Jerome Powell, đi, hay ở lại?

Jerome Powell, đi, hay ở lại?

Anh Tùng, CFA

Anh Tùng, CFA

Senior Analyst

21:29 04/08/2021

Nhiệm kỳ 4 năm của ông Jerome Powell tại chiếc ghế quyền lực nhất Cục dự trữ Liên bang sẽ kết thúc vào tháng 2/2022. Câu chuyện người kế nhiệm vị trí này bắt đầu được thị trường bàn tán xôn xao.

Chủ tịch Powell và bà Brainard
Chủ tịch Powell và bà Brainard

Trong nửa năm nữa, Tổng thống Joe Biden sẽ có quyết định bổ nhiệm vị trí chủ tịch Fed, tuy nhiên ngay từ lúc này các cuộc thảo luận tại Washington cũng như phố Wall đang nóng bỏng hơn bao giờ hết. Tác động của điều này sẽ rất lớn, bởi nhiệm kỳ của Powell sẽ kết thúc vào tháng 2/2022, đây là thời điểm rất có thể Fed đang trong quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ.

relates to Who Will Be Next Fed Chief?

Bảng cân đối kế toán của Fed

Roberto Perli, chuyên gia tại Cornerstone Macro, một cựu nhân viên tại Fed, ủng hộ cho việc Powell sẽ tiếp tục làm việc thêm một nhiệm kỳ nữa: “Điều khiến tôi lo lắng là đây là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, vị trí chủ tịch của Fed được mở ra khi chính sách của Fed không theo một lộ trình rõ ràng. Nếu Powell không ở lại, điều gì sẽ xảy ra? Không ai biết, và điều đó sẽ gây ra sự rung lắc mạnh trên thị trường".

Trong giới chính trị tiến bộ ở Washington, mối quan tâm hoàn toàn khác hẳn. Họ mong muốn tìm đến một vị chủ tịch có thể tăng cường các quy định quản lý đối với các ngân hàng. Elizabeth Warren, một đảng viên Đảng Dân chủ Massachusetts và thành viên của Ủy ban Ngân hàng Thượng viện cho biết: “Chủ tịch Fed có hai công việc. Một là chính sách tiền tệ, thứ 2 là các quy định và luật lệ, điều đó khiến chúng ta được bảo vệ, và nó đòi hỏi sự độc lập của Fed khỏi các tổ chức tài chính lớn, vì vậy đó là một vấn đề quan trọng đối với tôi."

Nếu như Powell buộc phải kết thúc nhiệm kỳ của mình, ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí chủ tịch Fed vào lúc này là Lael Brainard, một thành viên trong hội đồng quản trị của Fed. Bà đã chia sẻ một số quan điểm của mình nếu như được tiếp nhận vị trí này vào thứ 6 tuần trước, bà sẽ “sẵn sàng hơn nhiều” so với Fed trước đây trong việc sử dụng các công cụ điều tiết để cố gắng ngăn chặn chính sách tiền tệ quá nới lỏng có thể gây rủi ro cho sự ổn định tài chính. Bà cũng cho biết về việc phát triển đồng Dollar kỹ thuật số là rất "cấp bách", một sự trái ngược với cách tiếp cận cẩn thận hơn của Powell.

Một điều có thể khiến Biden cân nhắc trong việc thay thế Powell tại vị trí chủ tịch Fed, đó là Thượng viện có khả năng gây khó khăn. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Thom Tillis cho biết: “Các cuộc tranh luận sẽ giành được nhiều sự quan tâm hơn trong Đảng Cộng hòa nếu như Powell bị thay thế."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á

Hoạt động sản xuất tại đa số nền kinh tế châu Á suy giảm trong tháng 4, phản ánh phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp trước tình trạng nhu cầu sụt giảm và bất định thương mại từ chính sách thuế quan cơ sở 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.
Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm

Giới đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ đang tích cực gia tăng vị thế, dự đoán rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ đó buộc Cục Dự trữ Liên bang phải hạ lãi suất điều hành.
6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!

Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.
BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ