mặt tăng trưởng, khiến Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) - một tổ chức dự báo chính thức, dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu sẽ tăng trung bình 1.2 triệu thùng/ngày trong năm nay so với mức 900.000 thùng/ngày mà họ đưa ra vào tháng 10. Các bên khác, bao gồm một số nhà giao dịch lớn và chính OPEC, cho rằng mức tăng trưởng nhu cầu có thể đạt gần hoặc vượt quá 2 triệu thùng/ngày.

Giá dầu sẽ đi về đâu? Nếu OPEC + giữ nguyên mức cắt giảm, giá dầu có thể đạt tới $100 trong vài tháng. Nhưng đó không phải là kết quả mà cartel thực sự mong muốn. Nhiều thành viên, không chỉ riêng Saudi Arabia, lo ngại rằng giá dầu tăng nhanh có thể hủy hoại nhu cầu. Giá dầu thô đắt đỏ đang đẩy giá xăng ở Mỹ, vốn đã ở mức $3.60 một gallon, lên gần $4. Ngân hàng JPMorgan Chase ước tính nếu vượt qua mức này, nhu cầu xăng sẽ giảm 200,000 thùng/ngày trong mùa hè. Do đó, OPEC + có thể báo hiệu ý định sản xuất nhiều hơn tại cuộc họp tiếp theo. Jorge León, cựu nhà phân tích của OPEC hiện đang làm việc tại công ty tư vấn Rystad Energy, dự kiến trung bình giá dầu thô sẽ đạt $90/thùng vào quý 3 và $89 vào quý 4. Thị trường tương lai thậm chí còn lạc quan hơn: mua dầu thô để giao vào tháng 12 có giá khoảng $85/thùng.

Ngay cả khi căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran, điều đó cũng khó có thể thay đổi nhiều. Bất kỳ sự sụt giảm nào trong xuất khẩu của Iran - trị giá 1.6 triệu thùng/ngày vào tháng 3 - có thể được bù đắp bằng việc bơm thêm dầu từ các nước thành viên khác trong OPEC. Trong trường hợp xấu nhất, Iran có thể quyết định đóng eo biển Hormuz, một tuyến đường thủy nối Vịnh Ba Tư với Ấn Độ Dương, nơi mà 30% lượng dầu vận chuyển bằng đường biển trên thế giới và gần như toàn bộ lượng dầu của vùng Vịnh Ba Tư phải đi qua. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ khiến hầu hết các quốc gia trong khu vực tức giận và cắt nguồn thu dầu duy nhất của Iran: Trung Quốc. Mặc dù Iran có thể lựa chọn gây rắc rối theo những cách ít tổn hại hơn, chẳng hạn như quấy rối các tàu chở dầu trong Vịnh Ba Tư, nhưng điều này có thể không có tác động lớn. Ngay cả cuộc chiến tranh tàu chở dầu những năm 1980 - khi hàng trăm tàu chở dầu bị tấn công - cũng không thể đẩy giá dầu lên cao một cách bền vững.

Do đó, kịch bản có khả năng xảy ra nhất là giá dầu sẽ duy trì ở mức chấp nhận được đối với nền kinh tế thế giới, vào khoảng 85-90 USD/thùng, đồng thời cho phép các thành viên OPEC kiếm được lợi nhuận cao. Tuy nhiên, giá dầu khó có thể giảm trong tương lai gần. Và liệu mức giá như vậy có thể chấp nhận được đối với cử tri Mỹ - những người mỗi ngày đều nhìn thấy giá xăng được ghi chú bằng những con số lớn màu đỏ trên đường cao tốc - hay không, lại là một vấn đề hoàn toàn khác.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những ảnh hưởng của cuộc họp FOMC vừa qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những ảnh hưởng của cuộc họp FOMC vừa qua

Fed đã quyết định giữ nguyên mức lãi suất trong cuộc họp FOMC vừa qua, đúng như những kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên, thị trường vẫn phản ứng khá mạnh trong ngày công bố thông tin này. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về những quyết định gần đây của Fed.
Báo cáo của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử

Tuần trước, Bitcoin đóng cửa tuần trong sắc đỏ khi những lo ngại về lạm phát đình trệ gia tăng ở Mỹ. Trong một diễn biến khác, Consensys đã kiện SEC, Venezuela đã chọn USDT để thanh toán dầu nhằm tránh các biện pháp trừng phạt và chính quyền Hoa Kỳ đã bắt giữ những người đồng sáng lập một dịch vụ trộn tiền điện tử. Tuần này chúng ta tìm hiểu xung quanh việc thị phần đang giảm của Tether, dòng tiền chảy ra khỏi ETH gia tăng, mô hình giao dịch phái sinh tại APAC và các stablecoin đang được thế chấp với EUR.
Chương trình Chip Act đang thành công hơn dự kiến. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Chương trình Chip Act đang thành công hơn dự kiến. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".

Chip và chất bán dẫn đang được chú ý hơn bao giờ hết trong bối cảnh kỉnh tế hiện này. Hoa Kỳ đã chi hơn một nửa khoản tiền hỗ trợ mở rộng sản xuất chip theo chương trình Chip Act để trở nên linh hoạt hơn với các cú sốc nguồn cung. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ