New Zealand: Tỷ lệ thất nghiệp giữ nguyên bất chấp nền kinh tế trầm lắng

New Zealand: Tỷ lệ thất nghiệp giữ nguyên bất chấp nền kinh tế trầm lắng

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

08:06 07/05/2025

Tỷ lệ thất nghiệp tại New Zealand đã duy trì ổn định ngoài dự kiến trong quý đầu năm khi số người tìm việc giảm trong môi trường kinh tế trì trệ.

Theo công bố của Cục Thống kê New Zealand tại Wellington hôm thứ Tư, tỷ lệ thất nghiệp không biến động so với quý trước, duy trì ở mức 5.1%. Con số này trái với dự báo tăng lên 5.3% từ các nhà kinh tế và Ngân hàng Dự trữ. Số lượng việc làm tăng nhẹ 0.1% so với quý trước, phù hợp với dự đoán, trong khi áp lực lạm phát tiền lương đã hạ nhiệt.

Nền kinh tế New Zealand đang từng bước phục hồi sau cuộc suy thoái sâu rộng năm ngoái, đúng vào lúc các chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang làm lu mờ triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Chỉ số niềm tin doanh nghiệp suy giảm và ý định tuyển dụng co hẹp trong bối cảnh bất định, làm tan biến kỳ vọng về một chu kỳ mở rộng kinh tế mạnh mẽ và tạo việc làm.

"Chúng tôi nhận định thị trường lao động đang tiệm cận đỉnh chu kỳ thất nghiệp, nhưng cần thấy sự phục hồi kinh tế còn mong manh của New Zealand trở nên vững chắc hơn để doanh nghiệp có đủ cơ sở và niềm tin tăng cường tuyển dụng," Mark Smith, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại Ngân hàng ASB ở Auckland, nhận xét. "Chính sách nới lỏng tiền tệ bổ sung dường như là phương án phù hợp để hỗ trợ thị trường lao động."

Bộ trưởng Tài chính Nicola Willis tiết lộ tuần trước rằng dự toán ngân sách tháng này sẽ phản ánh tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự báo trước đó cho cả năm nay và năm tới. Kỳ vọng về một đà phục hồi yếu ớt cùng với dấu hiệu lạm phát tiền lương hạ nhiệt đang thúc đẩy đồn đoán rằng RBNZ sẽ cắt giảm lãi suất sâu hơn so với định hướng đưa ra trong tháng Hai.

RBNZ đã hạ lãi suất (OCR) 200 điểm cơ bản xuống 3.5% kể từ khi khởi động chu kỳ nới lỏng vào tháng Tám, và các nhà đầu tư kỳ vọng mức chuẩn sẽ giảm xuống 2.75% vào cuối năm nay, theo dữ liệu thị trường hoán đổi. Các nhà hoạch định chính sách sẽ xem xét lại OCR vào ngày 28/5 tới.

Tỷ lệ tham gia thị trường lao động suy giảm

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, chỉ báo đo lường tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đang tích cực tìm kiếm việc làm, đã giảm xuống 70.8%, mức thấp nhất kể từ giữa năm 2021.

Lượng việc làm giảm 0.7% so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo công bố hôm nay cũng cho thấy áp lực tiền lương đang dịu đi khi thị trường lao động suy yếu, với chỉ số lạm phát tiền lương hàng năm chậm lại trong quý thứ tám liên tiếp.

Mức lương giờ chuẩn cho khu vực tư nhân tăng 0,4% so với quý trước — mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm 2021 — và tăng 2.5% so với cùng kỳ năm trước, chậm hơn so với tốc độ 2.9% trong quý trước đó.

Thu nhập bình quân giờ chuẩn cho người lao động khu vực tư nhân tăng 0.2% so với quý trước và 3.8% so với cùng kỳ năm trước.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cảnh báo căng thẳng thương mại, bất ổn địa chính trị và nợ công gia tăng đang làm suy yếu khả năng chống chịu của hệ thống tài chính toàn cầu. Tổng giám đốc BIS Agustín Carstens gọi đây là “kỷ nguyên mới của sự bất định”, đe dọa cả trật tự kinh tế lẫn niềm tin vào các thể chế. Báo cáo cũng ghi nhận đồng USD sụt giá mạnh và lo ngại về đà phát triển thiếu kiểm soát của stablecoin.
USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD giảm khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về khả năng Tổng thống Trump can thiệp vào hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang, sau những phát ngôn chỉ trích Chủ tịch Jerome Powell và gợi ý sẽ thay thế ông bằng một nhân vật thân thiện hơn với mục tiêu chính sách của Nhà Trắng, làm dấy lên nghi ngại về tính độc lập và trung lập của Fed.
Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Sự chênh lệch giữa dự báo lãi suất của Fed và kỳ vọng cắt giảm sâu hơn từ thị trường một phần phản ánh khả năng Jerome Powell sẽ được thay thế bởi một người ôn hòa hơn nếu Trump trở lại Nhà Trắng. Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo không nên đánh giá thấp vai trò của dữ liệu và sự đồng thuận trong nội bộ Fed, cũng như rủi ro làm suy yếu tính độc lập chính trị của ngân hàng trung ương.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ