Một lý do tỷ lệ thất nghiệp có thể duy trì ở mức cao ngay cả khi nền kinh tế phục hồi

Một lý do tỷ lệ thất nghiệp có thể duy trì ở mức cao ngay cả khi nền kinh tế phục hồi

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

09:58 03/06/2021

Khi nguồn cung nhà để bán cao và nhu cầu mua nhà thấp, các chuyên gia thường nói về “thị trường người mua”, vì mọi người có thể tìm nhà mới nhanh hơn và rẻ hơn. Sau đó, là thời điểm khi có rất nhiều nhà kinh tế cho rằng việc tìm kiếm nhân viên mới sẽ nhanh hơn và rẻ hơn. Khi cả chi phí tuyển dụng và tiền lương đều giảm, về lý thuyết, các công ty nên cảm thấy được khuyến khích thuê thêm công nhân, điều này sẽ làm giảm nhanh tỷ lệ thất nghiệp sau một cú sốc kinh tế. Nhưng điều này có xảy ra trong thực tế?

Lượng tuyển dụng doanh nghiệp và số người tìm việc/việc làm
Lượng tuyển dụng doanh nghiệp và số người tìm việc/việc làm

Dữ liệu cho thấy tình trạng thất nghiệp có thể vẫn ở mức cao sau suy thoái kinh tế. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-09, phải mất gần 8 năm tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ mới giảm từ mức cao nhất 10% xuống dưới mức thấp nhất trước suy thoái là 4.4%. Kể từ khi đại dịch covid-19 bắt đầu, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm mạnh từ 14.8% xuống còn 6.1%. Nhưng con số đó vẫn cao gần gấp đôi mức trước đại dịch. Sự thui chột mất kỹ năng trong thời gian không làm việc có thể khiến một số người khó tìm được việc làm hơn. Áp lực từ những người lao động hiện tại có thể khiến tiền lương cho những lao động mới tăng cao một cách không bền vững, làm giảm động lực hiện có để tuyển dụng nhiều hơn (mặc dù số thành viên công đoàn giảm đã làm giảm tác động này trong các cuộc suy thoái gần đây).

Nghiên cứu mới gợi ý một lời giải thích bổ sung cho lý do tại sao tỷ lệ thất nghiệp lại ở mức cao trong thời gian dài - với tên gọi “thất nghiệp lây lan” - sau một cú sốc kinh tế. Tác giả Niklas Engbom của Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York, nói rằng các nhà kinh tế học nên hỏi các nhà quản lý nhân sự liệu suy thoái có làm cho công việc của họ dễ dàng hơn không. Câu trả lời, trước sự ngạc nhiên của các nhà kinh tế, thường sẽ là “không”. Đó là bởi vì họ đang phải đối mặt với việc sàng lọc hàng loạt đơn xin việc từ các ứng viên, nhiều người trong số họ sẽ không phù hợp với vị trí tuyển dụng. Điều đó gây tốn kém thời gian và tiền bạc của các công ty. Trong thời kỳ suy thoái, các nhà quản lý cũng khó phân biệt được những ứng viên xuất sắc nhất với những kẻ ngu ngốc. Với lượng ứng viên tăng cao, người sử dụng lao động càng khó xác định ai là người phù hợp, đặc biệt là nhiều người trong số họ sẽ chuyển ngành.

Để chứng minh lý thuyết này, ông Engbom đã sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang New York về kỳ vọng của người tiêu dùng, cùng với các nguồn khác, từ năm 2006 đến năm 2015. Dữ liệu cho thấy số lượng đơn xin việc cho mỗi vị trí tuyển dụng và số giờ mà nhà tuyển dụng dành cho mỗi vị trí tăng nhanh trong thời kỳ suy thoái 2008-09 (xem biểu đồ bên trái). Số người thất nghiệp nộp đơn xin việc nhiều hơn mười lần mỗi tháng so với những người chuyển việc. Nhưng tỷ lệ thành công trên mỗi đơn xin việc của những người thất nghiệp thấp hơn một nửa so với những người đã đi làm. Chi phí tuyển dụng bổ sung này có thể không khuyến khích các công ty thuê nhân viên mới khi nền kinh tế phục hồi.

Cần thêm dữ liệu để chứng minh giả thuyết của ông Engbom. Nhưng nó có thể cung cấp một lời giải thích hấp dẫn nếu báo cáo việc làm tiếp theo của Mỹ, dự kiến ​​vào ngày 4 tháng 6, đưa ra các xu hướng trái ngược nhau. Lượng việc làm tuyển dụng ở Mỹ đạt mức cao kỷ lục 8.1 triệu vào tháng 3 và số lượng người tìm việc trên mỗi vị trí tuyển dụng vẫn cao hơn nhiều so với trước đại dịch (xem biểu đồ bên phải). Mặc dù nhiều công ty tuyên bố rằng họ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lao động, nhưng tỷ lệ thất nghiệp đã tăng nhẹ trong tháng 4 từ 6.0% lên 6.1%. Có thể thị trường lao động đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những người lao động phù hợp?

Một số công ty, chẳng hạn như McDonald’s, đang tăng lương để thu hút thêm nhân viên. Các quốc gia hào phóng hơn đang cung cấp tiền thưởng cho những người từ bỏ trợ cấp thất nghiệp để làm việc, trong khi những quốc gia tiết kiệm hơn đang sử dụng sự thiếu hụt lao động như một cái cớ để dừng chương trình trợ cấp sớm hơn. Nếu những giả thuyết của ông Engbom là đúng, những chính sách này có thể khuyến khích những người thất nghiệp ào ạt nộp CV cho các nhà tuyển dụng, nhưng có thể không dẫn đến việc nhanh chóng tuyển dụng thêm nhiều công nhân.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

Sự thất vọng ngày càng lớn của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell có thể thúc đẩy một động thái chưa từng có tiền lệ: công bố sớm người kế nhiệm Powell. Mặc dù nhiệm kỳ hiện tại của Powell còn đến tháng 5 năm 2026 mới kết thúc, Trump được cho là có thể đưa ra đề cử từ trước thời hạn.
Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cảnh báo căng thẳng thương mại, bất ổn địa chính trị và nợ công gia tăng đang làm suy yếu khả năng chống chịu của hệ thống tài chính toàn cầu. Tổng giám đốc BIS Agustín Carstens gọi đây là “kỷ nguyên mới của sự bất định”, đe dọa cả trật tự kinh tế lẫn niềm tin vào các thể chế. Báo cáo cũng ghi nhận đồng USD sụt giá mạnh và lo ngại về đà phát triển thiếu kiểm soát của stablecoin.
USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD giảm khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về khả năng Tổng thống Trump can thiệp vào hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang, sau những phát ngôn chỉ trích Chủ tịch Jerome Powell và gợi ý sẽ thay thế ông bằng một nhân vật thân thiện hơn với mục tiêu chính sách của Nhà Trắng, làm dấy lên nghi ngại về tính độc lập và trung lập của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ