Fed "giúp" đồng Nhân dân tệ tăng giá trong bối cảnh triển vọng kinh tế Trung Quốc xấu đi

Fed "giúp" đồng Nhân dân tệ tăng giá trong bối cảnh triển vọng kinh tế Trung Quốc xấu đi

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:11 04/09/2024

Sau một vài năm khó khăn, các đồng tiền châu Á đột nhiên lại trở nên hấp dẫn. Nhưng sự lạc quan này phụ thuộc vào những ngôn từ và động thái ở nơi xa.

Xu hướng của thị trường toàn cầu được dẫn dắt chủ yếu bởi Mỹ. Hiện tại, điều đó có nghĩa là Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất. Trung Quốc, vốn được coi là động lực của châu Á, đang có triển vọng kinh tế xấu đi, mặc dù đồng Nhân dân tệ của nước này đang được nâng lên nhờ làn sóng từ Washington. Sẽ là thiếu thận trọng nếu quá lạc quan về triển vọng thị trường ngoại hối của châu Á mà không hiểu được nguồn gốc của sự tích cực này.

Triển vọng nới lỏng chính sách của Fed, ngân hàng trung ương quyền lực nhất và là người bảo vệ đồng USD, đã đè nặng lên đồng bạc xanh - khiến các đồng tiền khác tăng giá. Sự phục hồi của đồng Yên, được thúc đẩy thêm từ đợt tăng lãi suất bất ngờ gần đây, đã thu hút được nhiều sự chú ý nhất. Điều đó có vẻ công bằng do đồng tiền của Nhật Bản đã từng bị "vùi dập" rất nhiều. Đồng baht Thái và đồng rupiah của Indonesia đã chứng khiến đà tăng mạnh mẽ. Ngay cả đồng ringgit - vốn không được nhiều nhà giao dịch ưa thích, khiến các quan chức ở Kuala Lumpur thất vọng - cũng đang tăng vọt. Mặt khác, đồng franc Thụy Sĩ và đồng bảng Anh được đánh giá tích cực hơn. Nhưng có một câu chuyện còn hấp dẫn hơn nữa: đồng Nhân dân tệ.

Đà tăng của đồng Nhân dân tệ là một tín hiệu tích cực đối với Bắc Kinh, thậm chí ngân hàng trung ương còn rút khỏi một biện pháp hỗ trợ quan trọng. Đồng Nhân dân tệ đã phục hồi phần lớn đà giảm so với đồng USD trong năm nay. Sự thay đổi đáng chú ý đến mức cơ quan quản lý ngoại hối đã chuyển từ nỗ lực đặt mức sàn cho đồng Nhân dân tệ sang lo lắng về việc liệu đồng tiền này có tăng quá cao, quá nhanh hay không. Sự can thiệp chính thức vào thị trường ngoại hối không phải là điều gì mới mẻ hay độc đáo đối với Trung Quốc. Tokyo đã can thiệp nhiều lần trong năm nay để ngăn chặn sự suy giảm của đồng Yên và trong nhiều thập kỷ đã tìm cách hạn chế vấn đề ngược lại, đó là sức mạnh của đồng tiền này.

Trong khi chính phủ Trung Quốc đã chấm dứt chế độ neo tỷ giá đồng nội tệ với đồng bạc xanh vào năm 2005 và dần dần cho phép những biến động lớn hơn hàng ngày, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với đồng Nhân dân tệ bằng việc ấn định tỷ giá tham chiếu hàng ngày. Trong năm qua, việc ấn định tỷ giá tập trung vào làm sao để hạn chế sự mất giá của đồng Nhân dân tệ, mặc dù không ngăn chặn hoàn toàn. Động thái bán USD của các ngân hàng được nhà nước hậu thuẫn là một cách khác. Vào cuối tháng trước, mọi thứ đã thay đổi: Theo Bloomberg News, PBOC bắt đầu ấn định mức tỷ giá cố định hàng ngày phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Với một số đợt cắt giảm lãi suất dự kiến của Fed trong năm nay, thật dễ hiểu khi các nhà giao dịch có xu hướng ủng hộ đồng Nhân dân tệ.

Điều đáng chú ý hơn là sự bùng nổ này đang diễn ra khi triển vọng kinh tế của Trung Quốc trở nên bi quan hơn. Hoạt động của nhà máy đã thu hẹp tháng thứ tư liên tiếp vào tháng 8, theo dữ liệu được công bố vào thứ Bảy. Những khó khăn của thị trường bất động sản nhà ở vẫn đang là tâm điểm chú ý, báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của China Vanke - một nhà phát triển lớn - ghi nhận khoản lỗ lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ. UBS Group AG gần đây đã hạ ước tính tăng trưởng trong năm nay xuống còn 4.6%, thấp hơn so với dự đoán trước đó là 4.9%.

Những con số này cho thấy niềm tin rằng chính phủ sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5% trong năm nay đã giảm sút. Có lẽ Trung Quốc nên cân nhắc loại bỏ các mục tiêu số như vậy; chúng tạo ra một chuẩn mực đôi khi không thực tế để đo lường nền kinh tế. Không nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đang phải trải qua một giai đoạn khó khăn.

Liệu có quá đơn giản khi "đổ lỗi" cho Fed về sự phục hồi khiêm tốn của đồng Nhân dân tệ và sự phục hồi chung của khu vực? Hầu hết các bình luận đều nhắm vào bài phát biểu của Chủ tịch Jerome Powell tại Jackson Hole vào cuối tháng trước khi ông nói rằng đã đến lúc cắt giảm lãi suất. (Một nhà đầu cơ đồng Yên nổi tiếng, Macquarie Group, cho biết đà tăng của đồng Yên phần lớn là do Jackson Hole.) Một sự kiện khác của Fed có thể không được chú ý: Vào ngày 31 tháng 7, khi kết thúc cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang, tuyên bố của ngân hàng trung ương - và Powell, tại cuộc họp báo của ông - đã không làm dấy lên nhiều nghi ngờ rằng việc cắt giảm lãi suất đang đến gần. Có thể nói, đây chính là bước ngoặt lớn.

Trung Quốc từ lâu đã tìm cách vừa hạn chế phe bán khống đồng Nhân dân tệ vừa thúc đẩy việc sử dụng đồng Nhân dân tệ như một loại tiền tệ toàn cầu. Thật trớ trêu khi chỉ cần một vài ngôn từ của Fed là có thể đạt được mục tiêu đầu tiên. Điều này cho thấy Trung Quốc còn lâu mới thành công trong chiến dịch làm suy yếu sự thống trị của đồng USD.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Thị trường dầu chưa hồi phục sau tháng 4 ảm đạm khi OPEC+ chuẩn bị tăng sản lượng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu chưa hồi phục sau tháng 4 ảm đạm khi OPEC+ chuẩn bị tăng sản lượng

Giá dầu đi ngang sau khi trải qua đợt sụt giảm theo tháng mạnh nhất kể từ năm 2021, trong bối cảnh xuất hiện dấu hiệu cho thấy liên minh OPEC+ dưới sự chỉ đạo của Ả Rập Saudi có thể đang bước vào chu kỳ mở rộng sản lượng kéo dài, làm gia tăng lo ngại về tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại đối với nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!

Thị trường vàng tiếp tục chuỗi tăng trưởng ấn tượng trong năm 2025, ghi nhận tháng tăng thứ tư liên tiếp khi tháng 4 khép lại với cột mốc giá mới đối với kim loại quý này. Hợp đồng tương lai tháng 6 đóng cửa ở ngưỡng 3,300.80 USD/ounce, tương đương mức tăng 4.52% (142.70 USD) trong tháng vừa qua.
Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai của chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 đều ghi nhận mức tăng tối thiểu 0.9% trong phiên giao dịch thứ Năm, được thúc đẩy bởi đà tăng giá mạnh mẽ của Microsoft. và Meta Platforms sau khi công bố kết quả kinh doanh vượt trội. Microsoft báo cáo doanh thu vượt dự báo, trong khi Meta cũng vượt ước tính doanh thu của giới phân tích, cho thấy nhu cầu người dùng vẫn chưa bị ảnh hưởng đáng kể bởi các biện pháp thuế quan.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ