Từ Indonesia cho đến Nhật Bản, tăng trưởng của đồng USD làm dấy lên cảnh báo toàn cầu

Từ Indonesia cho đến Nhật Bản, tăng trưởng của đồng USD làm dấy lên cảnh báo toàn cầu

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

00:49 30/04/2024

Các Bộ trưởng Tài chính của G20 có thể sẽ thảo luận về vấn đề này khi các đồng tiền của họ bị mất giá.

Các nền kinh tế mới nổi như Indonesia đang thực hiện các biện pháp để bảo vệ đồng tiền của họ khỏi nguy cơ lạm phát và áp lực giảm tốc độ tăng trưởng thông qua việc tăng giá nhập khẩu.

Những ảnh hưởng tiêu cực của việc đồng USD trở lên mạnh mẽ đối với nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ là một trong những vấn đề chính được bàn luận tại cuộc họp của Nhóm G20 dành cho Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương, sẽ diễn ra vào ngày 10/4 tại Washington.
Các đồng tiền của các quốc gia G20 đều đang bị mất giá so với đồng USD. Tính từ đầu năm đến nay, giá trị của đồng Yên đã giảm khoảng 8%, trong khi đồng Won của Hàn Quốc giảm khoảng 5.5%, và đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn giảm nhiều hơn, là 8.8%. Cả trong các nền kinh tế phát triển và mới nổi, đồng tiền đều đang gặp phải sự suy yếu. Ví dụ, đồng Đô la Úc giảm khoảng 4.4%, đồng Đô la Canada giảm 3.3%, và Euro giảm 2.8%.

Nguyên nhân chính dẫn đến đồng USD mạnh hơn là do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ không cắt giảm lãi suất sớm như dự kiến. Chỉ số giá tiêu dùng được công bố vào ngày 10/4 tăng cao hơn so với kỳ vọng của thị trường. Hiện nay, nhiều đồn đoán về việc Cục Dự trữ Liên bang sẽ trì hoãn cắt giảm lãi suất từ tháng Sáu, điều này trái với những kỳ vọng ban đầu của thị trường. Sau khi chỉ số giá tiêu dùng được công bố, các đồng tiền như Yen và Euro liên tục mất giá so với USD.

Các chính phủ ngày càng lo lắng về việc đồng tiền của họ bị mất giá. Các nền kinh tế mới nổi đặc biệt nhạy cảm với tác động tiêu cực này, khi gánh nặng của nợ được tính bằng USD tăng lên cùng với chi phí lãi suất lớn hơn do lãi suất cao hơn.

Theo thông tin từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, khi đồng USD mạnh lên 10% trên thị trường tiền tệ nó có thể làm tổng sản phẩm quốc nội thực tế ở các nền kinh tế mới nổi giảm đến 1,9% sau một năm, và tác động kinh tế tiêu cực này có thể kéo dài hơn hai năm. Vào năm 2022, khi đồng USD mạnh lên, Sri Lanka đã phải tuyên bố vỡ nợ do đồng tiền của họ mất giá.

Một số quốc gia đã bắt đầu đưa ra các biện pháp ứng phó. Ví dụ, vào ngày 1/ 4, Ngân hàng Trung ương Brazil đã can thiệp vào thị trường ngoại hối lần đầu tiên, kể từ khi Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva nhậm chức. Mặc dù ý định chính thức của chính phủ và Ngân hàng Trung ương chưa được công bố, nhưng một số người trong thị trường đã suy đoán rằng mục tiêu của can thiệp này là để giảm ảnh hưởng của việc đồng tiền giảm giá trị.

Theo một số nguồn truyền thông địa phương, Ngân hàng Indonesia cũng đã quyết định can thiệp vào thị trường tiền tệ trong tháng này. Mục tiêu là điều chỉnh mức độ suy giảm giá trị của đồng Rupiah, khi nó đã đạt mức thấp nhất trong vòng bốn năm qua. Tuy nhiên, sau các báo cáo đó, giá trị của Rupiah tiếp tục giảm sâu hơn, vượt qua ngưỡng quan trọng là 16.000 rupiah trên 1 USD.

Theo Reuters, Thống đốc Ngân hàng Indonesia, Perry Warjiyo, đã phát đi thông điệp vào cuối tháng 1 nhằm kiểm soát việc đồng tiền mất giá. Mặc dù ngân hàng Trung ương đã thực hiện các biện pháp can thiệp, nhưng chúng vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn. Trong tháng 3, Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lãi suất chính sách từ 45% lên 50% nhằm ứng phó với việc Đồng Lira mất giá và lạm phát gia tăng.

Các nền kinh tế mới nổi đang lo sợ một tình huống mà nền kinh tế của họ sẽ bị giảm tốc do việc tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, điều tương tự đã xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong nhiều nền kinh tế mới nổi, việc tăng lãi suất đã bị tạm dừng trong năm ngoái. Và giờ đây, khi chuẩn bị cho việc cắt giảm lãi suất, sự trì hoãn trong việc việc Mỹ cắt giảm lãi suất đang làm tăng khả năng rằng các nền kinh tế mới nổi sẽ buộc phải tăng lãi suất trở lại.
"Eli Remolona, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Philippines, gần đây đã nói, "Chúng tôi cảm thấy một chút nghiêm trọng hơn so với trước đây," để nhấn mạnh về nguy cơ lạm phát gia tăng.

Các nền kinh tế mới nổi đã nỗ lực trong việc ngăn chặn đồng tiền của họ bị suy giảm giá trị, bằng cách tăng lãi suất trước Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vào năm 2021 và 2022. Đầu năm 2024, nhiều người tin rằng lãi suất Mỹ sẽ được giảm xuống vào cuối năm và sức mạnh của đồng USD sẽ thay đổi. Tuy nhiên, việc trì hoãn thời điểm cắt giảm lãi suất của Mỹ đang diễn ra càng làm tăng nguy cơ về việc đồng USD tăng mạnh và gây ra những áp lực tiêu cực đối với các nền kinh tế mới nổi.

Những lo ngại này không chỉ giới hạn trong các nền kinh tế đang phát triển, Nhật Bản và các nước phát triển khác cũng hết sức quan ngại về việc đồng tiền của họ bị mất giá. Nói về cuộc họp G20, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết vào ngày 12/4 rằng "có khả năng đồng USD sẽ nằm trong chương trình nghị sự. Chúng tôi đã thảo luận về việc rút vốn trước đó."

Sức mạnh tăng lên của đồng USD cũng có thể là một chủ đề được thảo luận tại cuộc họp của Nhóm G7 của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương và sẽ được tổ chức cùng với cuộc họp G20.

Cuộc họp G7 năm 2017 đã bao gồm câu "sự biến động quá mức và diễn biến không có trật tự trong tỷ giá hối đoái có thể gây ra tác động tiêu cực đối với ổn định kinh tế và tài chính" trong tuyên bố của mình. Bộ Tài chính Nhật Bản dự định muốn G7 và G20 hiểu rõ về việc can thiệp ngoại hối khi đồng Yên suy yếu quá mức.

"Không chỉ có giá dầu tăng, nguy cơ lạm phát quay trở lại đang gia tăng ở các nền kinh tế mới nổi do tỷ giá hối đoái," Kota Hirayama từ SMBC Nikko Securities lưu ý. "Tuy nhiên, họ không thể tăng lãi suất. Thay vào đó, họ có thể tạm thời ứng phó với việc đồng tiền mất giá bằng cách can thiệp để kéo dài thời gian."

"Tại hội nghị G20, các nền kinh tế mới nổi có thể thể hiện sự không hài lòng của họ với chính sách tiền tệ của Mỹ," Hirayama nói.

Mỹ sẽ tổ chức cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. "Chống lại lạm phát vẫn là ưu tiên hàng đầu trong kinh tế của tôi," Tổng thống Joe Biden nói trong một tuyên bố vào ngày 10/4 "nhưng còn nhiều việc phải làm," tuyên bố tiếp tục.

Vẫn còn phải xem liệu G20 có thể có được sự đồng thuận giữa Mỹ và các nước tham gia khác tại cuộc họp hay không?

Nikkei Asia

Broker listing

Cùng chuyên mục

Việc tăng thuế lên xe điện Trung Quốc có thể không giải quyết được gì
Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Junior Analyst

Việc tăng thuế lên xe điện Trung Quốc có thể không giải quyết được gì

Chính quyền Biden đã áp mức thuế mới đối với xe điện, tấm pin mặt trời và pin dành cho xe điện của Trung Quốc. Động thái này nhằm bảo vệ ngành năng lượng sạch của Mỹ khỏi sự thống trị của Trung Quốc. Trung Quốc có thể đáp trả bằng cách áp thuế đối với xe điện của Mỹ và nhắm mục tiêu vào xuất khẩu nông sản của Mỹ, có khả năng làm leo thang xung đột thương mại. Bài phân tích bên dưới về quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, sự hiện diện của nước này trong ngành xe điện toàn cầu và khả năng trả đũa từ Trung Quốc cho thấy Mỹ không thể thu được nhiều lợi ích từ các mức thuế này.
Báo cáo tuần của Kaiko Research với tâm điểm xoay quanh sự khó khăn của những thợ đào Bitcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo tuần của Kaiko Research với tâm điểm xoay quanh sự khó khăn của những thợ đào Bitcoin

Cả BTC và ETH đều đóng cửa tuần giảm trong khi chứng khoán châu Âu phục hồi với những kỳ vọng cắt giảm lãi suất. Trong một tin tức khác trong ngành, Robinhood công bố rằng họ đã nhận được wells notice từ SEC, Revolut đã triển khai một sàn giao dịch tiền điện tử dành cho các nhà giao dịch có kinh nghiệm ở Anh và BitMEX đã triển khai giao dịch quyền chọn để thách thức Deribit. Tuần này chúng ta sẽ tìm hiểu về việc những thợ đào Bitcoin đang gặp khó khăn, khối lượng giao dịch tăng vọt ở Brazil, quyền chọn ETH và ETF, mối tương quan giữa giá BTC và chứng khoán Hoa Kỳ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ