Dòng vốn FDI của Trung Quốc đạt mức thấp nhất trong nhiều năm

Dòng vốn FDI của Trung Quốc đạt mức thấp nhất trong nhiều năm

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

10:51 11/01/2024

Nền kinh tế Trung Quốc đã "giương cờ đỏ" vào năm 2023 và hiện các nhà đầu tư nước ngoài đang mất niềm tin vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Pallavi Rao của Visual Capitalist cho biết dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đạt mức thấp nhất trong nhiều năm, theo dữ liệu từ Cục Quản lý Ngoại hối Trung Quốc (SAFE) do Viện Kinh tế Quốc tế Peterson tổng hợp.

Bên cạnh nền kinh tế đang chậm lại trên diện rộng, phân tích của Viện Peterson nêu bật những lý do chính khác khiến dòng vốn FDI giảm đáng kể trong năm nay.

Thứ nhất, căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc đang khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan ngại và hạn chế đầu tư vào các công ty có trụ sở tại Mỹ và chi nhánh ở Trung Quốc.

Thứ hai, việc đóng cửa các công ty thẩm định cùng với luật an ninh quốc gia mới nhằm hạn chế luồng dữ liệu xuyên biên giới đã khiến nhà đầu tư nước ngoài không "mạo hiểm lớn".

Trong khi đó, dòng vốn FDI tăng đột biến từ năm 2018 đến năm 2021 cho thấy sự thành công của các công ty Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên, các cuộc đàn áp từ cả cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc và Hoa Kỳ vào năm 2022 đã khiến con số này bị chậm lại. Mặc dù các hạn chế đã được gỡ bỏ nhưng nó vẫn chưa thể hoàn toàn phục hồi.

So sánh của Viện Peterson về tổng và dòng FDI ròng cho thấy sự thiếu hụt gần 100 tỷ USD, điều đó có nghĩa là các công ty nước ngoài đang rút vốn khỏi các khoản đầu tư vào Trung Quốc của họ.

Sự suy giảm này hiện đang có tác động lan tỏa khắp khu vực, đối với các nền kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan, những nền kinh tế có lĩnh vực xuất khẩu phụ thuộc vào nhu cầu đáng kể của Trung Quốc. Các quốc gia ở châu Phi cận Sahara cũng sẽ gặp khó khăn khi hoạt động cho vay của Trung Quốc tiếp tục giảm, vượt qua mức thấp nhất trong hai thập kỷ.

Trong khi đó, tăng trưởng của Trung Quốc đóng góp tới 1/3 tăng trưởng kinh tế thế giới, điều đó có nghĩa là nền kinh tế toàn cầu sẽ không đạt được mức tăng trưởng được dự báo năm ngoái khi các nhà kinh tế có cái nhìn lạc quan về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan sẽ tồi tệ, nhưng sẽ không gây ra suy thoái
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thuế quan sẽ tồi tệ, nhưng sẽ không gây ra suy thoái

Thị trường đang kỳ vọng vào sự yên ổn thuế quan để ổn định, nhưng thực tế là thuế quan dù không gây suy thoái ngay lập tức, vẫn âm thầm làm suy yếu nền kinh tế Mỹ. Với ảnh hưởng kéo dài đến cạnh tranh và đổi mới, thuế quan là một chính sách tồi, và sự im lặng của giới kinh tế sẽ chỉ làm trầm trọng thêm hậu quả về lâu dài.
Putin và Tập củng cố liên minh Nga - Trung, thách thức trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Putin và Tập củng cố liên minh Nga - Trung, thách thức trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu

Putin và Tập Cận Bình gặp nhau tại Moscow, tái khẳng định quan hệ đối tác chiến lược và cùng thách thức trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu. Hai bên thảo luận về hợp tác kinh tế, năng lượng và các vấn đề toàn cầu như chiến tranh, BRICS và G20. Thương mại Nga - Trung đạt kỷ lục 245 tỷ USD trong năm 2024 giữa bối cảnh phương Tây trừng phạt Moscow.
Bắc Kinh yêu cầu Washington hủy thuế trước thềm đàm phán
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh yêu cầu Washington hủy thuế trước thềm đàm phán

Trung Quốc tái khẳng định Mỹ cần dỡ bỏ thuế quan đơn phương để mở đường cho các cuộc đàm phán thương mại sắp tới. Trong khi đó, Tổng thống Trump tuyên bố chưa sẵn sàng giảm thuế, cho thấy lập trường cứng rắn từ cả hai phía. Cuộc gặp tại Thụy Sĩ vào cuối tuần có thể hé lộ khả năng tháo gỡ căng thẳng.
Suy thoái toàn cầu: Đâu là tín hiệu thật giữa cơn hỗn loạn mà Trump mang lại?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Suy thoái toàn cầu: Đâu là tín hiệu thật giữa cơn hỗn loạn mà Trump mang lại?

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu nín thở trước những bất ổn chính sách, nỗi lo về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đã quay trở lại và nhanh chóng chiếm vị trí hàng đầu trong danh sách lo ngại của giới đầu tư. Tuy nhiên, dữ liệu kinh tế và các chỉ báo tài chính then chốt lại đang phát đi những tín hiệu không hoàn toàn nhất quán, khiến việc định hình viễn cảnh kinh tế trở nên phức tạp hơn.
Đổi mới công nghệ quốc phòng có thể giúp châu Âu tiết kiệm hàng tỷ Euro trong cuộc chạy đua vũ trang mới
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đổi mới công nghệ quốc phòng có thể giúp châu Âu tiết kiệm hàng tỷ Euro trong cuộc chạy đua vũ trang mới

Châu Âu hiện đang đối diện với một bài toán chi tiêu quân sự đầy thách thức. Trước viễn cảnh Hoa Kỳ có thể rút quân khỏi khu vực và mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Nga, các cường quốc lớn như Đức và Vương quốc Anh đang lên kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng vượt mức 3% GDP.
Tiktok hay quốc phòng: Châu Âu đứng trước bài toán phân bổ nguồn năng lượng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Tiktok hay quốc phòng: Châu Âu đứng trước bài toán phân bổ nguồn năng lượng

Từng được xem là nguồn lực dồi dào và ít liên quan đến chính trị, điện năng tại châu Âu giờ đây lại trở thành tâm điểm của một loạt xung đột phức tạp – từ tranh giành giữa các tập đoàn công nghệ và công ty quốc phòng, đến mâu thuẫn giữa mục tiêu giảm phát thải và quyền lợi của cộng đồng bản địa.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ