Ngành công nghệ đang phải gánh chịu tác động từ một cuộc chiến tranh thương mại kiểu mới

Ngành công nghệ đang phải gánh chịu tác động từ một cuộc chiến tranh thương mại kiểu mới

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

15:56 18/03/2021

Mối quan hệ giữa hai siêu cường trên thế giới đang có dấu hiệu lung lay, với căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một rủi ro đang được định giá thấp đối với một lĩnh vực công nghệ vốn đã dễ bị tổn thương.

Cuộc chiến Mỹ-Trung vẫn sẽ tiếp tục
Cuộc chiến Mỹ-Trung vẫn sẽ tiếp tục

• Mặc dù bùng nổ sự cạnh tranh chiến lược của hai quốc gia không phải là hiếm, nhưng sự gia tăng xung đột trước cuộc họp cấp cao đầu tiên của các quan chức ngoại giao trong năm nay cho thấy các nhà đầu tư Hoa Kỳ tập trung vào tăng trưởng nhờ kích thích tài khóa có nguy cơ mất cảnh giác.
• Căng thẳng leo thang gia tăng thêm những khó khăn chính trị và vĩ mô mà các công ty công nghệ vốn đã phải đối mặt với tại thời điểm khi các vị thế long trong lĩnh vực có "duration" tương tự đã giảm xuống mức đáy tháng 1 năm 2009.
• Mối quan hệ giữa hai cường quốc đang bắt đầu giống như một cái bẫy Thucydides cổ điển. Biên niên sử về cuộc chiến giữa Athens và Sparta thời cổ đại cho rằng căng thẳng là điều không thể tránh khỏi khi một cường quốc đang lên đe dọa thay thế một cường quốc cầm quyền, và căng thẳng dẫn đến một cuộc xung đột bạo lực là quy luật tự nhiên, chứ không phải một ngoại lệ.
• Mặc dù đó có thể là một cách diễn giải cực đoan của mối quan hệ Mỹ-Trung, các dấu hiệu rõ ràng đã xuất hiện. Các đề xuất lập pháp gần đây của Hoa Kỳ nhằm hạn chế ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc đang là chính sách được ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ.
• Các phát hiện của đội điều tra từ WHO đến Vũ Hán nhằm tìm ra nguồn gốc của Covid-19 sẽ được công bố trong tuần này, có khả năng đem đến các chủng mới liên quan đến đại dịch. Điều đó xảy ra sau khi Mỹ lên án những thay đổi của Trung Quốc đối với hệ thống bầu cử của Hồng Kông, cam kết tăng cường năng lực quân sự của các tướng lĩnh Trung Quốc và chính quyền Hoa Kỳ lên tiếng bảo vệ việc gia tăng thuế quan năm 2018 đối với hàng hóa Trung Quốc.
• Ngoài ra, Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực để hạn chế ảnh hưởng của các ông trùm công nghệ trong nước trong tuần này. Và việc chính quyền Biden bổ nhiệm những người ủng hộ chống độc quyền gần đây cho thấy giọng điệu trả đũa có thể xâm nhập vào chính sách công nghệ của Hoa Kỳ.
• Các hạn chế đối với giao thương nguyên liệu công nghệ cao như chất bán dẫn giữa hai quốc gia càng làm tăng thêm thách thức của lĩnh vực công nghệ. Với sự cạnh tranh chuyển từ cách tiếp cận thuế quan của chính quyền Trump sang phòng vệ thương mại, một thước đo về sự không chắc chắn trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ đang trở lại mức thấp đáy trước chiến tranh thương mại. Điều đó cho thấy sự tự mãn của thị trường về rủi ro leo thang căng thẳng.
• Sự gia tăng của chỉ số không chắc chắn này có xu hướng dẫn đến áp lực lên một rổ cổ phiếu “đại diện cho chiến tranh thương mại”. Rổ đó, bao gồm phần lớn các cổ phiếu công nghệ và gắn liền với chỉ số Nasdaq 100, đã tăng 6% trong năm nay. So với mức sụt giảm khoảng 20% năm 2018 và mức tăng đặc biệt 160% từ mức đáy năm 2018.
• Chắc chắn, ăn miếng trả miếng là điều không thể tránh khỏi giữa một trận chiến bá chủ toàn cầu. Hai bên có thể không thực hiện bất kỳ động thái đáng kể nào nào vào lúc này. Và cuối cùng, sự phát triển tích cực của các yếu tố bên ngoài có thể dần xuất hiện theo thời gian từ sự gián đoạn của ngành công nghệ.
• Nhưng trong khi thời kỳ Biden mang lại kỳ vọng làm dịu căng thẳng Mỹ-Trung, các thị trường tự mãn có thể đối mặt với sự gián đoạn thậm chí còn lớn hơn khi nguy cơ mối quan hệ xấu đi gia tăng.

Laura Cooper, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Thị trường dầu chưa hồi phục sau tháng 4 ảm đạm khi OPEC+ chuẩn bị tăng sản lượng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu chưa hồi phục sau tháng 4 ảm đạm khi OPEC+ chuẩn bị tăng sản lượng

Giá dầu đi ngang sau khi trải qua đợt sụt giảm theo tháng mạnh nhất kể từ năm 2021, trong bối cảnh xuất hiện dấu hiệu cho thấy liên minh OPEC+ dưới sự chỉ đạo của Ả Rập Saudi có thể đang bước vào chu kỳ mở rộng sản lượng kéo dài, làm gia tăng lo ngại về tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại đối với nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!

Thị trường vàng tiếp tục chuỗi tăng trưởng ấn tượng trong năm 2025, ghi nhận tháng tăng thứ tư liên tiếp khi tháng 4 khép lại với cột mốc giá mới đối với kim loại quý này. Hợp đồng tương lai tháng 6 đóng cửa ở ngưỡng 3,300.80 USD/ounce, tương đương mức tăng 4.52% (142.70 USD) trong tháng vừa qua.
Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai của chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 đều ghi nhận mức tăng tối thiểu 0.9% trong phiên giao dịch thứ Năm, được thúc đẩy bởi đà tăng giá mạnh mẽ của Microsoft. và Meta Platforms sau khi công bố kết quả kinh doanh vượt trội. Microsoft báo cáo doanh thu vượt dự báo, trong khi Meta cũng vượt ước tính doanh thu của giới phân tích, cho thấy nhu cầu người dùng vẫn chưa bị ảnh hưởng đáng kể bởi các biện pháp thuế quan.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ