Lạm phát tại Mỹ chững lại, Trung Quốc vẫn loay hoay với giảm phát, thị trường Anh bủng nổ sau cuộc bầu cử

Lạm phát tại Mỹ chững lại, Trung Quốc vẫn loay hoay với giảm phát, thị trường Anh bủng nổ sau cuộc bầu cử

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

07:49 08/07/2024

Lạm phát tại Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ tiếp tục giảm trong tuần này, điều đó có thể củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất nhiều đợt trong năm nay.

Lạm phát tại Mỹ liệu có tiếp tục giảm không?

Các chuyên gia kinh tế được Reuters thăm dò dự báo chỉ số CPI trong tháng 6 sẽ tăng 3.1% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức tăng 3.3% của tháng 5, dữ liệu này được Cục Thống kê Lao động công bố vào thứ Năm.

Bên cạnh đó, dữ liệu hôm thứ Sáu cho thấy thị trường việc làm tại Hoa Kỳ đang chậm lại, điều này có thể khuyến khích Fed cắt giảm lãi suất đợt đầu tiên sớm hơn dự kiến. Hiện tại, thị trường kỳ vọng sẽ có hai đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay, đợt đầu tiên diễn ra vào tháng 9 hoặc tháng 11, nhưng các quan chức Fed đã lưu ý trong cuộc họp tháng 6 rằng họ dự kiến ​​sẽ chỉ cắt giảm lãi suất một đợt trong năm nay.

Các chuyên gia kinh tế của Barclays viết: “Chúng tôi dự đoán báo cáo lạm phát tháng 6 sẽ củng cố niềm tin của Fed rằng lộ trình giảm lạm phát vẫn đang diễn ra sau loạt dữ liệu mạnh mẽ trong quý đầu tiên. Chúng tôi cho rằng dữ liệu việc làm hôm thứ Sáu sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với đánh giá của Fed về việc liệu các điều kiện cần thiết để hỗ trợ lạm phát giảm bền vững xuống mục tiêu 2% có đang đi vào đúng hướng hay không”.

Tuy nhiên, lạm phát cơ bản, loại trừ các ngành thực phẩm và năng lượng dễ biến động, được dự báo là sẽ không thay đổi. Dữ liệu này đã giảm xuống mức đáy trong ba năm khi chỉ tăng 3.4% trong tháng 5 - một phần do thay đổi trong phương pháp luận - nhưng các chuyên gia kinh tế không kỳ vọng sự tiến triển hơn nữa trong dữ liệu sắp tới.

Trung Quốc vẫn đang loay hoay với tình trạng giảm phát?

Nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu mới nhất về lạm phát của Trung Quốc vào thứ Tư, không giống như các nền kinh tế phát triển khác, lạm phát tại Trung Quốc vẫn ở mức yếu trong hơn một năm.

Số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc dự kiến ​​sẽ cho thấy chỉ số CPI tăng 0.3% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 6, không đổi so với tháng 5. Chỉ số PPI, vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của giá hàng hóa, dự kiến ​​sẽ giảm 1%.

Chỉ số CPI của Trung Quốc đã liên tục giảm xuống dưới 0% trong năm trước do bối cảnh kinh tế đầy thách thức, bao gồm cả sự suy thoái của thị trường bất động sản.

Lạm phát vẫn duy trì ở mức thấp, đạt -0.8% vào tháng 1, đã làm dấy lên mối lo ngại trong giới đầu tư về sức mạnh của nhu cầu tiêu dùng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tháng 7, Bắc Kinh sẽ tổ chức Hội nghị toàn thể lần thứ ba, một sự kiện quan trọng dành cho các nhà hoạch định chính sách hàng đầu để định hướng cho nền kinh tế của đất nước. Các quan chức có thể sẽ tập trung vào lĩnh vực bất động sản, vốn đã gặp khó khăn kể từ làn sóng vỡ nợ của các nhà phát triển vào cuối năm 2021 và giá nhà mới đang lao dốc.

Các chuyên gia phân tích tại Citi vào tuần trước đã chỉ ra rằng mức giá - một phần của bối cảnh kinh tế - có thể định hình suy nghĩ của các nhà hoạch định chính sách. "Nhu cầu trong nước suy yếu có thể tiếp tục gây áp lực lên lạm phát và bắt đầu làm xói mòn sức mạnh sản xuất", họ viết.

Họ dự đoán chỉ số CPI sẽ tăng 0.3%, và lưu ý rằng "động lực giúp lạm phát phục hồi có thể giảm vào tháng 6". Giá thịt lợn - tác động mạnh đến CPI tại Trung Quốc - đã tăng vọt trong tháng 6 nhưng "có thể không đủ để bù đắp cho sự suy yếu của giá thực phẩm khác".

Các chuyên gia phân tích tại Citi cho biết thêm: “Những chương trình khuyến mại online vào tháng 6 cũng có thể khiến giá hàng hóa giảm xuống”.

Liệu thị trường Anh có tiếp tục tăng trưởng trong những tuần đầu tiên Đảng Lao động nắm quyền không?

Đồng GBP và chứng khoán Anh đã tăng vào thứ Sáu, với chỉ số đo lường nhóm cổ phiếu mid-cap đạt đỉnh kể từ năm 2022, sau khi chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử của Đảng Lao động khiến nhà đầu tư suy đoán rằng thị trường có thể sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn nữa.

Những động thái này - bao gồm cả việc đồng GBP là đồng tiền duy nhất trong nhóm G10 tăng so với đồng USD trong năm nay - một phần do đà tăng khiêm tốn của tài sản Anh trước cuộc bầu cử, trong khi đó, Thủ tướng mới Sir Keir Starmer được kỳ vọng sẽ mang lại sự ổn định tài chính và cải cách các quy tắc lập kế hoạch.

Chris Forgan, giám đốc đầu tư tại Fidelity International, cho biết: "Vương quốc Anh có thể kỳ vọng một giai đoạn ổn định chính trị lớn hơn sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài trở lại đất nước. Nền kinh tế đang phục hồi sau sự suy thoái vào năm 2023 và triển vọng đang được cải thiện".

Các chuyên gia phân tích cho biết triển vọng tích cực hơn về hoạt động mua bán sáp nhập tại Anh cũng như kỳ vọng rằng chính phủ mới có thể xây dựng mối quan hệ tốt hơn với EU cũng đã thúc đẩy sự lạc quan trên thị trường Anh.

Không giống như các cổ phiếu mid-cap, sức mạnh của đồng GBP có thể là lực cản đối với chỉ số FTSE 100 do các công ty trong FTSE 100 kiếm được lợi nhuận chủ yếu từ nước ngoài.

Trong những năm gần đây, hiệu suất của chứng khoán Anh ảm đạm hơn so với thị trường Hoa Kỳ và châu Âu, tuy nhiên, Dirk Steffen, giám đốc đầu tư của Emea tại Deutsche Bank, cho rằng sự ổn định về chính sách và tăng trưởng theo chu kỳ "sẽ khiến tài sản của Anh đáng được cân nhắc lại".

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

Sự thất vọng ngày càng lớn của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell có thể thúc đẩy một động thái chưa từng có tiền lệ: công bố sớm người kế nhiệm Powell. Mặc dù nhiệm kỳ hiện tại của Powell còn đến tháng 5 năm 2026 mới kết thúc, Trump được cho là có thể đưa ra đề cử từ trước thời hạn.
Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cảnh báo căng thẳng thương mại, bất ổn địa chính trị và nợ công gia tăng đang làm suy yếu khả năng chống chịu của hệ thống tài chính toàn cầu. Tổng giám đốc BIS Agustín Carstens gọi đây là “kỷ nguyên mới của sự bất định”, đe dọa cả trật tự kinh tế lẫn niềm tin vào các thể chế. Báo cáo cũng ghi nhận đồng USD sụt giá mạnh và lo ngại về đà phát triển thiếu kiểm soát của stablecoin.
USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD giảm khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về khả năng Tổng thống Trump can thiệp vào hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang, sau những phát ngôn chỉ trích Chủ tịch Jerome Powell và gợi ý sẽ thay thế ông bằng một nhân vật thân thiện hơn với mục tiêu chính sách của Nhà Trắng, làm dấy lên nghi ngại về tính độc lập và trung lập của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ