Giá vàng hôm nay ngày 10/12: Vàng thế giới bất ngờ sụt giảm, vàng SJC xuống dưới mức 55 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay ngày 10/12: Vàng thế giới bất ngờ sụt giảm, vàng SJC xuống dưới mức 55 triệu đồng/lượng

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

09:18 10/12/2020

Giá vàng thế giới ngày hôm qua bất ngờ giảm mạnh do USD hồi phục và lợi suất TPCP Mỹ tăng cao. Các cuộc đàm phán về gói kích thích tài khóa tại Mỹ vẫn bế tắc và số ca nhiễm Covid-19 vẫn rất cao đã thúc đẩy tâm lý "risk-off", hỗ trợ USD.

Giá vàng trong nước:

Theo Eximbank, tính đến 09:00 sáng ngày 10/12:

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 2 ký tự chữ và 1-2-5 chỉ):

  • Mua vào: 5,445,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,495,000 VND/chỉ.

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 1 ký tự chữ):

  • Mua vào: 5,431,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,495,000 VND/chỉ.

Giá vàng thế giới:

Giá vàng thế giới ngày hôm qua bất ngờ giảm mạnh do USD hồi phục và lợi suất TPCP Mỹ tăng cao. Vàng đã giảm liên tục khi bắt đầu phiên giao dịch hôm qua, từ trên mức $1,870 có lúc xuống $1,825. Đà tăng giá của USD gần đây có lẽ do gói kích thích tài khóa tại Mỹ không có nhiều tiến triển và quy mô không lớn như kỳ vọng cũng như các ngân hàng lớn hạn chế cho vay USD dịp cuối năm.

Tính đến 08:20 sáng ngày 10/12, giá vàng thế giới giao ngay đang được giao dịch quanh mốc $1,836/oz.

Giá xăng dầu trong nước:

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15:00 ngày 26/11

Sáng 26/11, giá xăng trong nước được Petrolimex niêm yết dao động ở mức từ 11,430 - 17,340 VND/lít ở vùng 1, từ 11,650 - 17,680 VND/lít ở vùng 2. Bên cạnh giá xăng, giá dầu hỏa vùng 1 là 10,130 VND/lít và vùng 2 là 10,330 VND/lít.

Giá dầu thế giới:

Ngày hôm qua, dữ liệu tồn kho dầu thô của Mỹ cho thấy lượng tồn kho đạt 15.189 triệu thùng so với mức dự báo giảm 1.035 triệu thùng. Giá dầu WTI ngay lập tức giảm khoảng $1 sau khi đã tăng lên trên $46 trước đó và hiện tại ổn định quanh vùng $45.7. Mặc dù dữ liệu tồn kho dầu thô là rất tiêu cực cho giá dầu, cả dầu WTI và Brent đều đứng vững. Tuy vậy, các yếu tố như sự bùng phát của Covid-19, các biện pháp hạn chế và đồng USD hồi phục sẽ cản trở đà tăng của dầu thô trong ngắn hạn.   

Tính đến 08:30 sáng ngày 10/12, giá dầu thô WTI Futures giao tháng gần nhất giao dịch ở mức $45.77/thùng, tăng 0.57%

Trong khi đó, giá dầu Brent Futures giao tháng gần nhất tăng 0.06% lên mức $49.09/thùng.

Chứng khoán trong nước và quốc tế:

Chứng khoán trong nước ngày hôm qua đã tăng từ phiên sáng và đóng cửa tại gần mức 1,040. VN Index tiếp tục thể hiện hiệu suất vượt trội giai đoạn gần đây so với các chỉ số khác trên thế giới, khi liên tục tăng bất chấp chứng khoán toàn cầu giảm. Chỉ số đã bứt pha kháng cự 1,030 và có lẽ 1,050 chỉ là vấn đề thời gian. Khối ngoại cũng đã quay trở lại và thanh khoản tiếp tục tăng so với phiên ngày 8/12.

VN Index: 1,039.13 (tăng 0.4%)

Thị trường chứng khoán thế giới hôm qua diễn biến trái chiều, với chứng khoán Mỹ suy yếu trong khi chứng khoán châu Á và châu Âu đồng loạt tăng. Tại lục địa già, cuộc đàm thoại của thủ tướng Anh Johnson và chủ tịch hồi đồng châu Âu EC kết thúc với nhiều đột phá, hai bên đã đồng ý tiếp tục đàm phán trong những ngày tiếp theo. Sự bế tắc trong gói kích thích tài khóa tại Mỹ có lẽ là nguyên nhân chính khiến S&P500 và Dowjones sụt giảm, chỉ số Nasdaq100 vừa có đợt sụt giảm lớn nhất trong vòng 1 tháng. Chứng khoán châu Á sáng nay cũng bị ảnh hưởng bởi diễn biến tại nước Mỹ, NIKKEI225 giảm 0.35% xuống 26,722.77 . 

Dowjones: 30,068.82 (giảm 0.35%)

S&P500: 3,672.83 (giảm 0.79%)

Nasdaq: 12, 339.0 (giảm 1.94%)

DAX: 13,340.260 (tăng 0.47%)

Stoxx 50: 3,529.0 (tăng 0.09%)

NIKKEI 225: 26,722.77 (giảm 0.35%)

Ngoại tệ (tham khảo tỷ giá VCB cập nhật lúc 08:30 sáng ngày 10/12):

Sau khi hồi phục ngày hôm qua, đồng GBP tiếp tục suy yếu vào sáng nay do sự không chắc chắn xoay quanh Brexit. Cuộc họp của ECB sẽ diễn ra vào tối nay cùng với đó là hội nghị thượng đỉnh châu Âu. Ngân hàng trung ương châu Âu ECB dự kiến ​​sẽ mở rộng chương trình mua tài sản khẩn cấp (PEPP) trị giá 1.35 tỷ euro thêm 500 tỷ euro nữa và duy trì lãi suất âm. Các cuộc đàm phán về Brexit có lẽ sẽ kéo dài đến cuối tuần và quyết định vận mệnh đồng GBP.

USD/VND: 23,010.00 - 23,220.00 (không đổi)

EUR/VND: 27,514.58 - 28,628.73 (giảm 69 đồng)

GBP/VND: 30,470.54 - 31,425.74 (tăng 16 đồng)

JPY/VND: 216.58 - 225.58 (giảm 0.28 đồng)

CHF/VND: 25,616.65 - 26,419.69 (giảm 21 đồng)

AUD/VND: 16,954.65 - 17,486.15 (tăng 68 đồng)

CAD/VND: 17,777.51 - 18,334.81 (không đổi)

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phố Wall lập đỉnh mới nhờ kỳ vọng thương mại và chính sách tiền tệ, nhưng rủi ro vẫn rình rập

Phố Wall lập đỉnh mới nhờ kỳ vọng thương mại và chính sách tiền tệ, nhưng rủi ro vẫn rình rập

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục nhờ kỳ vọng về thỏa thuận thương mại và khả năng Fed cắt giảm lãi suất, bất chấp lo ngại về thâm hụt ngân sách và bất ổn chính sách. Nhà đầu tư vẫn tỏ ra lạc quan trong ngắn hạn, nhưng một số chuyên gia cảnh báo thị trường có thể đã "quá phấn khích".
Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn

Trung Quốc đang mở rộng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vượt ra ngoài danh sách đất hiếm và nam châm chính thức, gây gián đoạn sâu rộng hơn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù Bắc Kinh và Washington đã đạt thỏa thuận nhằm thúc đẩy vận chuyển đất hiếm, nhiều lô hàng vẫn bị giữ lại do yêu cầu kiểm tra và phân tích bổ sung từ hải quan Trung Quốc.
Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump

Khi thời hạn ký kết thỏa thuận thương mại giữa EU và Mỹ đang cận kề, căng thẳng không chỉ đến từ lập trường cứng rắn của Tổng thống Donald Trump mà còn từ chính nội bộ Liên minh châu Âu. Nghị viện châu Âu ngày càng thể hiện rõ vai trò giám sát, lo ngại Ủy ban châu Âu có thể đưa ra những nhượng bộ mờ ám – đặc biệt là trong việc thực thi Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số, điểm nóng trong đàm phán. Trước sức ép từ cả hai phía, các nhà lập pháp EU đang cảnh báo không được để luật pháp châu Âu trở thành “vật trao đổi” trong bàn cờ thương mại xuyên Đại Tây Dương.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ