Lần thay đổi chính sách thứ tư của chủ tịch Powell có thể đặt thêm dấu hỏi về uy tín của Fed

Lần thay đổi chính sách thứ tư của chủ tịch Powell có thể đặt thêm dấu hỏi về uy tín của Fed

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

16:18 09/12/2021

Nếu Fed đáp ứng kỳ vọng thị trường bằng việc tăng tốc độ thắt chặt nới lỏng định lượng, đây sẽ tiếp tục là một lần dịch chuyển chính sách quan trọng của Fed và chủ tịch Powell.

“Điều Fed đã chứng minh được là khó khăn trong các dự báo của ủy ban và của thị trường,” theo Joseph LaVorgna, kinh tế trưởng khu vực châu Mỹ của Natixis và cựu trưởng Hội đồng Kinh tế Quốc gia dưới thời tổng thống Trump. “Hay nói theo cách hiểu của thị trường, Fed đã mua đỉnh và bán đáy. Nên tôi nghĩ sẽ có vấn đề về uy tín.”

Trong cuộc họp tuần tới, Fed được kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi tốc độ thắt chặt mua tài sản, và có thể đánh tiếng mạnh tay tăng lãi suất hơn trong năm 2022. Đây là kết quả của lạm phát dai dẳng hơn những gì quan chức Fed kỳ vọng.

Nhưng điều mà LaVorgna thực sự lo là việc sau nhiều tháng coi lạm phát là tạm thời, lúc này Fed có thể đánh giá quá cao cường độ lạm phát và thắt chặt sai thời điểm, khiến các quan chức lại phải vội vàng chuyển đổi lại, nếu lạm phát hết hơi.

Đây sẽ, ít nhất là lần dịch chuyển chính sách thứ tư của một định chế luôn luôn tự hào về khả năng dự báo và truyền đạt thông điệp, cung cấp định hướng cho thị trường và công chúng.

Nhưng sự khó đoán của kinh tế Mỹ đã gây ra hậu quả nặng nề.

Một Fed với cam kết bình thường hóa lãi suất trong năm 2018 đã phải đổi giọng điệu khi kinh tế toàn cầu suy yếu. Sau đó, Fed chốt năm 2019 với việc chủ tịch Powell tin rằng họ đã hạ lãi suất đủ thấp và từ giờ sẽ giữ ổn định.

Và rồi đại dịch Covid đến và thay đổi tất cả trong năm 2020, buộc Fed phải hạ thêm lãi suất và bơm thanh khoản, cuối cùng đã thổi phồng bảng cân đối kế toán của mình thêm hơn 4 nghìn tỷ USD.

Nhưng cuối năm ngoái, Fed lại tiếp tục thay đổi giọng điệu, tập trung vào thị trường lao động và sẵn sàng để lạm phát tăng nóng. Fed cam kết sẽ để chính sách nới lỏng cho đến khi đã đạt được “tiến bộ đáng kể” với một thị trường lao động không chỉ toàn dụng, mà còn bao hàm tất cả giới tính, sắc tộc và thu nhập.

Và đó cũng đã đưa Fed tới ngã rẽ này: Với việc áp lực giá cả chạm đỉnh 30 năm, Fed đang được kỳ vọng sẽ trở lại đối phó với lạm phát.

Từng có thời gian thị trường nói về “Powell Put”, hay việc Fed sẵn sàng đến cứu trợ nếu thị trường suy yếu, tới giờ, mọi người đang bàn tán về “Powell xoay chuyển.”

Nhưng với chính sách khó đoán như hiện tại và các dự báo không còn đáng tin cậy, Fed có thể đánh mất uy tín nếu quay xe thêm lần nữa.

Thế giới đang thay đổi

“Lần này rất giống với năm 2018 ở chỗ Fed nói một đằng nhưng thị trường nói một nẻo,” LaVorgna nhắc đến lần cuối cùng Fed tăng lãi suất, kết thúc với đợt bán tháo Giáng sinh trên thị trường chứng khoán.

Với những bàn tán về tăng lãi suất trong năm sau khi Fed đã hoàn thành thắt chặt, lợi suất trái phiếu lại đang rất ổn định. Thị trường trái phiếu cũng đã hạ kỳ vọng lạm phát 5 và 10 năm.

Tuy nhiên, giới trader lại đang đẩy sớm kỳ vọng tăng lãi suất, với 2 hoặc 3 lần tăng 25bp trong năm 2022.

Hơn nữa, chứng khoán cũng đã chao đảo trong tháng Mười Một, phần lớn do nỗi sợ Covid, và chính sách của Fed không có quá nhiều ảnh hưởng tới giới đầu tư.

Theo Mark Zandi, kinh tế trưởng phòng phân tích Moody’s, “điều này có ảnh hưởng tới uy tin của Fed. Thế giới đang thay đổi phía dưới họ. Fed đang làm những gì họ phải làm. Họ đang cố vượt qua khó khăn.

Chủ tịch Powell đã tạo được sự đồng thuận của thị trường cho việc tăng tốc thắt chặt hậu đại dịch. Tuần trước, ông đã nói rằng đã đến lúc thôi sử dụng từ “tạm thời” với lạm phát.

Các các thành viên vốn dovish của Fed cũng nói rằng đã đến lúc thắt chặt,

Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly từ nói rằng “nên biết cách chờ đợi” từ tháng Mười Một đã chuyển sang “hoàn toàn có thể xảy ra” khi nói về thắt chặt QE và tăng lãi suất sớm.

Đại dịch đã khiến mọi thứ đảo lộn. Sẽ rất bất ngờ nếu giới đầu tư không thấy tình hình khó đoán hơn. Có vẻ như trong tâm trí chỉ có mua, mua và mua.” Zandi nói thêm.

Zandi cũng cho biết một chút bóng gió về chính sách cũng không quá tệ, khi xem xét chứng khoán đã cao thế nào.

Trong khi Fed dưới thời chủ tịch Alan Greenspan luôn để thị trường đoán mò, Fed của chủ tịch Powell lại cực kỳ minh bạch, luôn luôn muốn truyền đạt tất cả những thông điệp của mình.

“Nếu tôi phải chê, tôi nghĩ họ đang quá tập trung vào những gì giới đầu tư nghĩ. Họ đang theo sau. Tôi muốn họ dẫn dắt nhiều hơn chút.” Zandi kết luận.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường dầu chưa hồi phục sau tháng 4 ảm đạm khi OPEC+ chuẩn bị tăng sản lượng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu chưa hồi phục sau tháng 4 ảm đạm khi OPEC+ chuẩn bị tăng sản lượng

Giá dầu đi ngang sau khi trải qua đợt sụt giảm theo tháng mạnh nhất kể từ năm 2021, trong bối cảnh xuất hiện dấu hiệu cho thấy liên minh OPEC+ dưới sự chỉ đạo của Ả Rập Saudi có thể đang bước vào chu kỳ mở rộng sản lượng kéo dài, làm gia tăng lo ngại về tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại đối với nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!

Thị trường vàng tiếp tục chuỗi tăng trưởng ấn tượng trong năm 2025, ghi nhận tháng tăng thứ tư liên tiếp khi tháng 4 khép lại với cột mốc giá mới đối với kim loại quý này. Hợp đồng tương lai tháng 6 đóng cửa ở ngưỡng 3,300.80 USD/ounce, tương đương mức tăng 4.52% (142.70 USD) trong tháng vừa qua.
Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai của chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 đều ghi nhận mức tăng tối thiểu 0.9% trong phiên giao dịch thứ Năm, được thúc đẩy bởi đà tăng giá mạnh mẽ của Microsoft. và Meta Platforms sau khi công bố kết quả kinh doanh vượt trội. Microsoft báo cáo doanh thu vượt dự báo, trong khi Meta cũng vượt ước tính doanh thu của giới phân tích, cho thấy nhu cầu người dùng vẫn chưa bị ảnh hưởng đáng kể bởi các biện pháp thuế quan.
Suy giảm GDP: Không đáng lo ngại như vẻ bề ngoài!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Suy giảm GDP: Không đáng lo ngại như vẻ bề ngoài!

Nền kinh tế Hoa Kỳ đã suy giảm với tốc độ 0.3% trong quý I, thấp hơn nhẹ so với dự báo của các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg. Xét trên phương diện tổng thể, các chỉ số kinh tế cho thấy nền kinh tế không ở vị thế thuận lợi để Nhà Trắng tiếp tục theo đuổi cuộc chiến thương mại toàn cầu mang tính tự hại, vốn sẽ gây tổn thương cho cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn cơ hội để điều chỉnh tình hình, và điều này không đồng nghĩa với việc một cuộc suy thoái là không thể tránh khỏi.
Hàng hoá nông nghiệp có phải là nơi trú ẩn cuối cùng trong thời kỳ bất ổn?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Hàng hoá nông nghiệp có phải là nơi trú ẩn cuối cùng trong thời kỳ bất ổn?

Đây là thời điểm khó khăn để nắm giữ các loại tài sản truyền thống. Cổ phiếu biến động mạnh, lợi suất trái phiếu thì dao động thất thường, giá vàng đang gặp hiện tượng quá mua. Vậy hàng hoá (không phải vàng) có phải là nơi trú ẩn an toàn? Là một công cụ phòng ngừa rủi ro? Hay là kênh đa dạng hóa?
Tại sao cổ phiếu và trái phiếu lại di chuyển cùng chiều trong những ngày qua?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tại sao cổ phiếu và trái phiếu lại di chuyển cùng chiều trong những ngày qua?

Trong sáu phiên giao dịch gần đây, giá cổ phiếu và giá trái phiếu đều tăng. Chỉ số S&P 500 tăng khoảng 9%, lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 25 điểm cơ bản. Trên danh nghĩa, đây là tin tốt với một danh mục đầu tư đa dạng điển hình: cả hai phần tài sản đều sinh lời. Nhưng đồng thời điều này cũng có phần đáng ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ