Mỹ và châu Âu: Khoảng cách tăng trưởng sẽ không dễ bị thu hẹp

Mỹ và châu Âu: Khoảng cách tăng trưởng sẽ không dễ bị thu hẹp

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

11:04 05/05/2025

Dù chính sách dưới thời Trump có thể gây tổn hại cho kinh tế Mỹ, nền tảng vững chắc về năng suất, vốn và công nghệ vẫn giúp duy trì khoảng cách tăng trưởng vượt trội so với châu Âu. Trong khi đó, châu Âu dù có dấu hiệu cải thiện, vẫn đối mặt với những giới hạn cấu trúc và rào cản cải cách khiến khả năng bắt kịp Mỹ trong trung hạn là rất thấp.

Hiện tại, tâm lý thị trường đang bị chi phối bởi hai xu hướng lớn. Thứ nhất, các chính sách của Donald Trump đang làm suy yếu vị thế kinh tế, tài chính và thể chế vốn vượt trội của Mỹ. Thứ hai, châu Âu đang dần ổn định cả về chính trị lẫn kinh tế, giúp cải thiện triển vọng khu vực.

Phản ánh điều này, khảo sát tháng 3 của Bank of America cho thấy sự chuyển hướng mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của các nhà quản lý quỹ: Bán cổ phiếu Mỹ và mua cổ phiếu châu Âu.

Từ đó, một giả thuyết bắt đầu xuất hiện: Liệu lợi thế tăng trưởng dài hạn của Mỹ so với châu Âu có đang dần tàn lụi? Dù gần đây tôi đánh giá tiêu cực về Mỹ và tích cực hơn về châu Âu, quan điểm này vẫn có phần cường điệu. Dưới đây là lý do tại sao châu Âu khó có thể thay thế vai trò dẫn dắt kinh tế toàn cầu của Mỹ trong tương lai gần.

Xét về tốc độ tăng trưởng tiềm năng, Mỹ vẫn bỏ xa châu Âu một khoảng đáng kể. Theo Fitch Ratings, trong 5 đến 10 năm qua, tăng trưởng tiềm năng hàng năm của Mỹ — xét đến vốn, lao động và công nghệ trung bình đạt khoảng 2.5%, trong khi của khu vực Eurozone chỉ ở mức 1%.

Nền kinh tế Mỹ đã vượt xa châu Âu sau các cú sốc kinh tế
Năng suất tại Mỹ đã tăng nhanh hơn nhiều so với châu Âu

Dù chính sách của Trump sẽ gây tổn hại đến năng suất Mỹ với thuế quan gây ảnh hưởng lớn tới thị trường, đầu tư và R&D giảm sút do bất ổn, hạn chế nhập cư làm suy yếu lực lượng lao động — thì theo Andrew Kenningham, kinh tế trưởng khu vực châu Âu tại Capital Economics, mức thiệt hại cần rất nghiêm trọng mới đủ để xóa bỏ những lợi thế nền tảng của Mỹ: “Mỹ sở hữu thị trường nội địa lớn, thống nhất giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô, hệ sinh thái đầu tư mạo hiểm mạnh, các đại học hàng đầu thế giới và hệ thống pháp lý linh hoạt hơn.”

Sức mạnh khu vực tư nhân của Mỹ vượt trội hoàn toàn so với châu Âu

Về tổng thể, châu Âu có lợi thế về quy mô lao động, trong khi Mỹ dẫn đầu về vốn vật chất và tài chính. Tuy nhiên, điều tạo nên khoảng cách tăng trưởng chủ yếu lại nằm ở năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) – tức khả năng sử dụng hiệu quả các đầu vào, mà Mỹ vượt trội hơn.

Dòng vốn và chính sách châu Âu: Cơ hội có giới hạn

Nếu châu Âu được xem là nơi trú ẩn thay thế, dòng vốn có thể tiếp sức cho tăng trưởng. Tuy nhiên, cơ hội đầu tư vẫn còn hạn chế. Kenningham nhận định:

“Khó duy trì xu hướng đổ vốn về châu Âu. Sự khó lường của Trump có thể làm suy yếu vị thế dự trữ của USD, nhưng quy mô và tính thanh khoản của thị trường tài chính Mỹ rất lớn, khiến quá trình này diễn ra chậm.”

Thị trường vốn châu Âu quá nhỏ để tái chế dòng tiết kiệm toàn cầu
Tài sản trú ẩn an toàn ở châu Âu không đủ để đáp ứng nhu cầu toàn cầu

Trump có thể gây tổn hại lâu dài?

Điều này phụ thuộc vào phần còn lại của nhiệm kỳ thứ hai của ông. Mặc dù Trump đã giảm nhẹ các kế hoạch đánh thuế cực đoan và ngừng công kích Cục Dự trữ Liên bang (Fed) khi lợi suất trái phiếu tăng nhanh, áp lực chính trị chắc chắn sẽ gia tăng.

Kỳ vọng lạm phátthất nghiệp trong năm tới đang tăng mạnh. Niềm tin tiêu dùng của cử tri Cộng hòa vốn phản ánh tỷ lệ ủng hộ Trump, đang có dấu hiệu chững lại.

Thị trường trái phiếu đang kìm hãm Nhà Trắng – ít nhất là vào lúc này

Tác động từ các loại thuế hiện có, đặc biệt với Trung Quốc, sẽ sớm hiển hiện. Paul Donovan, kinh tế trưởng toàn cầu tại UBS, cho biết: “Giá cả tăng và tình trạng khan hàng sẽ rõ rệt từ giữa tháng 6, ảnh hưởng đến tâm lý cử tri Cộng hòa.”

Theo dự báo, trong 12 tháng tới, mức thuế suất hiệu dụng của Mỹ có thể giảm xuống 10–20%, từ mức trên 20% hiện nay. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh vẫn sẽ bị kìm hãm bởi bất ổn kéo dài. Xác suất suy thoái mà Phố Wall đưa ra hiện ở mức gần 50%.

Đảng Cộng hòa đang nắm thế đa số rất mong manh tại Hạ viện và Thượng viện. Matt Gertken, chiến lược gia trưởng tại BCA Research nhận xét: “Thông thường, tổng thống trong nhiệm kỳ hai dễ rơi vào thế ‘vịt què’ sau bầu cử giữa nhiệm kỳ. Với giá cả và thất nghiệp có thể tăng cao, cuộc bỏ phiếu đó sẽ rất bất lợi cho đảng Cộng hòa.”

Những rủi ro nghiêm trọng nhưng ít khả năng xảy ra

Trump có thể gia tăng lạm dụng quyền hành pháp. Các rủi ro được giới phân tích chính trị chỉ ra gồm: Làm suy yếu Fed, gây sụp đổ thị trường trái phiếu, áp đặt kiểm soát vốn và thậm chí tìm cách hợp pháp hóa nhiệm kỳ thứ ba.

Sự ủng hộ suy giảm từ phía Đảng Cộng hòa có thể trở thành lực cản đối với Trump

Nếu xảy ra, những kịch bản này có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ và khả năng khai thác hiệu quả các nguồn lực. Tuy nhiên, phần lớn chuyên gia đánh giá xác suất các kịch bản này — trừ việc can thiệp Fed — là khá thấp do rào cản pháp lý, chính trị và phản ứng của thị trường tài chính.

Ngay cả khi Trump thay thế Chủ tịch Fed Jay Powell, Cedric Chehab – kinh tế trưởng tại BMI – nhấn mạnh rằng phần còn lại của ban điều hành Fed cùng quy trình phê chuẩn từ Quốc hội sẽ hạn chế sự thay đổi lớn trong chính sách tiền tệ.

Capital Economics dự đoán tiềm năng tăng trưởng của Mỹ và Eurozone sẽ không thay đổi nhiều so với mức hiện tại trong dài hạn, ngay cả sau nhiệm kỳ thứ hai của Trump. Giả định là mức thuế được duy trì ở 10% với phần còn lại thế giới và 60% với Trung Quốc, và các chính sách thương mại – nhập cư sẽ được đảo ngược sau khi Trump rời nhiệm sở. Ngoài ra, Mỹ được kỳ vọng hưởng lợi nhiều hơn từ AI so với châu Âu, trong khi các nỗ lực giảm điều tiết như cải cách quy hoạch dưới thời Trump có thể hỗ trợ tăng trưởng.

Dù không chắc chắn, nhưng với tâm lý hiện nay và hạn chế trong việc dùng cắt giảm thuế để bù đắp thiệt hại từ thuế quan, một chiến thắng không thuộc phe Maga trong cuộc bầu cử 2028 có khả năng xảy ra.

Dữ liệu khảo sát nửa thế kỷ qua cho thấy quyền lực thường đổi bên khi cử tri cảm thấy tình hình tệ hơn so với đầu nhiệm kỳ. Nếu Trump không thay đổi lập trường về thuế, điều này rất dễ thành hiện thực.

Khi đó, nhiều chính sách của Trump có thể bị đảo ngược, mức độ bất ổn sẽ giảm, đầu tư doanh nghiệp khởi sắc, và dòng vốn sẽ quay lại Mỹ. Dù thuế quan có thể không được xóa bỏ hoàn toàn, nhưng chi phí kinh tế của hàng rào thuế cao sẽ dần khiến chính sách này bị phản đối.

Tuy vậy, điều đó không có nghĩa tăng trưởng Mỹ sẽ phục hồi hoàn toàn ngay lập tức. Tổn hại về danh tiếng là có thể, nhất là nếu chủ nghĩa Maga tiếp tục tồn tại. Không phải chính sách nào cũng sẽ được hủy bỏ. Nhưng tác động lên tăng trưởng dài hạn của Mỹ có thể không nghiêm trọng như nhiều người lo ngại.

Châu Âu vẫn đối mặt giới hạn cấu trúc

Liệu châu Âu có thể thu hẹp khoảng cách? Theo Charles Seville của Fitch Ratings: “Những yếu tố cấu trúc như tăng dân số chậm rất khó khắc phục. Châu Âu cần dựa vào đầu tư, tăng năng suất và chính sách thị trường lao động hiệu quả.”

Những chuyển biến gần đây trong chính sách kinh tế EU là tích cực, nhưng không nên phóng đại. Các gói kích thích quốc phòng và hạ tầng của Đức sẽ hỗ trợ tăng trưởng tại nền kinh tế lớn nhất khu vực, nhưng cần thêm đầu tư trên toàn khối. Việc tái vũ trang của EU có thể chỉ thúc đẩy nhu cầu, chứ không giúp tăng năng suất nếu không được đầu tư vào công nghệ tiên tiến.

Đề xuất cải cách của Mario Draghi nhằm nâng năng suất — từ đẩy nhanh liên kết tài khóa – vốn đến giảm rào cản pháp lý — cũng sẽ vấp phải trở ngại. Lorenzo Codogno, cựu kinh tế trưởng Bộ Tài chính Ý nhận định: “Quá trình cải cách tại châu Âu luôn tiến chậm trong điều kiện bình thường. Việc đàm phán giữa 27 nước thành viên là rất gian nan.”

Financial Times

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy

Các tranh chấp thuế quan, căng thẳng địa chính trị và giờ đây là khả năng suy thoái kinh tế tại Mỹ. Đây dường như không phải là thời điểm thích hợp để tìm kiếm các khoản đầu tư vào thị trường mới nổi, xét đến rủi ro thiệt hại lan rộng đối với các nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn.
Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?

Trong suốt hơn hai thập kỷ kể từ khi được khai sinh, đồng euro đã mang theo kỳ vọng trở thành đối trọng chiến lược với USD – không chỉ nhằm củng cố vị thế địa chính trị của châu Âu, mà còn để thiết lập chủ quyền tiền tệ thực sự cho khối Eurozone.
Phố Wall bật dậy sau cú sốc: Tín hiệu hồi phục hay chỉ là cơn hưng phấn nhất thời?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Phố Wall bật dậy sau cú sốc: Tín hiệu hồi phục hay chỉ là cơn hưng phấn nhất thời?

Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng sau “ngày giải phóng” – thời điểm thị trường chứng khoán Mỹ rúng động bởi làn sóng bán tháo các tài sản rủi ro sau những tuyên bố chính sách thương mại từ Tổng thống Donald Trump – Phố Wall đã chứng kiến một cú lội ngược dòng ngoạn mục.
Mỹ và châu Âu: Khoảng cách tăng trưởng sẽ không dễ bị thu hẹp
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Mỹ và châu Âu: Khoảng cách tăng trưởng sẽ không dễ bị thu hẹp

Dù chính sách dưới thời Trump có thể gây tổn hại cho kinh tế Mỹ, nền tảng vững chắc về năng suất, vốn và công nghệ vẫn giúp duy trì khoảng cách tăng trưởng vượt trội so với châu Âu. Trong khi đó, châu Âu dù có dấu hiệu cải thiện, vẫn đối mặt với những giới hạn cấu trúc và rào cản cải cách khiến khả năng bắt kịp Mỹ trong trung hạn là rất thấp.
Doanh nghiệp Trung Quốc chuyển hàng hoá qua nước thứ ba để thay đổi nguồn gốc xuất xứ nhằm vượt rào thuế quan của Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Doanh nghiệp Trung Quốc chuyển hàng hoá qua nước thứ ba để thay đổi nguồn gốc xuất xứ nhằm vượt rào thuế quan của Tổng thống Trump

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc hiện đang triển khai những biện pháp tinh vi nhằm né tránh thuế quan do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ban hành thông qua việc chuyển hàng qua các quốc gia thứ ba để che đậy nguồn gốc xuất xứ thật.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ