Jefferies: Đừng quá lạc quan về đợt tăng giá của đồng yên Nhật

Jefferies: Đừng quá lạc quan về đợt tăng giá của đồng yên Nhật

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

09:03 27/12/2023

Đối với các trader kỳ vọng vào sự tăng giá của đồng yên, Jefferies Group LLC đưa ra cảnh báo: Đừng nên quá lạc quan.

Theo Brad Bechtel, người đứng đầu bộ phận ngoại hối toàn cầu tại Jefferies, JPY đã tăng hơn 6% so với USD từ mức thấp nhất trong tháng 11. Tuy nhiên, nếu lịch sử là một kim chỉ nam thì đợt tăng được dự đoán đã gần kết thúc. Điều này bởi vì khi các nhà đầu tư trở nên quá lạc quan về đồng yên trong năm qua, nó nhanh chóng giảm giá.

Ngày càng nhiều tranh cãi về việc liệu BoJ có từ bỏ chính sách lãi suất âm hay không, trong đó Fed được cho là đã bắt đầu cắt giảm lãi suất chính sách trong quý đầu tiên. Đồng yên suy yếu vào thứ Tư sau khi có bản tóm tắt cuộc họp tháng 12 của BoJ cho thấy ngân hàng này không vội hạn chế các biện pháp kích thích.

Ông Bechtel viết trong một báo cáo nghiên cứu: “Đây dường như là một thị trường đang cố gắng tin tưởng vào một năm 2024 tươi sáng của đồng yên cùng hy vọng về việc cắt giảm lãi suất của Fed và chu kỳ tăng lãi suất của BoJ”.

Theo dữ liệu mới nhất từ CFTC kể từ ngày 19/12, JPY lần đầu tiên tăng giá sau bảy tháng. Khi họ mua JPY từ giữa tháng 1 đến cuối tháng 2, đồng tiền này đã suy yếu 2 % so với USD. Đồng yên cũng mất giá 0.2% khi các nhà đầu tư tiếp tục kỳ vọng vào một đợt tăng giá trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5.

Ông Bechtel viết: Vị thế mua của các nhà đầu tư không đồng nghĩa với việc đà tăng giá của đồng yên sẽ được duy trì.

Đồng yên mất giá 8% so với đồng đô la Mỹ trong năm nay, khiến nó trở thành đồng tiền tệ nhất trong nhóm G10.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!

Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.
BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Thị trường dầu chưa hồi phục sau tháng 4 ảm đạm khi OPEC+ chuẩn bị tăng sản lượng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu chưa hồi phục sau tháng 4 ảm đạm khi OPEC+ chuẩn bị tăng sản lượng

Giá dầu đi ngang sau khi trải qua đợt sụt giảm theo tháng mạnh nhất kể từ năm 2021, trong bối cảnh xuất hiện dấu hiệu cho thấy liên minh OPEC+ dưới sự chỉ đạo của Ả Rập Saudi có thể đang bước vào chu kỳ mở rộng sản lượng kéo dài, làm gia tăng lo ngại về tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại đối với nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ