"Hạn chế các gói cứu trợ": Liệu đây có phải ý tưởng còn thiếu trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ

"Hạn chế các gói cứu trợ": Liệu đây có phải ý tưởng còn thiếu trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

15:15 07/10/2024

Chủ nghĩa dân túy tập trung vào các chính sách kinh tế là một tập hợp các ý tưởng, thường ngẫu nhiên và không hợp lý, được xây dựng để thu hút cử tri đang thất vọng. Những ý tưởng này có thể giúp chính trị gia giành phiếu bầu nhưng lại không có lợi cho nền kinh tế.

Hiện nay, Kamala Harris, ứng cử viên tổng thống Mỹ, hứa hẹn sẽ trợ cấp cho người mua nhà và trừng phạt "những kẻ tăng giá", trong khi đó, đối thủ của bà, Donald Trump, đưa ra những đề xuất như áp thuế toàn cầu và không đánh thuế vào tiền tip. Những khẩu hiệu này có thể thu hút cử tri, nhưng khi thực hiện có thể gây ra nhiều vấn đề về kinh tế.

Có một ý tưởng khá đơn giản nhưng quan trọng mà chưa ai đề cập đến trong chiến dịch: “Không còn cứu trợ nữa!” Việc chính phủ chi hàng trăm tỷ USD vào năm 2008 và hàng nghìn tỷ USD vào năm 2020 để "cứu" các công ty lớn đã làm mất đi sự cạnh tranh và giảm năng suất. Những gói cứu trợ này giống như chính sách “kinh tế nhỏ giọt”, tuyên bố rằng mọi người sẽ được hưởng lợi từ sự hỗ trợ dành cho những người giàu có và có quyền lực, nhưng thực tế chỉ làm tăng cảm giác rằng hệ thống đang thất bại và bất công.

Trong những năm qua, chính phủ Mỹ đã tự tạo nhiều "thói quen xấu", như chi tiêu nhiều hơn trong cả thời kỳ phát triển và khó khăn mà không kiểm soát nợ công. Điều này đã khiến tỷ lệ nợ trên GDP của Hoa Kỳ tăng gấp 4 lần. Để ngăn chặn tình trạng này, chính phủ sẽ phải cắt giảm các quyền lợi phổ biến của tầng lớp trung lưu như an sinh xã hội và Medicare, điều mà không đảng nào dám thực hiện.

Ngược lại, cắt giảm các gói cứu trợ không được lòng công chúng có thể giúp giảm bớt gánh nặng nợ. Những gói cứu trợ này làm chậm sự tăng trưởng năng suất do hỗ trợ cho những công ty yếu kém, từ đó tạo ra nhiều rào cản cho các công ty mới.

Vào năm 2008, chính phủ đã sử dụng tiền thuế của người dân để cứu các ngân hàng lớn, trong khi để hàng chục ngân hàng nhỏ phá sản. Công chúng đã rất tức giận về điều này, buộc Quốc hội phải từ bỏ hình thức cứu trợ đó. Sau đó, trong đại dịch, chính phủ lại bơm tiền vào thị trường tài chính, và hệ thống ngân hàng, dù đang gặp khó khăn hay không.

Đến năm 2023, khi nền kinh tế đang phục hồi, nhưng tổn thất ở hai ngân hàng nhỏ (Silicon Valley và Signature) đã kích hoạt các gói cứu trợ mới, được biện minh bởi nỗi sợ rằng nếu để cho người gửi tiền chịu thiệt hại thì có thể gây ra “một cuộc khủng hoảng như năm 2008”. Các gói cứu trợ ngày càng củng cố niềm tin của nhà đầu tư rằng chính phủ sẽ luôn có mặt để hỗ trợ những khoản đầu tư của họ, điều này khiến họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn, làm cho hệ thống tài chính trở nên mong manh hơn — và đối với các nhà chức trách, việc này biện minh cho các gói cứu trợ ngày càng lớn và nhanh hơn.

Để thay đổi tình hình này, cần phải thiết lập lại kỳ vọng về các gói cứu trợ của nhà nước trước khi cuộc khủng hoảng tiếp theo xảy ra. Các công ty cần hiểu rằng những tổn thất của họ sẽ không được chính phủ bù đắp, để việc chấp nhận rủi ro của họ trở nên hợp lý hơn. Điều này không quá phức tạp, vì văn hóa cứu trợ hiện đại còn khá mới.

Trong 200 năm đầu tiên, Mỹ chỉ triển khai các gói cứu trợ cho các ngân hàng và tập đoàn hai lần, vào những năm 1790 và 1930. Những gói cứu trợ tiếp theo chỉ được thực hiện trong các cuộc khủng hoảng của thập niên 1970, dành cho một số công ty như Penn Central và Chrysler, mặc dù gặp phải sự phản đối gay gắt. Các nhà phê bình đặt câu hỏi tại sao một nền dân chủ lại chỉ chọn cứu giúp một vài công ty lớn.

Gói cứu trợ đầu tiên cho một ngân hàng lớn, Continental Illinois, được triển khai vào năm 1984. Sau thập kỷ đó, gói cứu trợ đầu tiên cho ngành công nghiệp đã được thực hiện, trong cuộc khủng hoảng về tiết kiệm và cho vay, và Chủ tịch Fed Alan Greenspan cũng đã lần đầu tiên cam kết hỗ trợ chính thức cho thị trường tài chính. Đến năm 2008, chi tiêu cứu trợ đã đạt đến mức cực đại.

Thời điểm hiện tại là lúc cần phải làm xu hướng này chậm lại trước khi nó gây ra thêm thiệt hại. Bởi vì các gói cứu trợ đã làm suy yếu sức mạnh của nền kinh tế, chúng nên được thực hiện ít thường xuyên hơn và tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ, những động lực chính tạo ra việc làm. Chính quyền cần phải ổn định các thị trường đang gặp khó khăn, nhưng cũng cần có phải cân bằng.

Ngày càng nhiều gói cứu trợ đang "nuôi dưỡng" những công ty "zombie". Các nhà chức trách nên lưu tâm những lập luận của Walter Bagehot, cha đẻ của ngân hàng trung ương, rằng sự hỗ trợ nên được dùng để giúp các doanh nghiệp có khả năng tồn tại vượt qua "những cơn bão tạm thời", chứ không phải để giúp cho những công ty đang thất bại sống sót mãi mãi.

Giờ đây, chính phủ lo sợ về sự mong manh của hệ thống nên thường chi tiêu quá mức để tránh khủng hoảng. Kết quả là vào năm 2020, quá nhiều cứu trợ đã dẫn đến lạm phát và nợ công tăng cao. Chính vì vậy, cần có một cách tiếp cận thực tế hơn, bắt đầu bằng việc hạn chế cứu trợ của nhà nước.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!

Thị trường vàng tiếp tục chuỗi tăng trưởng ấn tượng trong năm 2025, ghi nhận tháng tăng thứ tư liên tiếp khi tháng 4 khép lại với cột mốc giá mới đối với kim loại quý này. Hợp đồng tương lai tháng 6 đóng cửa ở ngưỡng 3,300.80 USD/ounce, tương đương mức tăng 4.52% (142.70 USD) trong tháng vừa qua.
Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai của chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 đều ghi nhận mức tăng tối thiểu 0.9% trong phiên giao dịch thứ Năm, được thúc đẩy bởi đà tăng giá mạnh mẽ của Microsoft. và Meta Platforms sau khi công bố kết quả kinh doanh vượt trội. Microsoft báo cáo doanh thu vượt dự báo, trong khi Meta cũng vượt ước tính doanh thu của giới phân tích, cho thấy nhu cầu người dùng vẫn chưa bị ảnh hưởng đáng kể bởi các biện pháp thuế quan.
Suy giảm GDP: Không đáng lo ngại như vẻ bề ngoài!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Suy giảm GDP: Không đáng lo ngại như vẻ bề ngoài!

Nền kinh tế Hoa Kỳ đã suy giảm với tốc độ 0.3% trong quý I, thấp hơn nhẹ so với dự báo của các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg. Xét trên phương diện tổng thể, các chỉ số kinh tế cho thấy nền kinh tế không ở vị thế thuận lợi để Nhà Trắng tiếp tục theo đuổi cuộc chiến thương mại toàn cầu mang tính tự hại, vốn sẽ gây tổn thương cho cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn cơ hội để điều chỉnh tình hình, và điều này không đồng nghĩa với việc một cuộc suy thoái là không thể tránh khỏi.
Hàng hoá nông nghiệp có phải là nơi trú ẩn cuối cùng trong thời kỳ bất ổn?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Hàng hoá nông nghiệp có phải là nơi trú ẩn cuối cùng trong thời kỳ bất ổn?

Đây là thời điểm khó khăn để nắm giữ các loại tài sản truyền thống. Cổ phiếu biến động mạnh, lợi suất trái phiếu thì dao động thất thường, giá vàng đang gặp hiện tượng quá mua. Vậy hàng hoá (không phải vàng) có phải là nơi trú ẩn an toàn? Là một công cụ phòng ngừa rủi ro? Hay là kênh đa dạng hóa?
Tại sao cổ phiếu và trái phiếu lại di chuyển cùng chiều trong những ngày qua?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tại sao cổ phiếu và trái phiếu lại di chuyển cùng chiều trong những ngày qua?

Trong sáu phiên giao dịch gần đây, giá cổ phiếu và giá trái phiếu đều tăng. Chỉ số S&P 500 tăng khoảng 9%, lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 25 điểm cơ bản. Trên danh nghĩa, đây là tin tốt với một danh mục đầu tư đa dạng điển hình: cả hai phần tài sản đều sinh lời. Nhưng đồng thời điều này cũng có phần đáng ngại.
Cố vấn kinh tế của Trump thất bại trong việc trấn an giới đầu tư trái phiếu giữa làn sóng lo ngại về thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cố vấn kinh tế của Trump thất bại trong việc trấn an giới đầu tư trái phiếu giữa làn sóng lo ngại về thuế quan

Stephen Miran, cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump, gặp gỡ các nhà đầu tư lớn để trấn an về các chính sách thuế quan, nhưng gặp khó khăn trong việc thuyết phục họ. Các nhà đầu tư bày tỏ sự thất vọng, cho rằng các quan điểm của ông về thuế quan và thị trường thiếu logic và không đủ thuyết phục. Dù vậy, Miran vẫn kiên trì bảo vệ các chính sách của chính quyền, đặc biệt là tác động của thuế quan đối với đối tác thương mại của Mỹ.
Hedge fund quay lưng với cổ phiếu Mỹ giữa cơn bão chính sách
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Hedge fund quay lưng với cổ phiếu Mỹ giữa cơn bão chính sách

Nhiều quỹ đầu cơ đang tăng cường đặt cược vào việc bán khống cổ phiếu Mỹ, bất chấp đà phục hồi gần đây của thị trường. Nguyên nhân là môi trường chính sách bất ổn và lo ngại tăng trưởng kinh tế suy yếu chưa được phản ánh đầy đủ vào giá. Trong khi đó, các khoản đầu tư vào châu Âu, Nhật Bản và thị trường mới nổi đang thu hút sự quan tâm nhiều hơn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ